Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98
Những phần mềm kiểm tra nguồn máy tính sẽ là công cụ hữu ích giúp người dùng dễ dàng nắm bắt các thông tin liên quan đến nguồn máy tính. Trong bài viết dưới đây sẽ chia sẻ danh sách tổng hợp những phần mềm kiểm tra công suất nguồn máy tính được sử dụng phổ biến nhất năm 2020 với độ chính xác tin cậy cao.
TOP 9+ phần mềm kiểm tra nguồn máy tính chính xác nhất
1. Phần mềm CPU-Z
Phần mềm CPU-Z là một trong những lựa chọn phổ biến khi kiểm tra nguồn máy tính bằng phần mềm.
Người dùng có thể tải và sử dụng công cụ CPU-Z hoàn toàn miễn phí để nắm chi tiết các thông số về CPU, RAM, Mainboard, card đồ họa VGA cũng như các thông tin kiểm tra bộ nguồn máy tính khác mà không cần tháo vỏ phức tạp.
- Xem thêm: Thủ thuật kiểm tra bus RAM bằng CPUZ đầy đủ từ A đến Z
2. Phần mềm Core Temp
Chức năng chính của phần mềm Core Temp đúng với tên gọi của nó, chính là một công cụ kiểm tra và theo dõi nhiệt độ CPU vô cùng tiện lợi.
Với cách kiểm tra nguồn laptop bằng phần mềm Core Temp, người dùng có thể nắm bắt được thông tin chi tiết về mức tiêu thụ năng lượng cũng như nhiệt độ CPU hiện tại. Mục đích của việc kiểm tra nhằm đảm bảo bộ nguồn CPU của bạn vẫn trong tình trạng tốt và tránh những rắc rối không cần thiết.
3. Phần mềm GPU-Z
Nếu như phần mềm CPU-Z chuyên dùng để kiểm tra bộ nguồn máy tính thì GPU-Z lại là phần mềm giúp xem thông tin về card đồ họa màn hình.
Nếu máy tính bạn đang sử dụng card đồ họa tích hợp thì GPU-Z sẽ cho biết thông tin chi tiết của hầu hết các chi tiết cấu hình đồ họa trên máy.
4. Phần mềm Furmark
Nếu máy tính của bạn đang gặp vấn đề liên quan đến đến lỗi card màn hình VGA như chơi game bị giật lag, màn hình xuất hiện điểm chết hoặc thường xuyên bị giật, lag thì không nên bỏ qua phần mềm Furmark vô cùng hữu ích.
Với sự hỗ trợ của Furmark, sẽ cung cấp đầy đủ các tính năng giúp kiểm tra và tối ưu công suất VGA lên tới 100% để kiểm tra xem VGA có bị quá nóng hay không.
>> Tham khảo: Khắc phục laptop bị nóng đơn giản và hiệu quả
5. Phần mềm 3D Mark
Nếu bạn đang phân vân tìm cách kiểm tra nguồn máy tính bao nhiêu W mà không muốn tháo tung bộ nguồn để xem thông tin thì có thể thử nghiệm ngay phần mềm 3DMark chuyên chấm điểm hiệu năng tổng thể hệ thống.
3DMark giúp người dùng kiểm tra nhanh hiệu suất của laptop hoặc máy tính PC hoàn toàn miễn phí và cho kết quả với độ chính xác cao.
6. Phần mềm FRAPS
Với nhiều game thủ chắc không còn quá xa lạ với phần mềm FRAPS chuyên dùng để đo số lượng khung hình trên mỗi giây dành cho game hoặc bất kỳ ứng dụng nào đang sử dụng trên máy tính.
Đồng thời phần mềm cũng cho phép phân phối việc chụp và ghi lại những thao tác đã diễn ra trên màn hình máy tính và tính chỉ số FPS trung bình trong một khoảng thời gian hoạt động nhất định.
7. Phần mềm AMD Catalyst Control Center
Bên cạnh việc kiểm tra các chi tiết CPU trong bộ nguồn máy tính, phần mềm AMD Catalyst Control Center còn hoàn toàn tương thích với các card đồ họa cung cấp bởi hãng AMD.
AMD Catalyst Control Center vừa hỗ trợ kiểm tra, vừa cho phép người dùng có thể điều chỉnh tốc độ quạt gió và tùy chỉnh các chế độ làm mát hoặc cấp nguồn cho card đồ họa trên máy tính thông qua chức năng AMD OverDrive.
8. Phần mềm Prime95
Tương tự Furmark, phần mềm Prime95 cũng cho phép kiểm tra nhanh độ ổn định của CPU máy tính, đặc biệt trong quá trình ép xung CPU. Phần mềm cho phép đẩy công suất hoạt động của CPU lên 100% để kiểm tra lỗi.
Trong quá trình sử dụng máy tính, nếu bạn thường xuyên gặp lỗi màn hình xanh mà không rõ nguyên nhân thì có thể thử kiểm tra lỗi CPU bằng phần mềm Prime95 đơn giản.
9. Phần mềm EVGA Precision X
Phần mềm kiểm tra nguồn máy tính Precision X được EVGA được phát triển dành riêng cho card đồ họa của hãng Nvidia. Với công cụ này, người dùng có thể kiểm tra nhanh tốc độ xung nhịp GPU, nhiệt độ hoạt động cũng như điều chỉnh tốc độ quạt gió.
Công cụ này còn hỗ trợ ép xung card đồ họa bằng phương pháp dẫn các thanh trượt từ giữa màn hình, tuy nhiên tính năng này cũng không được các chuyên gia khuyên dùng vì có thể dẫn đến sự cố nếu không hiểu biết về việc ép xung.
Như vậy trên đây là toàn bộ danh sách những phần mềm kiểm tra nguồn máy tính miễn phí và hiệu quả, rất đáng để trải nghiệm và giúp đảm bảo duy trì hoạt động tốt nhất trên thiết bị.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Hướng dẫn phân biệt VGA và HDMI: Nên sử dụng cổng HDMI hay VGA?
- Cách test tốc độ SSD bằng phần mềm kiểm tra sức khỏe ổ cứng SSD
- Bỏ túi 4 cách kiểm tra tốc độ xử lý máy tính CPU siêu nhanh
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Các cách khôi phục file đã xóa vĩnh viễn trong thùng rác thành công
- Mẫu trả lời thư mời nhận việc chuẩn, ứng viên cần biết
- phần mềm giả lập gamepad xbox 360 dành cho gamepad tàu – Camera Plus
- Cách Mở Laptop Không Cần Nút Nguồn – Bằng Phím Và Chuột
- Full bộ ảnh á hậu Thư Dung Tuyệt Tình Cốc Đà Lạt nude 100%