Warning: Constant WP_MEMORY_LIMIT already defined in /home/caocap/public_html/wp-config.php on line 103
Hướng dẫn vẽ phối cảnh 01 điểm tụ - Thư viện nhiếp ảnh sản phẩm, quảng cáo Chimkudo - Friend.com.vn

Hướng dẫn vẽ phối cảnh 01 điểm tụ – Thư viện nhiếp ảnh sản phẩm, quảng cáo Chimkudo

Bài viết này sẽ thông qua mọi kiến thức mà bạn đọc cần biết để bắt đầu tập vẽ phối cảnh một điểm tụ, bao gồm hướng dẫn từng bước, các bài luyện tập, các kiến thức thêm và video hướng dẫn. Nội dung trong bài viết phù hợp với học sinh cấp 2 và cấp 3, cũng như với bất kỳ ai muốn học vẽ phối cảnh. Nội dung được xây dựng cho những người không có kinh nghiệm với kỹ thuật vẽ phối cảnh, bắt đầu từ những khái niệm căn bản rồi đi dần đến những hình khối ba chiều phức tạp hơn.

KHÁI NIỆM MỘT ĐIỂM NHÌN

Trang friend.com.vn định nghĩa cụm từ “one point perspective” (một điểm tụ) như sau:

… Một hệ thống quy tắc toán học để minh họa những vật khối và không gian ba chiều trên một mặt phẳng hai chiều thông qua những đường thẳng ngang và dọc giao nhau cùng xuất phát từ một điểm nằm trên đường chân trời…

Định nghĩa trên đọc qua thì có vẻ phức tạp, tuy nhiên bản chất của nó thì lại khá là đơn giản. Phối cảnh một điểm tụ mô tả sự vật càng ngày càng nhỏ dần khi nằm càng xa điểm nhìn và thu về hướng một điểm tụ nằm trên đường chân trời. Đây là một phương pháp vẽ những không gian ba chiều trên một mặt phẳng hai chiều sao cho có được hình ảnh chân thực và có chiều sâu.

Phối cảnh một điểm tụ thường được sử dụng trong những trường hợp đối tượng đang được nhìn thẳng trực tiếp (ví dụ như nhìn thẳng vào một khối hình lập phương hoặc bức tường của một tòa nhà) hoặc nhìn xuôi về hướng đi của một vật dài như mặt đường hoặc đường ray tàu hỏa. Phương pháp vẽ này rất phổ biến với giới kiến trúc sư và họa sĩ minh họa, nhất là khi vẽ kết cấu nội thất của một căn phòng. Nếu bạn cần vẽ một vật từ một góc nhìn không trực tiếp hoặc góc nhìn cạnh của vật đó, phương pháp phối cảnh hai điểm tụ có thể sẽ hợp lý hơn.

CÁC QUY LUẬT VỀ GÓC NHÌN: HÌNH DÁNG THẬT, ĐIỂM TỤ VÀ ĐƯỜNG CHÂN TRỜI

Theo quy tắc một điểm tụ, các mặt phẳng đối diện với người nhìn sẽ mang hình dáng thật của nó mà không bị bóp méo. Các mặt phẳng này sẽ được minh họa chủ yếu bằng những đường ngang và dọc như được thấy ở hình bên dưới:

Cạnh của bồn tắm, khung cửa sổ và những mặt phẳng đối diện góc nhìn khác đều mang hình dáng thật là những ô hình chữ nhật với các cạnh song song viền ảnh.

Những mặt phẳng hướng khỏi góc nhìn thì sẽ quy về một điểm tụ, trong tiếng anh gọi là “vanishing point”. Điểm tụ này có vị trí ngay trước mắt người nhìn, nằm trên một đường chân trời như được minh họa ở hình bên dưới:

Những mặt tường có hướng về phía trước của tòa nhà này đều hướng về một điểm tụ. Vị trí của điểm tụ cho thấy rằng nhiếp ảnh gia chụp bức ảnh trên đang quỳ xuống để có điểm nhìn thấp hơn.

Bạn có thể dễ dàng nhìn những bức ảnh chụp để xác định điểm tụ, đường chân trời và hình dáng thật của các đối tượng trong hình. Một cách khác để tập cảm nhận về góc nhìn là phân tích những tác phẩm hội họa của các họa sĩ nổi tiếng, ví dụ như bức tranh dưới đây của Vincent van Gogh.

“Bedroom in arles” – Vincent van Gogh

Ý chính cần nhớ:

  • Những mặt phẳng đối diện người nhìn được vẽ dưới hình dáng thật của chúng.
  • Những mặt phẳng hướng khỏi người nhìn đều quy về một điểm tụ.

HƯỚNG DẪN PHỐI CẢNH MỘT ĐIỂM TỤ

Bài hướng dẫn sau đây sẽ giải thích từng bước để tập phối cảnh một điểm tụ. Những bài tập này được sắp xếp theo thứ tự thực hiện, nội dung thực hành của bài tập trước sẽ bổ trợ cho bài tập sau. Bài tập thực hành có thể được tải dưới dạng file pdf tại đây và có thể được in theo khổ giấy A4.

Công cụ nên có:

  • Bút chì (ngòi chì kim hoặc HB hoặc 2H)
  • Giấy trắng hoặc giấy in bài thực hành

Sử dụng thước kẻ và compass cũng có thể khiến việc phối cảnh dễ dàng hơn, nhưng hầu hết học sinh học nghệ thuật đều cho rằng những bài tập này nên thực hiện không có sự giúp đỡ của các công cụ khác để nâng cao cảm quan về không gian và tỷ lệ. Điều này sẽ giúp cho việc vẽ ký họa trở nên dễ dàng hơn.

BÀI TẬP 1: CÁC KHỐI HÌNH HỘP CHỮ NHẬT

Bài tập đầu tiên khi học phối cảnh một điểm tụ thường là vẽ một khối hình chữ nhật. Bài tập này là một bước nền vững chãi cho những kỹ thuật cao hơn sau này.

Bài tập phía trên minh họa cách để vẽ một khối lập phương theo quy tắc một điểm tụ từ các góc nhìn phía trên, bên dưới và thẳng hàng với đường chân trời. Bài tập trên còn giới thiệu về ý nghĩa khác nhau của các nét vẽ đậm nhạt và chỉ ra hiệu ứng khi đặt vật ở các vị trí tương quan khác nhau so với đường chân trời.

Qua bài tập này, bạn sẽ có thể:

  • Phân biệt độ đậm nhạt của nét vẽ (nét nhạt cho những đường chỉ dẫn, nét đậm cho những đường viền)
  • Đặt vị trí điểm tụ và đường chân trời đúng cách
  • Hiểu rằng:
      • Những đối tượng phía trên đường chân trời được vẽ theo góc nhìn từ dưới lên trên (người xem nhìn thấy mặt bên dưới đối tượng)
      • Những đối tượng phía dưới đường chân trời được vẽ theo góc nhìn từ trên xuống dưới (người xem nhìn thấy mặt bên trên của đối tượng)
      • Những đối tượng không thuộc hai trường hợp trên được vẽ từ góc nhìn thẳng trực tiếp (người xem không nhìn thấy cả bên trên và bên dưới đối tượng

BÀI TẬP 2: CHỒNG KHỐI, VẼ KHỐI KHUYẾT VÀ CẠNH KHỐI

Bài tập này minh họa cách chồng khối, vẽ khối khuyết và vẽ những góc cạnh khác theo phương pháp phối cảnh một điểm tụ, giúp bạn tập luyện vẽ những hình khối phức tạp hơn.

Sau khi hoàn thành bài tập trên, bạn sẽ có thể:

  • Vẽ nhiều khối với kích cỡ thay đồi chồng lên nhau
  • Vẽ các khối bị khuyết rỗng, dùng các đường chỉ dẫn để vẽ mặt cắt
  • Vẽ các khối bị cắt hoặc thêm vào những góc cạnh bất thường

Khi đã tự tin vẽ những hình khối trên, bạn có thể bắt đầu tập vẽ thêm những hình dáng phức tạp hơn như các khối chữ cái hoặc lăng trụ.

Bức tranh phía trên sử dụng phương pháp phối cảnh được giới thiệu ở bài tập trên. Những chiếc hộp trong hình được xếp chồng lên nhau với những đồ vật khác, trên hộp có các lỗ khuyết để đưa góc nhìn vào bên trong hộp.

BÀI TẬP 3: PHỐI CẢNH CÁC KHỐI CHỮ

Tập vẽ các khối chữ theo phương pháp phối cảnh một điểm tụ cũng là một bài tập đơn giản và phù hợp để nâng cao kỹ năng.

BÀI TẬP 4: TÌM ĐIỂM TÂM VÀ PHÂN CHIA KHOẢNG CÁCH

Video bên dưới giải thích các bước phân chia khoảng cách từ một điểm nhìn, giúp bạn trong quá trình vẽ các dãy hàng rào, dãy đèn đường hoặc các khung cửa sổ và các tòa nhà đều nhau.

Sau khi hoàn thành bài tập này, bạn sẽ có thể:

  • Tìm điểm tâm của bất kỳ mặt phẳng hình chữ nhật nào bằng phương pháp “corner to corner” (phương pháp này còn áp dụng được với những mặt phẳng hướng về phía điểm tụ)
  • Chia mặt phẳng của các khối hình chữ nhật thành những phần bằng nhau
  • Vẽ gạch lát trên sàn nhà từ một góc nhìn
  • Vẽ những đối tượng lặp đi lặp lại, ví dụ như dãy hàng rào

BÀI TẬP 5: PHỐI CẢNH ĐƯỜNG PHỐ

Vẽ cảnh đường phố và nhà cửa (có thể là tự tưởng tượng hoặc quan sát trực tiếp ngoài đời) là một cách hay để áp dụng những kiến thức từ các bài tập trước. Một khung cảnh thành phố sẽ kết hợp nhiều yếu tố nhân tạo được chồng lên nhau, cùng với nhiều hình khối bị cắt và có nhiều góc cạnh. Bài tập này có thể vừa khó vừa dễ tùy theo người vẽ, những học sinh có khả năng hơn có thể tạo ra những bức họa phức tạp và chi tiết.

Một bức tranh phong cảnh thành phố bởi họa sĩ người Pháp, Gustave Caillebotte, vào năm 1876. Kết cấu của khung cầu áp dụng kỹ thuật chia khoảng cách đều.

Những bức vẽ phối cảnh một điểm tụ thường đem lại cảm giác khô khan và “toán học”. Tuy nhiên khi đã thành thạo được kỹ năng này, bạn có thể tạo ra những bức ký họa đậm chất cá tính như bức tranh vẽ cảnh đường phố bằng bút biro đen và giấy nâu ở phía trên.

BÀI TẬP 6: ĐƯỜNG TRÒN VÀ ĐƯỜNG CONG

Mảng khó nhất của kỹ thuật phối cảnh là vẽ các đường cong và đường tròn. Những hình khối này thường được vẽ bằng tay không, đặt bên trong các khối hình vuông hoặc hình tam giác để giữ tỷ lệ chính xác hơn.

Ý chính cần nhớ:

  • Áp dụng kỹ thuật “crafting” – vẽ các hình khối phức tạp bên trong các khối hình chữ nhật
  • Dùng các đường dẫn thẳng để vẽ những đường cong không đồng đều, ví dụ như một dòng sông hoặc cây cối
  • Hiểu rằng:
    • Những đường tròn hoặc cong nhìn trực tiếp người xem được vẽ dưới hình dạng thật của nó
    • Những đường tròn hoặc cong hướng về phía điểm tụ bị bóp méo, có kích thước nhỏ dần khi càng đứng xa điểm nhìn

Ở ví dụ trên, những đường cong đơn giản được thêm vào các khối hình chữ nhật để tạo hình nội thất. Chú ý cách ngay cả những hoa văn trên nội thất cũng tuân theo các quy luật về góc nhìn.

Tranh phong cảnh cũng tuân theo những quy tắc về góc nhìn.

BÀI TẬP 7: PHỐI CẢNH MỘT ĐIỂM TỤ MỘT CĂN PHÒNG

Bài tập vẽ theo góc nhìn phổ biến nhất là phối cảnh một điểm tụ một căn phòng. Việc vẽ nội thất trong căn phòng có thể yêu cầu nhiều kỹ thuật khác nhau, mức độ khó có thể thay đổi tùy theo nhu cầu của người vẽ. Những tấm gạch lát sàn cho phép bạn luyện tập kỹ năng chia đều khoảng cách, và cách vẽ những khung cửa sổ, bàn, ghế, giường cũng có thể là những thử thách khó khăn với họa sĩ ở mọi trình độ. Để giúp bạn hình dung tốt hơn về bài tập này, chúng tôi sẽ liệt kê ở bên dưới một loạt ví dụ, từ phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp đến các hành lang. Tập vẽ phòng từ một góc nhìn là một bài tập tốt cho những người muốn theo đuổi ngành thiết kế nội thất, kiến trúc hoặc những người đang học Design Technology.

Hình phía trên là một lưới phối cảnh một điểm tụ, bạn có thể tải về để vẽ trực tiếp lên hoặc tự vẽ lại.

Bức tranh bởi kiến trúc sư, họa sĩ và kỹ sư người Hà Lan, Jans Vredeman de Vries. Hiệu quả của lưới phối cảnh một điểm tụ có thể rõ thấy trong bức tranh trên.

Những bức vẽ nội thất bởi Amani Cagatin:

Nội thất trong cả hai bức tranh trên đều được vẽ bằng phương pháp “crated” (vẽ hình hộp bên ngoài trước và vẽ thêm đường cong).

Bức vẽ phòng ngủ bởi Cheryl Teh Veen Chea:

Bạn có thể thay đổi hình dáng của căn phòng. Trong ví dụ trên, cửa được mở và mặt sàn được nâng lên để tạo bố cục thú vị hơn, sau đó mới kèm thêm những yếu tố khác. Bức tranh này có nhiều chi tiết nhỏ, như giấy dán tường, những đôi giày và quần áo được đưa vào để tô điểm.

Phối cảnh phòng bếp bởi Dana Bailey:

Vẽ phòng bếp cũng là một cách tập vẽ hay. Trong nhà bếp thường có nhiều đồ vật khác nhau và có những mặt phẳng bóng bắt mắt. Ví dụ trên chứa những đồ vật được bày biện cẩn thận nhằm giúp hoàn thiện khung hình hơn.

Bức vẽ hành lang bởi Jake Mutch:

Bạn có thể tập vẽ những khung cảnh thân quen qua quá trình quan sát, như những hành lang lớp học hoặc bên trong lớp học của bạn.

Bức vẽ bên trong lớp học của S.Klim:

Lớp học này có nhiều chi tiết nhỏ trên bàn và ghế. Đường chân trời được đặt cùng tầm mắt người, với điểm tụ nằm bên trái bức tranh hàm ý rằng góc nhìn từ cửa ra vào của căn phòng.

Bức họa bởi Abby Hope Skinner:

Credits: Bài viết gốc bởi Amiria Gale tại friend.com.vn Dịch bởi Học viện Nhiếp ảnh Quảng cáo Chimkudo. Yêu cầu không trích dẫn khi chưa được sự đồng ý.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *