Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98
Miếng dán màn hình nói chung là lớp bảo vệ giúp hạn chế trầy xước, chống bám bẩn, rơi vỡ cho màn hình smartphone, laptop,… Vậy có những loại kính cường lực điện thoại nào và nên chọn miếng dán sao cho phù hợp với thiết bị điện tử? Hãy xem ngay bài viết này nhé!
1. Kính cường lực là gì?
Kính cường lực là loại kính chịu được áp lực nhờ vào độ cứng và cường độ cao. Bản chất của kính cường lực là các loại kính thông thường nhưng để trở thành kính cường lực nó phải được trải qua giai đoạn xử lý tôi nhiệt lên khoảng 700 độ C và được làm nguội nhanh bằng khí mát.
Kính cường lực giúp bảo vệ điện thoại
Nhờ vào quá trình xử lý này mà kính cường lực có khả năng chịu lực khá cao, độ nén bề mặt kính cũng như khả năng chịu va đập mạnh cũng tăng cao. Đồng thời kính cường lực giúp bảo vệ màn hình điện thoại tránh bị trầy xước, đảm bảo tính thẩm mỹ.
Tìm hiểu xem kính cường lực bị vỡ có ảnh hưởng đến màn hình điện thoại hay không tại bài viết sau:
- Kính cường lực điện thoại bị nứt, bị vỡ có ảnh hưởng màn hình không?
2. Các loại kính cường lực điện thoại
Kính cường lực Corning Gorilla Glass
Đây là loại kính thủy tinh mỏng được làm từ kiềm – aluminosilicate do hãng Corning (Mỹ) sản xuất. Sở hữu độ mỏng nhất định nhưng Gorilla Glass mang đến độ bền rất cao, giúp hạn chế tối đa xảy ra hư hao, trầy xước điện thoại nếu có va đập xảy ra.
Kính cường lực Corning Gorilla Glass
Đặc biệt là khả năng tương thích với màn hình cảm ứng, Gorilla Glass đủ mỏng để thực hiện xử lý các cảm biến bên dưới màn hình và đủ dày để bảo vệ các bộ phận, kỹ thuật khi có tác động của ngoại lực.
Kính cường lực Asashi Glass Dragontrail
Asashi Glass Dragontrail có lớp kính khá mỏng và cũng được sản xuất thông qua các quy trình hóa học để tăng độ bền, khả năng chịu lực. Đây là dòng kính có thể chịu được vật nhọn đâm thẳng vào và khả năng chịu được trọng lượng lên đến khoảng 60 kg mà không lo xảy ra bất cứ trạng thái hư hỏng hay vỡ vụn nào.
Kính cường lực Asashi Glass Dragontrail
Kính i-on cường lực Oleophobic
Hay còn gọi là Shatter proof glass – đây là sản phẩm độc quyền Apple hợp tác với Corning để sản xuất riêng cho mình. Oleophobic với dạng kính i-on cường lực nó mang lại độ cứng cao hơn, khả năng chịu va đập mạnh. Theo thông tin từ nhà sản xuất thì dòng kính này có thể chịu được áp lực gấp 6 – 8 lần các loại kính cường lực thông thường khác.
Dòng kinh Oleophobic – sản phẩm độc quyền của Apple
Các loại kính cường lực khác
Ngoài các loại kính cường lực ở trên thì trên thị trường hiện nay cũng còn rất nhiều loại kính cường lực đến từ nhiều hãng sản xuất đa dạng khác nhau ví dụ như kính cường lực: MiPow Kingbull HD Premium, Sapphire Crystal Glass và Schott Xensation UP,…
Một số kính cường lực trên thị trường
3. Các loại miếng dán bảo vệ màn hình
Miếng dán PPF (Miếng dán dẻo)
Miếng dán PPF (Paint Protection Film) là miếng dán loại dẻo thế hệ mới được sử dụng khá phổ biến trên thị trường hiện nay. Dán PPF là phủ lên điện thoại một lớp film mỏng, trong suốt đặc biệt rất phù hợp với các smartphone thiết kế tràn viền, bo cong viền, PPF sẽ mang đến tính thẫm mỹ cao cho điện thoại của bạn.
Ưu điểm:
– Siêu mỏng nhẹ và vẻ ngoài cực bắt mắt, độ trong suốt cao tạo cảm giác như máy trần.
– Hạn chế bám dấu vân tay, mồ hôi.
– Dẻo dai và ôm sát toàn bộ màn hình điện thoại.
– Đặc biệt có thể tự hồi phục những vết xước nhỏ.
Nhược điểm:
Có thể sẽ hư hỏng khi va đập hoặc rơi vỡ vì vai trò chủ yếu mà PPF đảm nhận chủ yếu là chống trầy xước màn hình.
Miếng dán PPF trên điện thoại
Chi tiết xem thêm tại:
Miếng dán PPF là gì? Công dụng ra sao? Có nên dán PPF cho điện thoại?
Miếng dán cường lực (Kính cường lực)
Nhờ vào sự đa dạng về vật liệu chịu lực sử dụng (vật liệu nhựa, kính,…) cùng sự phong phú về giá cả, miếng dán cường lực chính là miếng dán bảo vệ màn hình được người dùng ưa chuộng nhất hiện nay.
Ưu điểm:
– Bề mặt sử dụng mang lại cảm giác mượt mà, chân thực.
– Hạn chế tối ưu khả năng trầy xước và tổn thất khi có va đập mạnh.
– Bảo vệ toàn diện màn hình.
– Độ bền cao, thời gian sử dụng lâu.
– Có thể tự dán tại nhà.
Nhược điểm:
Không mang tính thẩm mỹ cao vì miếng dán cường lực khá dày. Đôi khi làm giảm chất lượng hiển thị của màn hình điện thoại.
Miếng dán cường lực
Xem ngay cách tự dán cường lực tại nhà:
- Hướng dẫn cách tự dán cường lực cho điện thoại đơn giản ngay tại nhà
Miếng dán từ tính
Khả năng “tự dính” là yếu tố phân biệt miếng dán từ tính với các loại miếng dán khác trên thị trường. Đây là miếng dán phẳng, cứng, đặc biệt siêu mỏng và không cần đến lớp keo.
Ưu điểm:
– Mỏng nhẹ giúp tăng chất lượng hiển thị màn hình cũng như tính thẩm mỹ.
– Độ trong suốt cao.
– Dễ dàng tự dán và tháo bỏ tại nhà.
– Độ bền cũng khá cao, rất khó bong tróc.
Nhược điểm:
Không thể tránh được những tổn thất hư hao nếu có rơi vỡ xảy ra. Không đa dạng với mọi thiết bị vì miếng dán từ tính không phủ kín được các cạnh bo cong của điện thoại, chỉ phù hợp với các điện thoại có thiết kế màn hình phẳng.
Miếng dán từ tính trên điện thoại
Miếng dán full màn (Cường lực full màn)
Miếng dán full màn hình là miếng dán có thể dán và bao bọc hết toàn bộ màn hình của thiết bị. Trên thực tế thì miếng dán full màn hình là miếng dán PPF hoặc là miếng dán từ tính, dán cường lực. Do đó miếng dán full màn hình được xem là một biến thể của những loại dán màn hình vừa nêu trên.
Chính vì thế cường lực full màn cũng sở hữu những ưu và nhược điểm tương tự các miếng dán khác.
Miếng dán full màn hình
Dán nano (Nano liquid)
Còn được gọi là miếng dán cường lực nano hay cường lực dẻo nano với công nghệ 3 tinh thể chống xước làm hạn chế khả năng trầy xước cực cao.
Ưu điểm:
– Siêu mỏng, nhẹ, độ trong suốt cao mang đến chất lượng hiển thị tốt.
– Khả năng cảm ứng linh hoạt.
– Có thể loại bỏ những tia ánh sáng gây hại cho mắt.
Nhược điểm:
Vẫn có thể xảy ra hư hỏng màn hình nếu có rơi vỡ như các miếng dán trên đây.
Miếng dán cường lực nano
4. Giải đáp câu hỏi liên quan
Câu hỏi: Nên chọn miếng dán nào thì phù hợp?
Trả lời: Nên lựa chọn miếng dán dựa trên mức độ ưu tiên của bản thân. Nếu bạn tìm một miếng dán bảo vệ màn hình tốt nhất, an toàn nhất thì kính cường lực là lựa chọn hoàn hảo. Hoặc nếu bạn quan tâm đến tính thẩm mỹ của thiết bị điện thoại thì nên chọn miếng dán PPF hoặc miếng dán từ tính với độ mỏng cực nhỏ và độ trong suốt cao.
Lựa chọn miếng dán dựa theo mức độ ưu tiên của bản thân
Câu hỏi: Có nên sử dụng miếng dán màn hình?
Trả lời: Câu trả lời phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của bạn. Nếu bạn không thấy khó chịu vì những vết xước thì bạn không cần dùng miếng dán và việc để máy trần cũng tăng sự mượt mà khi sử dụng. Nhưng sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ hư hỏng khi rơi vỡ nhiều hơn là có sử dụng miếng dán. Còn nếu bạn quan tâm nhiều đến những vết trầy đó và muốn bảo vệ màn hình thì việc sử dụng miếng dán màn hình là hoàn toàn cần thiết.
Xem thêm:
- Kính cường lực điện thoại bị nứt, bị vỡ có ảnh hưởng màn hình không?
- Kính thường, kính chống xước, kính cường lực là gì?
- Cảm ứng điện thoại không nhạy khi dán cường lực: Đây là cách xử lý!
Tham khảo miếng dán màn hình đang được kinh doanh tại Thế Giới Di Động
- Có Không
Cám ơn bạn đã phản hồi
Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?
Đang làm gặp lỗi, không có trong hướng dẫn Đã làm nhưng không thành công Bài viết không đúng nhu cầu Bài viết đã cũ, thiếu thông tin GỬI
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Service Tag Dell là gì? Cách check Service Tag laptop Dell chuẩn nhất | GIA TÍN Computer
- Hướng dẫn cách chống phân mảnh ổ cứng điện thoại
- Làm thế nào để tạo group chat/channel trên Telegram? Thủ thuật
- Cách sửa lỗi chế độ sleep trong win 7 bị mờ hiệu quả vô cùng
- 3g | Hackaday