03/04/2020, 13:43
“Khi xếp hàng ngay ngắn con sẽ thấy được giá trị của sự thẳng hàng; khi xếp hàng nơi công cộng con có cơ hội thấy giá trị của sự tôn trọng”,… Đó là chia sẻ của một nhóm diễn giả trẻ – đã trở thành bài học làm lòng của học sinh đầu khối trung học.
Văn hóa… của một thời cha ông
Văn hóa xếp hàng là gì? Có thể hiểu đơn giản nó chỉ là cách giữ trật tự theo hàng, lối có người trước, người sau một cách tuần tự ở nơi công cộng. Văn hóa xếp hàng được xem như biểu hiện của trật tự xã hội có kiểm soát.
Xếp hàng – từng một thời được coi như một nét đẹp văn hóa đặc trưng vào thời kỳ bao cấp ở các đô thị. Có thể do tính chất thời ấy mà xếp hàng gần như là một quy định cho toàn xã hội phải thực hiện. Ở xã hội thời tem phiếu tất cả mọi người đều phải mua hàng ở mậu dịch quốc doanh.
Từ những nhu yếu phẩm cho đến những nhu cầu liên quan đến mặc, sinh hoạt muốn có đều phải qua khâu “xếp hàng” mua.
Xếp hàng là một hành vi ứng xử văn hoá
Và không chỉ mua bán xếp hàng mà xem hát xếp hàng, đi lại xếp hàng, khám bệnh xếp hàng. Đến ngay cả đám cưới cũng phải xếp hàng vì cả thành phố chỉ có vài ba phòng cưới cho thuê mà thôi. Thậm chí ở những khu nhà tập thể chỉ có một nhà vệ sinh duy nhất thì dù cho là nhu cầu tự nhiên cũng xin mời đọc báo xếp hàng.
Xã hội thiếu cái ăn, cái mặc, đồng quà tấm bánh cho con trẻ cũng khó khăn, song ít nhiều một trật tự xã hội tự nhiên đã được thiết lập. Người ta tôn trọng nhau theo nguyên tắc “xếp hàng”.
Còn nhớ, trong một bài viết về đề tại văn hóa xếp hàng, có một bạn đọc đã coment rằng: Ngày xưa, từ thời bao cấp người dân Việt Nam ta tôn trọng nhau đi đứng ăn nói… đều nghĩ trước, sau, tôn trọng nhau mọi lúc, mọi nơi. Đi xếp hàng mua gạo theo sổ từ lúc hai, ba giờ sáng, người đến sau ở lại cho người trước về bảo nhau trước mình có mấy người cứ như vậy không ai dám nghĩ đến chen lấn chiếm chỗ, chen ngang, xếp hàng chỉ cần nửa viên gạch cũng chẳng có ai dám bỏ nửa cái viên gạch đó ở trước mình đi. Văn hóa đấy các bạn trẻ của dân tộc Việt Nam ta đừng nhìn đâu xa Nhật mà làm gì . Hãy hỏi các bậc tiền bối ngay cạnh các bạn xem ông cha ta ngày xưa có đáng để các bạn và các nước khác phải kính nể không các bạn trẻ?.
Tuân thủ xếp hàng nơi công cộng khi cần thiết, chúng ta đã tự mình tạo ra những hành vi ứng xử văn hóa, tạo ra giá trị đóng góp cho một cộng đồng trật tự.
Hành vi ứng xử văn hóa
Những năm xưa cũ cũng qua đi và khái niệm xếp hàng của cha ông thời bao cấp cũng dần bị quên lãng theo tem phiếu, thời cuộc. Xã hội hôm nay với nguồn lực dồi dào về sản xuất, người dân không còn cảnh phải xếp hàng mua mớ ra, miếng đậu… Mọi người có thể ăn theo nhu cầu, chọn theo sở thích. Thế nhưng chính trong sự dồi dào nguồn lực ấy lại phát sinh những khái niệm về xô đẩy, chen lấn,…
Mỗi lần Black Friday (ngày mua hàng giảm giá) lại thấy cảnh tượng người ta chen lấn, xô đẩy nhau để hưởng khuyến mãi. Hay mới đây, khi Hà Nội công bố bệnh nhân 17 dương tính với Covid 19 thì ngay lập tức người dân đã đổ xô đi mua đồ tích trữ khiến các siêu thị, cửa hàng quá tải. Vì tâm lý đám đông, mạnh ai lấy tranh giành dẫn đến cảnh tượng hàng hóa, thực phẩm bị thiếu cục bộ. Phải chăng đứng trước sự khan hiếm, lề lối chuẩn mực thật khó được duy trì.
Song ta cũng bắt gặp những hình ảnh người dân xếp hàng mua khẩu trang mà nhiều người đã ví von như thời bao cấp.
Covid 19 đã thực sự làm đảo lộn mọi mặt của đời sống sản xuất, kinh doanh. Hà Nội và cả nước đang phải chiến đấu để đẩy lùi dịch bệnh covid 19. Đã có nhiều kịch bản để chúng ta sẵn sàng đối phó với mọi tình huống có thể diễn ra. Mọi chiến dịch tuyên truyền đều nhắc nhở người dân thực hiện nhiệm vụ của mình và chờ đến lượt. Đó là cách chính phủ nỗ lực kiểm soát tình hình.
Ngay từ bé đi học, chúng ta đã được dạy phải xếp hàng trật tự bước vào lớp và ngay cả khi ra về. Nhưng khi lớn lên, có lẽ thói quen xếp hàng đã trở nên mờ nhạt và ít khi được mọi người tuân thủ. Những hình ảnh thường ngày ta vẫn bắt gặp, lộn xộn ở bến xe, ở các quán ăn,…
Thiết nghĩ, sự thay đổi về nhận thức là quá trình lâu dài. Để lên kế hoạch cho sự thay đổi đó cần rất nhiều cố gắng. Chúng ta đang phải giáo dục một con người từ nhỏ về ý thức xếp hàng trong khi xung quanh đứa trẻ đó vẫn xảy ra hiện tượng đi ngược lại. Dạy cho một đứa trẻ kỹ năng xếp hàng chính là tiền đề tạo thành thói quen tốt cho trẻ sau này lớn lên ra xã hội trở thành người lịch sự, có hành vi ứng xử văn hóa, biết ứng xử văn minh nơi công cộng. Cho nên, chuyện để có văn hóa xếp hàng cần thời gian và cũng cần kiên trì, sự ý thức của tất cả mọi người.
Trần Hà
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- TOP 5 phần mềm theo dõi điện thoại Android, iOS miễn phí tốt nhất
- Cách sửa màn hình điện thoại bị đen 1 nửa góc | friend.com.vn
- Review phim Nhiệm vụ bất khả thi: Sụp đổ
- Bạn đã biết những con chip nào chơi game tốt trên điện thoại chưa?
- How to Root BlueStacks Latest Version – Sangam&039s Blog