Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98
Bán Tài Khoản DataCamp Premium Bản Quyền Chính Hãng Giá Rẻ
- Thời gian sử dụng: 12 tháng
- Giá: 575.000 đ
- Bảo hành: Lifetime
Tài khoản DataCamp là gì?
Bạn đang tìm kiếm các khóa học trực tuyến liên quan đến ngôn ngữ lập trình R? Nếu vậy, đừng tìm đâu xa – DataCamp rất phù hợp với bạn.
DataCamp chủ yếu xây dựng các khóa học xoay quanh chủ đề về khoa học dữ liệu (data science) với ngôn ngữ lập trình R (Python, SQL). Bạn có biết một tuyên bố nổi tiếng của DataCamp: “Hơn 90% dữ liệu thế giới được tạo ra chỉ trong 2 năm”?
Giao diện sử dụng
Nhiều nền tảng học tập trực tuyến ngày nay cố gắng đưa lên càng nhiều khóa học càng tốt nhưng ở DataCamp bạn sẽ chỉ thấy vừa đủ. (Bạn có thể thấy ở Udemy, nơi có nhiều khóa học rất hay và nhiều khóa học cũng…không đi đến đâu cả).
Việc đưa lên quá nhiều khóa học có thể làm cho giao diện sử dụng trở nên rối rắm, gây khó khăn khi điều hướng nội dung cần học.
Hiện nay, DataCamp có hơn 5,940,000 nội dung về Khoa học dữ liệu, được trên 1200 công ty sử dụng, 918 khóa học và các dự án cùng 278 chuyên gia hướng dẫn thường xuyên. Với số lượng tài nguyên như trên, mình nghĩ đủ để bạn học và kiếm việc làm với ngành Khoa học dữ liệu.
Ngoài giao diện trên trang web, bạn có thể sử dụng ứng dụng học lập trình khoa học dữ liệu trên điện thoại, máy tính bảng với Ứng dụng DataCamp: Learn Data Science, hỗ trợ cả 2 nền tảng di động phổ biến nhất là iOS (iPhone, iPad) và Android.
Ứng dụng của DataCamp được rất nhiều người sử dụng và được đánh giá rất cao trên 2 chợ ứng dụng. Ở thời điểm mình viết bài này, DataCamp Application có hơn 10,469 đánh giá trên CH Play, xấp xỉ 5 sao; trên 1600 đánh giá 5 sao trên Apple Store.
Giao diện tài khoản DataCamp
Điều đầu tiên bạn thấy khi vào trang chủ DataCamp.com là một biểu mẫu đăng ký cùng một đoạn mô tả ngắn gọn nội dung chủ đạo của trang: Khoa học dữ liệu. Toàn bộ nội dung trang của tài khoản DataCamp miễn phí hoặc trả phí (premium) đều được thiết kế tinh tế, đơn giản, với các màu sắc tương đối dịu mắt.
Bạn có thể truy cập các khóa học bằng cách nhập từ khóa vào ô tìm kiếm, hoặc chọn từ menu thả xuống trên đầu trang. Khi bạn truy cập danh mục các khóa học, DataCamp sẽ hiển thị các khóa học được đề xuất, được sắp xếp theo các chủ đề riêng biệt.
Tóm lại, giao diện DataCamp được thiết kế để dồn tất cả sự chú ý của bạn vào nội dung khóa học.
Chất lượng nội dung
Rất nhiều người thắc mắc về việc có đáng bỏ tiền để mua một tài khoản DataCamp không? Chất lượng nội dung chính là câu trả lời này. Nhiều bạn có nhắn mình rằng dataquest.io có chất lượng tốt hơn hẳn. Mình sẽ không nói về Dataquest ở trong bài viết này, trong bài viết về Dataquest mình sẽ so sánh với DataCamp.
Nếu bạn đang tìm kiếm các đánh giá về chất lượng khóa học ở DataCamp, có thể bạn sẽ thấy nhiều đánh giá có chung kiểu: “Em rất tốt nhưng anh rất tiếc..”
Hầu hết các đánh giá về DataCamp mình đọc đều có 2 vấn đề. Người học thực sự thích nội dung của khóa học, nhưng dường như có điều gì đó làm họ “không an tâm”. Vấn đề phổ biến nhất là nội dung các khóa học không thực tế và thuần lý thuyết(?). Có vẻ người học thích những khóa học có nội dung thực tế cao hơn, kiểu “cầm tay chỉ việc và có việc làm luôn”.
Điều này là không sai. Mọi người cần kiến thức thực tế trong khi DataCamp lại thiên về hàn lâm, cũng không hẳn là hàn lâm, mình nghĩ chính xác là DataCamp đang vẽ nên một bức tranh rộng về thế giới khoa học dữ liệu để bạn lựa chọn, hơn là chỉ ra ngóc ngách cụ thể để bạn đi. Cách tiếp cận này ban đầu có thể khô khan, trừu tượng nhưng nếu bạn chịu khó, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn. Thật sự là vậy đấy!
Một vấn đề nữa với nội dung mà mình rất đồng ý hơn với tất cả mọi người, đó là, video bài giảng thường ngắn, nhiều chữ hơn nhiều code, điều này làm nản lòng các bạn thích-học-thực-hành.
Nói chung, DataCamp cung cấp nội dung chất lượng tốt. Thời gian tới nhiều khả năng công ty sẽ giải quyết các vấn đề đang tồn tại dựa trên phản hồi của người dùng. Mang tiếng là một công ty “khoa học dữ liệu” mà lại không lắng nghe “dữ liệu phản hồi của người dùng” thì thật hết sức vô lý, đúng không các bạn?