Warning: Constant WP_MEMORY_LIMIT already defined in /home/caocap/public_html/wp-config.php on line 103
Hướng dẫn cách tính cao độ từ thiết kế ra thực địa bằng máy thủy bìnhĐại lý ủy quyền máy thủy bình sokkia - nikon, máy toàn đạc điện tử, máy gps - Friend.com.vn

Hướng dẫn cách tính cao độ từ thiết kế ra thực địa bằng máy thủy bìnhĐại lý ủy quyền máy thủy bình sokkia – nikon, máy toàn đạc điện tử, máy gps

Hướng dẫn cách tính cao độ từ thiết kế ra thực địa bằng máy thủy bình

Để hỗ trợ cho Quý Khách về cách tính cao độ từ thiết kế ra thực địa nay công ty Hải Ly có biên soạn hướng dẫn cách tính cao độ từ thiết kế ra thực địa bằng máy thủy bình cơ học để giúp Quý Khách dễ dàng hơn trong công tác thi công.

PHỤ LỤC [ẩn]

1. Cấu tạo và những chức năng của máy thủy bình

2. Hướng dẫn cách đọc mia máy thủy bình trong đo cao độ

3. Hướng dẫn cách dựng máy và cân bằng máy thủy bình trong đo cao độ

4. Hướng dẫn cách đo cao độ hình học từ giữa bằng máy thủy bình

5. Hướng dẫn cách kiểm tra cao độ bu lông bằng máy thủy bình tự động

6. Hướng dẫn cách tính cao độ từ thiết kế ra thực địa bằng máy thủy bình

7. Hướng dẫn cách đo góc bằng máy thủy bình Nikon

8. Hướng dẫn cách tính cao độ điểm bất kỳ từ mốc cao độ gốc bằng máy thủy bình

Cách tính cao độ từ thiết kế ra thực địa bằng máy thủy bình cơ học

Để bố trí điểm độ cao từ thiết kế ra thực địa ta xét ví dụ cụ thể như sau: ta cần bố trí điểm B có độ cao HB ra ngoài thực địa. Trên thực địa, tại khu vực cần bố trí điểm B ta có mốc A có độ cao HA. Việc bố trí điểm B ra thực địa bằng máy thủy bình được thực hiện theo các bước:

Bước 1: Đặt máy thủy bình nằm giữa hai điểm A và B, cân bằng máy chính xác.

Bước 2: Quay máy ngằm về mia dựng tại điểm A, đọc số chỉ giữa trên mia là: a

Bước 3: Tính số đọc b cần có tại mia dựng trên vị trí cần bố trí điểm B có độ cao HB

Chênh cao giữa hai điểm A và B:

Mặc khác theo chênh cao hình học: a là số đọc chỉ giữa trên mia tại điểm A, b là số đọc chỉ giữa trên mia dựng tại điểm B.

Từ (1) và (2) ta có số đọc chỉ giữa trên mia dựng tại điểm B: b = a – (HB – HA); ví dụ: HA = 15.305 (m); HB = 16.205 (m); Số đọc trên mia dựng tại điểm A là a =2450

Số đọc chỉ giữa trên mia dựng tại điểm B là:

b = a – (HB – HA) = 2450 – (16205 -15305) =1550 mm

Bước 4: Quay máy ngắm về mia dựng tại vị trí cần bố trí điểm độ cao B. Lúc này người ngắm máy luôn luôn ngắm tới mia, người cầm mia sẽ nâng mia lên hoặc hạ mia xuống theo phương thẳng đứng cho đến khi người đứng máy thấy chỉ giữa của màng chỉ chữ thập trùng với số đọc b = 1550 của mia.

Kêt thúc 4 bước làm như trên ta đã bố tri được điểm độ cao B trong thiết kế ra ngoài thực địa dựa vào điểm độ cao A đã có ngoài thực địa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *