Warning: Constant WP_MEMORY_LIMIT already defined in /home/caocap/public_html/wp-config.php on line 103

Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98
Ong đốt bao lâu hết sưng, có nguy hiểm không, phải làm sao? - Friend.com.vn

Ong đốt bao lâu hết sưng, có nguy hiểm không, phải làm sao?


Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98

Vết ong đốt thường gây ra đau đớn, khó chịu và để lại vết sưng to trên vùng da bị ong đốt. Vậy bị ong đốt bao lâu hết sưng, có nguy hiểm không, phải làm sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc trên.

Mục Lục

Bị ong đốt sưng bao lâu thì khỏi?

Nước ta có nền khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên có rất nhiều loài ong sinh sống như ong mật, ong bắp cày, ong vò vẽ… Đặc biệt khi vào mùa hè và mùa thu, mùa có nhiều loại hoa quả chín ngọt như vải, nhãn, dứa… thì loài ong lại hoạt động nhiều hơn và cũng vì lẽ đó mà số lượng người bị ong đốt cũng gia tăng nhiều lên.

Thông thường, vết ong đốt đều không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu bị ong đốt ở nhiều vị trí đặc biệt bị đốt ở đầu, mặt, cổ, mắt… có thể khiến người bệnh bị sốc hoặc bị nhiễm độc… nếu không xử trí kịp thời có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Vậy bị ong đốt bao lâu hết sưng? Khi bị ong tấn công, tại vị trí bị ong đốt ngay lập tức sẽ bị sưng tấy, mẩn đỏ và vô cùng đau đớn. Vết sưng do ong đốt có thể kéo dài tới vài giờ tuy nhiên có những vết sưng có thể kéo dài đến 1- 2 ngày mới hết thậm chí ở một số trường hợp nặng thì vết sưng có thể kéo dài lâu hơn một chút. Điều này sẽ tùy thuộc vào cơ địa thể trạng của mỗi người nhạy cảm với loại nọc độc cũng như loại vết đốt hay chích của loài ong.

Đa số các vết chích do ong đốt đều nhẹ do độc tính trong con ong cũng không quá cao. Do đó các vết đốt này có thể điều trị dễ dàng tại nhà và chúng sẽ tự biến mất sau vài ngày mà không để lại bất kỳ mối nguy hiểm nào tới sức khỏe con người.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp ong đốt tại nhiều vị trí trên cơ thể, nọc độc của ong có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Từ đó khiến người bệnh xuất hiện các dấu hiệu bất thường như sốt cao, nhức đầu, nôn mửa, tiêu chảy, vết sưng ngày càng lan rộng… lúc này bạn cần phải nhanh chóng tới gặp bác sĩ để có biện pháp xử trí kịp thời và an toàn, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Xem thêm: Bị ong đốt nổi mề đay nên ăn gì để khỏi dị ứng

Ong đốt bị sưng phải làm sao?

Vết ong đốt thường gây sưng tấy và đau đớn rất nhiều cho người bệnh do đó để làm dịu vết sưng, giảm đau và trung hòa nọc độc của ngòi ong tại chỗ hiệu quả, bạn có thể áp dụng một vài phương pháp tự nhiên mà đơn giản dưới đây:

Dùng kem đánh răng

Bạn lấy kem đánh răng và chấm một chút kem lên chỗ bị ong đốt sau đó để như vậy trong khoảng 30 phút. Các hoạt chất có trong kem đánh răng sẽ giúp bạn đỡ đau hơn, vết sưng tấy cũng giảm hẳn. Để mang lại hiệu quả tốt hơn, bạn nên tiến hành thoa kem nên vùng bị ong đốt như vậy vài lần cho tới khi vết đốt lành lại nhé.

Dùng mật ong

Mật ong có tác dụng làm giảm các cơn đau do côn trùng cắn rất hiệu quả. Do đó khi bị ong cắn, bạn chỉ cần lấy mật ong đem bôi lên vùng bị đốt và để như vậy trong vòng 15- 30 phút, cơn đau sẽ nhanh chóng dịu đi. Tuy nhiên, với những người có cơ địa dị ứng với mật ong hay phấn hoa thì không nên áp dụng cách này nhé.

Dùng tỏi

Trong tỏi có chứa một loại chất được coi như một loại kháng sinh tự nhiên giúp làm giảm viêm nhiễm và sưng tấy rất hiệu quả. Chính vì vậy trong trường hợp bị ong đốt để ngăn chặn vết đốt bị sưng và đau đớn, bạn hãy lấy một củ tỏi sau đó đem nghiền nát chúng rồi đắp lên vết thương trong vòng 10 phút. Tuy nhiên, bạn nên chú ý không nên để tỏi tiếp xúc với da quá lâu để tránh gây bỏng rát da.

Bị ong đốt bao lâu hết sưng?

Dùng đá lạnh

Để đá lạnh bọc trong khăn rồi chườm trực tiếp lên vị trí bị ong đốt sẽ giúp cơn đau dịu bớt lại. Đồng thời giúp ngăn chặn độc tố của ong thẩm thấu nhanh vào da từ đó giúp hạn chế viêm sưng.

Dùng baking soda

Bạn có thể trộn baking soda với một chút nước sau đó bôi hỗn hợp lên vùng da vừa bị ong chích, để như vậy trong vòng 30 phút. Cách làm này sẽ giúp trung hòa các axit trong nọc ong làm giảm sưng tấy và đau đớn cho người bệnh.

Dùng lá lô hội(nha đam)

Trong lá lô hội có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, axit amin và nhiều hợp chất giúp làm giảm đau và hạn chế nhiễm trùng. Do đó, khi bị ong đốt bạn hãy nên nhanh chóng lấy chất gel có trong lá lô hội đem bôi trực tiếp lên vùng da bị ong đốt để giảm đau nhanh chóng.

Dùng hành tím

Nước trong củ hành tím có tác dụng ngăn chặn nọc độc của ong thẩm thấu nhanh qua da và giảm sưng tấy vết thương bị ong đốt. Việc cần làm của bạn là tiến hành cắt một vài lát hành sau đó đem chà nhẹ lên vùng bị ong đốt, lặp lại như vậy nhiều lần trong ngày đến khi vết đốt dịu hẳn.

Dùng đu đủ

Các enzym trong đu đủ có tác dụng kháng viêm giúp vết ong đốt mau chóng lành lại. Bạn chỉ cần cắt một miếng đu đủ và thoa trực tiếp lên vết ong đốt. Giữ trong vòng 15 phút và lặp lại như vậy nếu như cơn đau kéo dài liên tục.

Dùng giấm táo

Giấm táo có chứa nhiều axit nên có tác dụng giảm viêm và giảm cơn đau nhức, ngứa ngáy do bị ong đốt rất hiệu quả. Do vậy, khi bị ong đốt bạn chỉ cần dùng bông gòn thấm dung dịch giấm táo rồi đem thoa trực tiếp lên vị trí bị đốt. Hoặc ngâm vùng da bị ong đốt vào trong dung dịch giấm táo trong vòng 15 phút để phát huy hiệu quả tối đa.

Một vài lưu ý khi bị ong đốt

Khi bị ong tấn công, bạn cần phải hết sức bình tình và nhanh chóng ra khỏi khu vực có ong. Tuyệt đối không nên dùng quần áo hay nhành cây để xua ong bởi làm như vậy ong sẽ càng tấn công bạn mà thôi.

Tiếp theo đó, bạn cần phải nhanh chóng sơ cứu vết đốt bằng cách dùng nhíp hoặc móng tay để khều nhẹ ngòi ong ra nhằm ngăn chặn nọc độc của ong xâm nhập nhanh chóng vào cơ thể. Ngòi ong to bằng đầu bút bi nên bằng mắt thường có thể dễ dàng nhìn thấy được, bạn tuyệt đối không được bóp chỗ có ngòi ong vì như vậy sẽ làm độc tố tiết ra nhiều khiến vết đốt sưng đau hơn.

Sau đó đem rửa vùng da vừa bị đốt bằng nước lạnh và xà phòng để làm sạch bụi bẩn và nọc độc còn xót lại trên da. Lưu ý quan trọng dành cho bạn đó là các bước xử trí ban đầu này cần tiến hành càng nhanh càng tốt, tránh để lâu sẽ khiến nọc độc thấm qua da gây khó điều trị.

Với những trường hợp bị ong đốt với tình trạng nhẹ, bạn có thể áp dụng các biện pháp vừa kể ở trên để làm giảm sưng đau tại vết đốt kết hợp với uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để đào thải các độc tố ra bên ngoài. Tuy nhiên, trong trường hợp khi bị ong đốt, cơ thể xuất hiện các dấu hiệu như nổi mề đay nhiều, vết sưng lan rộng, mệt, khó thở, chóng mặt, buồn nôn… bạn cần phải tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và xử trí nhanh chóng.

Mong rằng với những thông tin trên đây đã giúp nhiều bạn có được câu trả lời bị ong đốt bao lâu hết sưng cũng như bỏ túi cho mình cách xử lý khi bị ong đốt để giúp vết thương bớt sưng đau hơn rồi đúng không. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết.

Thông tin tham khảo dành cho bạn:

  • Bị ong đốt không nên ăn gì để nhanh hết sưng
  • Bị ong ruồi, ong mật đốt 1 nốt có nguy hiểm không
  • Ong bay vào nhà báo điềm gì, tốt hay xấu
  • Bị ong đốt nên bôi thuốc gì cho nhanh khỏi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *