Share khóa học topclass.com.vn, chia sẻ khóa học topclass.com.vn
Bên mình bán tài khoản học tại trang này giá chỉ 299k bạn sẽ đc học tất cả các khóa học có trên trang web topclass.com.vn.
Việc TopClass chọn Hồ Ngọc Hà, Hồng Ánh, Lý Quí Khánh, siêu mẫu Lan Khuê và nhà sáng lập VNG Lê Hồng Minh để “chào sân” thị trường Việt Nam dẫn tới câu hỏi về mục đích của Topclass là dữ liệu khách hàng, không phải lợi nhuận?
Đó là 5 gương mặt nổi bật trong các lĩnh vực khởi nghiệp, điện ảnh, giải trí, người mẫu và thời trang được nền tảng giáo dục trực tuyến TopClass ra mắt mới đây lựa chọn vì đây là những chủ đề phổ biến và được nhiều người quan tâm nhất hiện nay.
Cụ thể, Ca sĩ – người mẫu Hồ Ngọc Hà sẽ chia sẻ và hướng dẫn cách phát triển sự nghiệp trong âm nhạc; nữ diễn viên – đạo diễn và ngôi sao của phim vừa ra rạp Tiệc trăng máu – Hồng Ánh sẽ hướng dẫn về nghệ thuật diễn xuất; Nhà thiết kế thời trang Lý Quí Khánh và siêu mẫu Lan Khuê tham gia hướng dẫn về thiết kế thời trang, kỹ năng người mẫu. Cuối cùng nhà sáng lập công ty VNG Lê Hồng Minh sẽ chia sẻ với người quan tâm những trải nghiệm, những bài học mà ông rút ra được trong suốt 15 năm thành lập và phát triển VNG, từ khó khăn của những ngày đầu tiên, vai trò của việc lựa chọn sản phẩm và lựa chọn đội ngũ đồng sáng lập.
Trong tương lai gần, có 5 lĩnh vực sẽ được bổ sung thêm vào các khoá học của TopClass, bao gồm rèn luyện sức khoẻ (fitness), tài chính và đầu tư, âm nhạc, mạng xã hội và xây dựng thương hiệu. Mục tiêu của TopClass là tạo cơ hội để mọi người có thể tiếp cận kiến thức và kinh nghiệm từ những người xuất sắc trong lĩnh vực của họ.
Mức giá hiện tại của một khoá học với thời lượng hơn 2 tiếng trên TopClass là 699.000 đồng. Người học cũng có thể mua gói truy cập cả năm không giới hạn với tất cả các khóa học hiện tại và trong tương lai trị giá 1.499.000 đồng.
Đồng sáng lập Erik Davis của TopClass ước tính, có khoảng vài nghìn học viên đăng ký các khoá học sau khi họ giới thiệu về mô hình trên Facebook cá nhân của người giảng dạy. Anh kỳ vọng thu hút khoảng 50-100.000 học viên đăng ký các khoá học có trả phí trong năm sau.
Theo Erik Davis, điểm khác biệt của TopClass so với những mô hình giáo dục trực tuyến khác là cung cấp trải nghiệm giáo dục với nội dung giảng dạy được sản xuất theo phong cách Hollywood, đồng thời tập trung vào chất lượng hơn là số lượng giảng viên.
TopClass có thể là mô hình đầu tiên ở Việt Nam nhưng không xa lạ trên thế giới. Đây được cho là mô hình đi theo cách làm tương tự với MasterClass, được thành lập 5 năm trớc bởi một công ty ở San Francisco (Mỹ). Về cơ bản TopClass và MasterClass là một dịch vụ trực tuyến dùng để chia sẻ những kinh nghiệm cũng như bài học từ nhiều ngôi sao cùng lĩnh vực của họ.
Tất cả các lĩnh vực và “giáo viên đứng lớp” của Master Class đều vô cùng hấp dẫn. Luyện thanh cùng Christina Aguilera, Usher với nghệ thuật trình diễn với những bản hit triệu USD, chinh phục mọi gian bếp với “phù thuỷ nấu ăn” Gordon Ramsay, viết kịch bản “vạn người xem” cùng Shonda Rhimes…
Với 180 USD mỗi năm, người dùng có thể truy cập không giới hạn số lượng vào hơn 85 khoá học trên MasterClass ở nhiều lĩnh vực, từ nấu ăn, chơi quần vợt cho tới quản trị doanh nghiệp hay nghiên cứu kinh tế…. Theo như một thống kê, một học viên nếu muốn học một lớp thực tế với chất lượng tương tự như Master Class ở Mỹ sẽ mất tới 1.400 – 1.500 USD.
Hiện TopClass và MasterClass đều thu hút các nhà đầu tư. MasterClass đã huy động được 100 triệu USD ở vòng gọi vốn mới nhất hồi tháng 5/2020. Kể từ khi ra mắt vào năm 2015 tới nay, MasterClass huy động tổng cộng được 240 triệu USD. Trong khi đó TopClass có một vài nhà đầu tư cá nhân, và nhà đồng sáng lập sẽ sớm gọi vốn để có thêm tài chính và đưa TopClass phát triển ở tầm khu vực.
Hiện có lời đồn đoán, người đứng sau thiết lập TopClass chính là ông Nguyễn Thanh Sơn – một trong những chuyên gia truyền thông có máu mặt ở Việt Nam. Ông Sơn hiện là Chủ tịch Học viện MVV. Trong khi đó cũng có một số thông tin cổ đông “hậu thuẫn” cho ông Sơn là ông Lê Hồng Minh, sáng lập VNG.
Điều đáng nói, hiện dư luận cho rằng, nếu TopClass bê nguyên mô hình của MasterClass (Mỹ) về Việt Nam giống mô hình kinh doanh kiểu Uber sẽ thất bại. Nguyên do lời đồn này cũng bởi có nguồn tin cho rằng, ông Nguyễn Thanh Sơn chính là người đã đưa Uber về Việt Nam và thất bại cay đắng. Uber phải “biến mất” tại Việt Nam sau ngày 8/4/2018 khi bị Grab thâu tóm.
Khi Uber vào Việt Nam một thời gian, giới chuyên môn đã nhìn thấy mô hình này không thể thành công ở Việt Nam, bởi khi áp dụng vào Việt Nam đã sai ngay từ đầu. Do đó, hiện Grab, be, Goviet (giờ Gojek) dần thay đổi mô hình để tìm cách tồn tại.
Theo một số nhà phân tích, khi mới ra mắt thị trường MasterClass có quảng cáo nhiều và có những trải nghiệm thực tế nhưng về lâu dài, quan trọng người học muốn lĩnh hội gì, áp dụng vào chính bản thân mình ra sao. Thật ra các mô hình này khi áp dụng vào Việt Nam phải thay đổi khá nhiều sao cho phù hợp với thị trường.
Tương tự giống mô hình từ TopClass và MasterClass đánh vào phân khúc rất lớn và có nhiều dư địa để thành công. Tuy nhiên, văn hoá của MasterClass từ Mỹ không quan tâm đến xuất thân, chỉ cần biết hiện tại và tương lai làm được gì. Trong khi Việt Nam lại quá quan trọng về bằng cấp, liệu người dân có chịu bỏ ra vài trăm ngàn – 1 triệu mỗi tháng để học?
Tuy nhiên, những học viên đã là người thành công thì họ sẽ nói gì nếu học từ Lê Hồng Minh hay Hồ Ngọc Hà, còn nếu những người trẻ học, liệu họ có sẵn sàng trả 100 ngàn đồng/tháng để học và họ có tự tin nói rằng mình là học trò và đã từng được học từ Hồ Ngọc Hà? Hay Lý Quí Khánh, Lan Khuê?
“Thật sự không đơn giản như những gì mọi người thấy từ các chiến dịch quảng cáo. Thực tế mô hình này giúp người học hỏi dễ dàng hơn, học từ trải nghiệm và rút ngắn thời gian. Có thể trước mắt Topclass thu hút lượng người học nhất định vì các nhân vật tham gia có lượng người hâm mộ hùng hậu, cuồng nhiệt giống như thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản.. Việc này có thể tạo ra sức hút ban đầu khủng khiếp nhưng cách này không lâu dài và bền vững”, một chuyên gia tư vấn cho biết.