Warning: Constant WP_MEMORY_LIMIT already defined in /home/caocap/public_html/wp-config.php on line 103

Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98
10 Cách khắc phục đi giày bị đau mũi chân HIỆU QUẢ - Giày Dép Và phụ Kiện Big Size - Friend.com.vn

10 Cách khắc phục đi giày bị đau mũi chân HIỆU QUẢ – Giày Dép Và phụ Kiện Big Size


Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98

Đi giày bị đau mũi chân là tình trạng nhiều chị em gặp phải hiện nay. Những đôi giày cao gót mặc dùng tôn dáng, nhưng nếu không biết đi đúng cách sẽ khiến đôi chân bị đau nhức vô cùng khó chịu. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn một số cách khắc phục đi giày bị đau mũi chân hiệu quả nhất.

Xem thêm: NGƯỜI CHÂN TO NÊN CHỌN GIÀY DÉP NHƯ THẾ NÀO?

Một số cách khắc phục tình trạng đi giày bị đau mũi chân

Để khắc phục cảm giác đau khi đi giày cao gót, các chị em có thể áp dụng một số mẹo sau:

1. Dùng băng cá nhân (Urgo)

Khi đi các đôi giày mới, đặc biệt là giày cao gót hoặc giày da, các chị em sẽ bị đau chân, thậm chí là trầy xước da. Nguyên nhân là do dày mới nên cứng, khi cọ xát vào chân sẽ gây khó chịu.

Dùng băng cá nhân

Để khắc phục các chị em có thể dán miếng băng cá nhân vào vị trí hay bị cọ xát. Nó giúp giảm ma sát và hạn chế tình trạng đau chân.

2. Phấn rôm

Phấn rôm không chỉ hút hẩm, tránh tình trạng dày có mùi hôi mà còn giảm cọ xát gây xước chân cho các chị em. Do đó, với những đôi giày mới, bạn nên rắc ít bột phấn rôm vào giày.

Phấn rôm

3. Dùng tất dày và máy sấy

Tất dày và máy sấy là những cứu cánh cho chị em khi đi giày bị đau mũi chân. Các đôi giày da lần đầu sử dụng sẽ khiến bạn bị kích chân, thậm chí là xước và đau mũi chân.

Dùng tất dày và máy sấy

Để khắc phục, bạn dùng máy sấy sấy nóng tại vị trí chân có cảm giác chật nhất. Sau đó đi đôi tất thật giày vào chân và xỏ vào giày cho đến khi phần sấy nguội lại. Lúc này, đôi giày đã được nới rộng phù hợp với kích thước chân của bạn.

Phương pháp này chỉ áp dụng với những đôi giày da thật và khi sấy không nê dùng mức nhiệt cao nhất.

4. Lăn khử mùi

Không chỉ có vai trò ngăn mùi hôi mà lăn khử mùi còn giảm tình trạng đi giày bị đau mùi chân cực kỳ hiệu quả. Nó sẽ giảm ma sát, tránh tổn thương cho da chân. Nếu đi giày cao gót hoặc giày búp bê bạn có thể áp dụng nhé.

Lăn khử mùi

5. Miếng lót giày bằng silicone

Giày mới hoặc giày chật sẽ khiến bạn đau chân. Do đó, bạn có thể sử dụng miếng lót silicone để khắc phục. Chúng giúp tạo độ êm chân, giảm ma mát, tránh bị xước chân.

Miếng lót giày bằng silicone

6. Cho nước vào túi nilon để vào giày

Đây cũng là cách nới rộng giày vô cùng hiệu quả, giảm tình trạng bị đau nhức chân. Bạn chỉ cần đổ đầy 1 túi nước sau đó buộc chúng chặt lại. Rồi đặt túi nước vào giày để qua đêm trong tủ lạnh.

Cho nước vào túi nilon để vào giày

7. Dán băng dính vào ngón áp út với ngón giữa

Dán băng dính vào ngón áp út với ngón giữa

Để tránh tình trạng đi giày bị đau mũi chân hãy dán băng dính vào ngón áp út và ngón giữa là biện pháp đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Nó sẽ giúp cố định hai ngón chân đồng thời giảm bớt áp lực dồn xuống gây đau mũi chân.

8. Kem dưỡng da

Kem dưỡng da không chỉ có vai trò chăm sóc da, làm đẹp mà còn làm mềm giày vô cùng hiệu quả. Bạn chỉ cần thoa kem dưỡng vào bên trong giày, nhất là những vị trí thường bị trầy xước. Tuy nhiên chỉ áp dụng với các đôi giày da thật nhé.

Kem dưỡng da

9. Dùng khuôn giữ dáng giày để nới rộng

Để nới rộng giày, bạn có thể dùng khuôn giữ dáng giày. Nên chọn khuôn có kích thước bằng hoặc to hơn 1 chút so với bàn chân và để vào giày trước khi đi. Nó sẽ hạn chế tình trạng đi giày bị đau mũi chân và giữ được form dáng của giày cực chuẩn.

Dùng khuôn giữ dáng giày để nới rộng

10. Dùng rượu và giấy

Để giày mềm hơn, bạn có thể xịt chút rượu trắng vào bên trong bề mặt. Nhất là những vị trí dễ bị chật, kích chân. Sau đó nhét miếng giấy vệ sinh tròn vào giày và để qua đêm.

Sau khi bỏ giấy ra, bạn nên phơi giày trong điều kiện mát mẻ để bay hết mùi cồn trước khi đi nhé.

Dùng rượu và giấy

11. Khoai tây

Khoai tây là thực phẩm tươi ngon và được ứng dụng nhiều trong cuộc sống. Đặc biệt, bạn có thể sử dụng nó để nới rộng giày bằng cách đặt củ khoai tây vào giày rồi để qua đêm. Tuy nhiên nên chọn khoai tây có kích thước phù hợp với cỡ giày nhé.

Khoai tây

Một số quy tắc khi mang giày cao gót để tránh đau chân

Dưới đây là một số quy tắc để tránh tình trạng đi giày bị đau mũi chân mà bạn có thể tham khảo:

  • Giày gót nhọn sẽ gây đau chân hơn so với giày gót bằng.
  • Đi giày đúng size chân.
  • Đế giày mỏng sẽ đau chân hơn đế giày dày.

Làm thế nào để chữa đau chân do đi giày cao gót?

  • Sau khi đi giày cả ngày khi về nhà bạn nên đi chân trần hoặc đôi dép mềm. Đừng quên massage toàn bộ lòng bàn chân cũng như các ngón và bắp chân.
  • Ngâm chân vào nước nóng, có thể thâm muối khoáng hoặc một ít giọt tinh dầu.

ngâm nước ấm chữa đau chân do đi giày cao gót

  • Nâng cao chân để máu được lưu thông đều.
  • Xoa bóp bàn chân với dầu mù tạt ấm.
  • Sử dụng quả bóng tennis và đặt bàn chân trên đó sau đó đẩy bóng khắp lòng bàn chân để giảm đau.

Trên đây là một số cách khắc phục tình trạng đi giày bị đau mũi chân. Hi vọng thông qua bài viết của chúng tôi các chị em sẽ có thêm nhiều mẹo hữu ích để diện những đôi giày cao gót mà không bị trầy xước hay đau chân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *