Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98
Bạn muốn tạo một đĩa boot của Windows 10, Windows 8/8.1 , Windows 7 hay Linux nhưng chưa biết chọn công cụ nào cho phù hợp. Dưới đây sẽ là 5 công cụ nhỏ gọn và hoàn toàn miễn phí, cho phép bạn nhanh chóng tạo đĩa USB/DVD boot từ file ISO của bất kỳ hệ điều hành nào mà bạn muốn.
Những công cụ dưới đây được chọn từ kết quả so sánh dựa trên các tính năng mà mỗi công cụ mang lại, sự đơn giản của quá trình thực hiện và thời gian cần để tạo ra một USB khởi động được.
1. Windows USB / DVD Tool
Nếu bạn đang tìm cho mình một công cụ để tạo đĩa boot Windows từ file ISO thì Windows USB/DVD Tool sẽ là công cụ đơn giản nhất để lựa chọn và thực hiện. Đây cũng là công cụ được cung cấp bởi chính Microsoft và có lẽ là công cụ phổ biến nhất. Windows USB/DVD Tool có giao diện làm việc khá đơn giản và bất kỳ ai cũng có thể sử dụng được, ngay cả với những người mới. Tất cả những gì bạn cần là chọn file ISO của bộ cài Windows, tiếp theo chọn thiết bị lưu trữ sẽ được tạo bản cài đặt Windows (có thể chọn USB hoặc đĩa DVD), cuối cùng bấm nút Copying để bắt đầu thực hiện.
Tải về Windows USB/DVD Tool
2. Rufus
Nếu bạn nghĩ rằng việc sử dụng Windows USB/DVD Tool ở trên là khá dài dòng và phải thực hiện nhiều bước thì Rufus sẽ là một sự lựa chọn tốt hơn ở đây. Đây là giải pháp giúp người dùng muốn tạo đĩa boot của bộ cài Windows nhanh hơn mà không cần phải trải qua nhiều bước. Rufus cũng có một vài sự lựa chọn tốt hơn so với công cụ của Microsoft như là lựa chọn sơ đồ phân vùng, kích thước Cluster và kiểm tra USB của bạn xem có bất kỳ lỗi nào hay không. Giao diện của tiện ích này cũng khá là đơn giản và tất cả các tùy chọn được đặt ra trong một cửa sổ duy nhất. Lưu ý nếu muốn tạo đĩa boot cài đặt Windows 8/8.1 thì tại mục Partition scheme and target system type bạn nên chọn tuỳ chon GPT partition scheme for UEFI computers để tạo USB chuẩn UEFI. Đây là công nghệ sẽ thay thế Bios cho phép bỏ qua các bước kiểm tra hệ thống và boot trực tiếp vào hệ điều hành Windows, do đó UEFI cho phép khởi động máy tính với tốc độ nhanh hơn đáng kể so với các phiên bản Windows trước đó.
Tải về Rufus
3. RMPrepUSB
Những người dùng có nhiều kinh nghiệm sẽ muốn kiểm soát các thiết lập nhiều hơn trước khi tạo file boot và MPrepUSB chính là lựa chọn ở đây. Thông qua công cụ này bạn có thể lựa chọn hệ thống tập tin, bộ nạp khởi động và thậm chí làm tạo các phân vùng trên ổ đĩa USB. Bằng cách truy cập vào mục Drive -> File phía dưới mục Image Tools. Công cụ này có khả năng làm việc cả với hệ điều hành Windows và Linux. Tuy nhiên cũng hết sức lưu ý rằng nếu không nẳm rõ các thiết lập của chương trình thì bạn không nên thay đổi, bởi nó có thể dẫn đến việc tạo ra ổ đãi không thể khởi động được.
Tải về MPrepUSB
4. Unetbootin
UNetbootin là công cụ dành cho người dùng Linux, nhằm tạo ra một thiết bị có khả năng khởi động và cài đặt hệ điều hành này. Công cụ này có một tính năng rất hay đó là cho phép bạn tải về các Distro của Linux để cài đặt vào thiết bị USB mà không cần phải mất nhiều thời gian tìm kiếm các liên kết tải về trên web, điều có thể tạo ra không ít khó khăn cho một người dùng mới. Sau khi lựa chọn hoặc tải file ISO về, bạn chỉ cần thực hiện theo chỉ dẫn của chương trình để hoàn tất quá trình tạo đĩa boot cho bộ cài Linux yêu thích của mình.
Tải về UNetbootin
5. Universal USB Installer
Đây là công cụ thứ hai dành cho người dùng Linux khi muốn tạo ra một đĩa boot cho hệ điều hành Linux. Universal USB Installer cũng hỗ trợ tất cả các Distro của Linux để cài đặt vào thiết bị USB. Giống như các công cụ khác có cùng chức năng, người dùng có thể lựa chọn bản Linux để tải, chọn ổ đĩa USB cần tạo bộ cài rồi bấm nút Create là xong.
Tải về Universal USB Installer
So sánh tốc độ làm việc
Để thử nghiệm tốc độ làm việc của các công cụ trên, chúng tôi sử dụng ổ đĩa USB 2.0 dung lượng 4GB, file ISO tiêu chuẩn của bộ cài đặt Windows 8 và Ubuntu 14.04.2 và kết quả thu được khá là ngạc nhiên.
Trong khi Rufus tuyên bố rằng tốc độ làm việc của nó nhanh hơn 2 lần so với các công cụ khác có cùng chức năng nhưng lại là công cụ chậm nhất. Nhưng sau khi thử lại lần thứ hai thì thời gian cũng chậm hơn hai đối thủ còn lại không nhiều. Trong khi hai công cụ dành cho Linux lại có tốc độ làm việc rất nhanh. Như vậy căn cứ vào tốc độ thử nghiệm trên, người dùng có thể lựa chọn cho mình công cụ phù hợp với yêu cầu để sử dụng.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết hướng dẫn thay đổi thứ tự Boot trong máy tính của bạn để có thể trải nghiệm thêm nhiều tính năng thú vị mà bạn chưa biết đến. Chúc các bạn thành công!
CTV Quân
Nguồn: guidingtech
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Hồ sơ quyết toán công trình xây dựng gồm những gì? | Cốp Pha Việt
- Nên chọn bản Window nào tốt nhất, Win 7, 8.1 hay 10, và 32 bit hay 64 bit? – Kỷ nguyên công nghệ
- Samsung Note 10 Plus 5G Mỹ mới 100% Fullbox – Di Động Mỹ
- Skype Ứng dụng,Tiện ích
- Cài đặt cuộc gọi đến nháy đèn flash – friend.com.vn