Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98
Cảnh báo khi liên kết thông tin thanh toán với tài khoản chợ ứng dụng Android, iOS
Cảnh báo khi liên kết thông tin thanh toán chợ ứng dụng
Do tính chất dễ dàng thanh toán, nên các chương trình khuyến mãi trên các chợ ứng dụng diễn ra rất nhộn nhịp với những hứa hẹn cực kỳ hấp dẫn.
Mục lục nội dung:
Cảnh báo khi liên kết thông tin thanh toán với tài khoản chợ ứng dụng Android, iOS
Dạo gần đây, mình nhận được tương đối nhiều yêu cầu của các bạn về việc hỗ trợ hoàn tiền (refund) do lỡ đăng ký tài khoản premium. Có thể kể ra một số tài khoản chủ yếu: ABA English, LingoDeer, Viva video, PicsArt…
Vì tình huống của các bạn nhờ hỗ trợ tương đối giống nhau nên mình có tổng kết thành CẢNH BÁO sau đây (từ các trường hợp của các bạn và những từ trải nghiệm “đau thương” mình), hi vọng sẽ có ích cho các bạn khác nữa.
Hạn chế tối đa liên kết thông tin thanh toán với tài khoản chợ ứng dụng
- Tuyệt đối hoặc hạn chế đến mức tối đa liên kết thẻ thanh toán ngân hàng (VISA, MASTERCARD) hoặc ví điện tử (MOMO,..) vào tài khoản chợ ứng dụng Apple Store/Play Store.
- Trường hợp bạn thực sự cần liên kết thanh toán thì chỉ để một số ít tiền (khoảng dưới 100.000đ) trên các thẻ thanh toán hoặc ví điện tử này. Hoặc thanh toán với số tiền vừa đủ mua ứng dụng đó, không để số dư nhiều.
Và các thẻ thanh toán này nên đến từ tài khoản phụ hoặc ví điện tử phụ, tức là không phải tài khoản thanh toán online chính của các bạn.
– Tài khoản phụ: hiện nay hầu như mỗi người đều sở hữu ít nhất 2 tài khoản ngân hàng hoặc ví điện tử.
Không ham rẻ, không ham khuyến mãi
Do tính chất dễ dàng thanh toán, nên các chương trình khuyến mãi trên các chợ ứng dụng diễn ra rất nhộn nhịp với những hứa hẹn cực kỳ hấp dẫn.
- Dễ dàng thanh toán: bạn có thể thanh toán qua thẻ ngân hàng, thẻ thanh toán quốc tế VISA/MASTERCARD, các loại ví điện tử, qua thuê bao điện thoại, qua trung gian khác…
- Điểm danh một số hứa hẹn hấp dẫn:
+ Cho dùng thử 7 ngày, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng với chi phí 0đ.
+ Khuyến mại hẳn 1 năm sử dụng miễn phí nếu nhập thông tin thanh toán hợp lý.
+ Đăng ký một thời gian ngắn để được hưởng các ưu đãi khác.
+ Phí rất rẻ trong khoảng thời gian ngắn nào đó (nhưng sau đó giá sẽ trở lại là giá bình thường)
..v..v…
Tất cả đều có 1 MỤC ĐÍCH CHUNG: LIÊN KẾT đến túi tiền của các bạn.
Cảnh báo: Đã liên kết thì rất khó gỡ bỏ
Đây là chỗ vừa tiện lợi nhưng cũng rất “khó chịu”. Chỉ có một số ít nhà cung cấp cho phép bạn gỡ bỏ thông tin thanh toán. Còn lại thì hầu như….không thể HOẶC chỉ khi bạn thêm thông tin thanh toán khác trước khi gỡ bỏ thông tin thanh toán đã nhập vào trước đó.
TÓM LẠI: ĐÃ NHẬP THÔNG TIN THANH TOÁN VÀO THÌ RẤT KHÓ RÚT RA KHỎI TÀI KHOẢN CHỢ ỨNG DỤNG.
Vì thế, vào một ngày đẹp trời nào đó bạn bỗng nhiên bị trừ tiền mà chẳng biết tại sao, hoặc biết thì đã quá muộn.
- Quá muộn: một số nhà cung cấp không có chính sách hoàn tiền hoặc chỉ hoàn tiền trong thời gian rất ngắn (sau 24h kể từ lúc mua hàng chẳng hạn). Vì thế, khi bạn phát hiện ra thì chỉ có cách “ngậm bồ hòn làm ngọt”, không có một công cụ pháp lý nào có thể hỗ trợ bạn ở đây.
- Vì sao mình lại nói là “không có một công cụ pháp lý nào có thể hỗ trợ bạn ở đây”?
Hầu hết chúng ta đều rất-rất ít khi nghiên cứu chính sách sử dụng của các nhà cung cấp. Mình nghĩ rằng 99% là không. Chính sách sử dụng chính là các điều khoản ràng buộc người dùng dịch vụ phải tuân theo. Mặc định khi bạn sử dụng dịch vụ là bạn đã tuân thủ chính sách này và về mặt pháp lý, bạn hoàn toàn đuối lý.
Cảnh báo: Chương trình ưu đãi mập mờ và thái độ chủ quan
Một số chương trình ưu đãi khá mập mờ, một số nhà cung cấp sử dụng các “hiệu ứng marketing” hoặc một thủ thuật nào đó khiến bạn không chú ý đến các điều kiện khác kèm theo.
Chương trình ưu đãi mập mờ: một số chương trình dùng thử chỉ giới hạn trong 1 thời gian nào đó sau đó thanh toán một cục cả năm luôn chứ không thanh toán từng tháng một. Một số chương trình chỉ khuyến mại vào nhưng chi tiết rất nhỏ, nhưng lại kèm nút “Nâng cấp” rất to, chỉ chực chờ bạn vô tình ấn vào là trừ tiền ngay lập tức… Nói chung thì khá là đa dạng mà mình cũng không đủ trải nghiệm để có thể liệt kê đầy đủ ở đây.
“Hiệu ứng marketing” (nếu từ này dùng không đúng thì các bạn bỏ qua nhé), có thể kể ra một hiệu ứng marketing phổ biến đó là cách nhà cung cấp cung cấp 1 giá trị RẤT LỚN trong thời gian RẤT NGẮN để làm bạn mất cảnh giác mà đăng ký…nhưng sau đó thì nhanh chóng trừ tiền của bạn ngay khi chương trình kết thúc, hoặc kết thúc sớm hơn dự kiến của bạn (do chênh lệch múi giờ, v..v…)
Cảnh báo: Đã mua nhưng không hủy gia hạn tự động
Khi bạn đã mua ứng dụng đủ cho một thời gian sử dụng nào đó nhưng lại không quên hủy gia hạn tự động thì đến ngày giờ đó, hệ thống thanh toán sẽ tự động trừ tiền của bạn. Đây là một lỗi RẤT THƯỜNG GẶP.
Kết luận
Nếu phải thanh toán mua ứng dụng hãy mua qua trang web đừng mua qua chợ ứng dụng.
Hãy tìm hiểu thật kỹ chính sách sử dụng và chi tiết chương trình khuyến mại, dùng thử trước khi liên kết thông tin thanh toán.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Tải inventor 2016 FULL CRACK 64bit 2021 Hướng dẫn cài đặt
- Hướng dẫn tạo tài khoản iCloud miễn phí trên iPhone Thủ thuật
- Sony Xperia Tablet Z – 16GB/Wifi/3G/NFC | Thegioididong.com
- Download photoshop cc 2018 full crack – davi24
- 33 Mẫu hòn non bộ đơn giản đẹp mê mẩn