Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98
Uống Acnotin bao lâu thì hết mụn? Liều lượng & cách sử dụng
Acnotin là loại thuốc trị mụn đang được nhiều người tiêu dùng đón nhận và dành những lời khen tích cực. Tuy nhiên Acnotin có công dụng như thế nào? liều lượng và cách sử dụng như thế nào? Uống Acnotin bao lâu thì hết mụn? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong các bài viết dưới đây.
Da mặt là nơi nhạy cảm nhất của cơ thể, thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường, các loại mỹ phẩm khiến da trở nên xấu đi, việc nổi những nốt mụn trứng cá, mụn bọc, mụn đầu đen, mụn ẩn hay mụn cám… không còn quá xa ạ. Mụn ảnh hưởng rất nhiều đến ngoại hình, khiến chúng ta không được tự tin về khuôn mặt của mình mỗi khi giao tiếp với những người xung quanh.
Hiện nay, trên thị trường rất ưa chuộng thuốc trị mụn acnotin. Sản phẩm hiện đón nhận được rất nhiều lời khen đến từ người tiêu dùng và chuyên gia. Vậy thực sự sản phẩm này có tốt hay không?
1. Thuốc Acnotin
Acnotin là một loại thuốc kê đơn nhóm điều trị bệnh da liễu, dùng để điều trị những dạng mụn trứng cá ở mức độ nhẹ đến nặng, nhiều loại mụn trứng cá như mụn bọc, mụn viêm…
- Nhà sản xuất: Mega Lifesciences Ltd, Thái Lan.
- Nhà đăng ký: Mega Lifesciences Ltd, Thái Lan.
- Thành phần: Isotretinoin.
- Tá dược vừa đủ một viên: Sáp ong trắng, Butylated hydroxyanisole, Dinatri edetat, Dầu thực vật hydro hóa một phần, Dầu đậu nành, Gelatin, Glycerin, Sorbitol 76%, Carmoisine, Brilliant Blue, Ponceau 4R, Oxyd iron đen, Dioxyd titan, Nước tinh khiết.
- Dạng bào chế: Acnotin được bào chế dạng viên nang mềm.
- Hiện nay trên thị trường có 2 dạng với hàm lượng khác nhau:
- Dạng Acnotin 10 có hàm lượng 10mg Isotretinoin.
- Dạng Acnotin 20 có hàm lượng 20mg Isotretinoin.
- Quy cách đóng gói: Một hộp Acnotin gồm 3 vỉ, mỗi vỉ gồm 10 viên nang mềm.
2. Thuốc trị mụn Acnotin có công dụng gì?
Có chứa thành phần Isotretinoin là một dẫn xuất của vitamin A hay còn được gọi là 13-cis-retinoic acid.
Một trong những nguyên nhân sinh ra mụn trứng cá chính là do lượng bã nhờn dưới da quá nhiều, gây bít tắc lỗ chân lông, các bụi bẩn bám ở đó không được làm sạch lâu ngày sinh ra mụn trứng quá. Trong khi đó Isotretinoin sẽ làm giảm kích thước tuyến bã nhờn, đồng thời làm giảm hoạt động của nó, khiến bã nhờn sinh ra ít hơn không còn gây bít tắc lỗ chân lông hỗ trợ trị mụn trứng cá.
Theo nghiên cứu mới đây người ta còn nhận thấy Isotretinoin đóng góp vào cơ chế kháng viêm trên bề mặt da rất tốt.
3. Chỉ định của thuốc trị mụn Acnotin
Thuốc được dùng cho các đối tượng gặp tình trạng mụn hệ thống, mụn bọc, mụn lâu năm không điều trị được.
4. Chống chỉ định của thuốc Acnotin
Thuốc chống chỉ định với những trường hợp như:
- Không sử dụng cho bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thành phần nào của thuốc
- Không sử dụng trong các trường hợp điều trị trứng cá ở tuổi dậy thì
- Chống chỉ định cho trẻ em dưới 12 tuổi
- Không sử dụng Isotretinoin song song với kháng sinh nhóm Tetracyclin.
- Không sử dụng với bệnh nhân suy giảm chức năng gan thận nặng, bệnh nhân tăng lipid máu, ngộ độc vitamin A.
5. Cách sử dụng & liều dùng của thuốc Acnotin
- Cách sử dụng:
Thuốc Acnotin được bào chế dạng viên nang mềm nên sử dụng đường uống là tốt nhất. Theo các chuyên gia, bác sĩ khuyến cáo nên sử dụng thuốc khi còn nguyên vẹn, không nhai vỡ viên thuốc trong khi uống sẽ khiến cho quá trình giải phóng dược chất bị thay đổi, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị của thuốc.
Thuốc Acnotin nên sử dụng trong bữa ăn để tăng hiệu quả điều trị do hoạt chất Isotretinoin có tính ưa lipid cao, do đó sử dụng trong bữa ăn giúp quá trình hấp thu xảy ra dễ dàng hơn.
- Liều dùng:
Ban đầu từ 0,5 – 1,0 mg/kg/ngày chia làm hai lần mỗi ngày. Thời gian điều trị tối thiểu là 15 – 20 tuần. Các bác sĩ có thể hiệu chỉnh liều sao cho phù hợp với từng bệnh nhân nhưng liều tối đa cho phép là 2mg/kg/ ngày (chỉ sử dụng cho bệnh nhân có tình trạng nặng).
Sau đó tiếp tục sử dụng thuốc trong khoảng 16 tuần, khoảng cách giữa 2 đợt điều trị tối thiểu là 2 tháng.
Hiệu chỉnh liều trên bệnh nhân suy thận: Liều khởi đầu là 10 mg/ ngày, sau đó có thể tăng dần đến mức đáp ứng điều trị.
6. Tác dụng phụ của thuốc Acnotin
Đối với thuốc Acnotin để trong quá trình điều trị mụn trứng cá, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn, các triệu chứng này xuất hiện ở mức độ nhẹ và thoáng qua, thường biến mất sau khi hoàn thành liệu trình trị liệu.
- Tác dụng phụ thường gặp:
- Thiếu máu, suy giảm số lượng bạch cầu và tiểu cầu
- Gây kích ứng tới mắt, viêm kết mạc, viêm bờ mi
- Khô da
- Đau nhức cơ xương khớp
- Mắt và da tăng nhạy cảm với ánh sáng
- Hoa mắt, buồn ngủ, đau đầu
- Rối loạn đường máu, rối loạn mỡ máu
- Tác dụng phụ hiếm gặp:
- Dị ứng
- Rụng tóc
- Trầm cảm
- Ảo giác
- Tăng áp lực nội sọ
- Nhiễm trùng nhiễm khuẩn
- Rối loạn tâm thần
Khi bắt gặp bất cứ vấn đề nào trong quá trình sử dụng, nên thông báo với bác sĩ. Khi các triệu chứng trên xuất hiện ở mức độ nặng hoặc bạn thấy bất kỳ biểu hiện khác lạ trên bản thân thì nên tới cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ tư vấn kịp thời.
7. Thuốc Acnotin giá bao nhiêu?
Thuốc Acnotin 20mg có giá 400.000 đồng/hộp; 10mg có giá khoảng 200.000 đến 250.000 đồng/hộp.
Đây là mức giá được tham khảo trên các nhà thuốc và quầy thuốc trên địa bàn Hà Nội, tuy nhiên giá cả có thể điều trị ở các nhà thuốc và khu vực khác nhau, nhưng không đáng kể.
8. Uống Acnotin bao lâu thì hết mụn?
Uống Acnotin bao lâu thì hết mụn là câu hỏi được rất nhiều thắc mắc, thuốc có tác dụng trực tiếp đến nguyên nhân trực tiếp gây ra mụn nên thời gian điều trị có phần lâu hơn so với các phương pháp và loại thuốc khác. Tuy nhiên bạn có thể yên tâm bởi gương mặt sẽ không bị phát lại sau đó.
Thời gian điều trị tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người, thông thường kéo dài từ 3 – 5 tháng. Qua mỗi tháng làn da của bạn sẽ cảm nhận được những sự thay đổi rõ rệt, trong hai tháng đầu tiên, mụn sẽ được làm nhỏ lại và hầu như không hề thấy các vết mụn mới xuất hiện thêm trên làn da. Đến tháng thứ 3 các đầu mụn sẽ khô và săn lại không còn mưng mủ như trước. Tháng thứ 4. Các đầu mụn sẽ được đẩy lên trên gương mặt, bạn cần tiến hành loại bỏ nhân mụn này ra. Không nên thực hiện thao tác này tại nhà vì có thể nhiễm khuẩn và để lại sẹo, hãy đến các cơ sở làm đẹp uy tín để thực hiện.
Sau Khi lấy hết nhân mụn gương mặt của bạn sẽ mịn màng và đẹp hơn vào tháng thứ 5, thời điểm này không nên sử dụng thuốc nữa mà nên tập trung vào chữa trị và làm lành vết thương trên da để mụn không tái phát trở lại.
9. Lưu ý khi sử dụng thuốc Acnotin
Trước khi sử dụng thuốc Acnotin để trị mụn, bạn cần phải chú ý những điều sau:
- Thuốc gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh nên không sử dụng cho người lái xe hoặc vận hành máy móc.
- Không lột da mặt khi đang điều trị bằng Acnotin, thời gian tối thiểu để bạn thực hiện các thẩm mỹ khác trên mặt là 6 tháng.
- Nên tự kiểm soát các chỉ số của các bệnh nhân bị tiểu đường, thừa cân, rối loạn chuyển hóa lipid, nghiện rượu.
- Sử dụng kết hợp với các sản phẩm giữ nước để tránh tình trạng khô da, khô môi
- Không sử dụng thuốc tránh thai có nguồn gốc từ 19-nortesterol khi bạn bị mụn trứng cá.
- Không nên sử dụng sáp tẩy lông trong khi điều trị bằng Acnotin
- Để xa tầm tay trẻ em, trẻ em ăn nhầm cần đưa đi cấp cứu để tránh tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
- Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, sạch sẽ không để thuốc nơi ẩm ướt có thể làm mốc thuốc, tránh để thuốc ở nơi trực tiếp tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Trên đây là những thông tin về thuốc Acnotin, hy vọng sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc uống acnotin bao lâu thì hết mụn? Tuy sản phẩm khá nhạy cảm vì vậy trước khi sử dụng nên hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Mua dây cáp mạng giá rẻ ở đâu tphcm và hà nội? Giá HOT
- Đăng ký iCloud bằng Gmail, tạo tài khoản iCloud bằng Gmail, Hotmail, Y
- Hình nền Quốc kỳ Việt Nam, hình nền Cờ Việt Nam
- Review, cách sử dụng PicsArt và chia sẻ tài khoản PicsArt Gold 2021 – ChiasePremium.com
- Cách kiểm tra thiết bị Android đã root hay chưa? – Sử dụng ứng dụng Root Checker