Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98
“Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng”
Câu ca dao của người mẹ trẻ hát ru con cứ vang vọng văng vẳng bên tai tôi. Nó cứ quanh quẩn và len lỏi và trái tim tôi lúc nào không hay. Cứ mỗi lần nghe ai đó đọc ca dao, tôi lại cảm thấy niềm tự hào về nền văn học nước nhà đậm đà bản sắc của dân tộc. Nó không chỉ hay, ý nghĩa mà còn chứa đựng cả bầu trời tuổi thơ gợi nhớ.
Thuở xưa đến nay, người ta hay đem mối quan hệ mẹ ghẻ-con chồng ra rồi bàn tán như một điều hiển nhiên không thể thay đổi. Rằng hai người đó luôn luôn hiềm khích và ghét bỏ. Nhưng liệu rằng, tất cả mẹ ghẻ-con chồng trên đời đều như thế không.
“Mấy đời bánh đúc có xương”
Hồi còn rất nhỏ, tôi đã nghe về câu ca dao này nhưng chưa kịp hiểu ý nghĩa của nó. Lớn lên một chút, tôi bắt đầu hiểu rằng người ta đang bảo rằng những bà mẹ kế sẽ chẳng bao giờ yêu thương đứa con của chồng với người phụ nữ khác sinh ra.
“Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng”
Hiểu thì hiểu rồi nhưng câu “Mấy đời bánh đúc có xương” là thế nào nhỉ? Quê tôi không có bánh đúc nên tôi không biết gì về loại bánh này. Lòng tò mò đã khiến tôi tìm hiểu và vỡ lẽ. Thì ra bánh đúc được làm bằng nhân ngọt, thường là nhân đậu nên làm sao mà có xương cho được. Vậy theo ý người xưa, dễ gì mà tìm ra được xương trong bánh đúc, cũng như dễ gì mà tìm được mẹ ghẻ yêu thương con chồng.
Xem thêm bài viết tham khảo “Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng/Con nuôi cha mẹ tính tháng kể ngày”
Những bà mẹ ghẻ trong mắt tôi và cả những đứa trẻ hẳn lúc nào cũng đáng sợ. Thậm chí, cả người lớn tuổi cũng không tin vào chuyện mẹ ghẻ và con chồng có một cuộc sống hòa thuận. Tất cả các bà mẹ ghẻ trong các câu chuyện cổ tích đều làm người nghe nổi gai óc bởi thủ đoạn và sự tàn ác của mình. Nghe đến mẹ ghẻ là ám ảnh chứ đừng nói gì là sống chung với bà ấy.
“Mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng”
Đấy, thế nên không sợ chia tay không thể sống thiếu nhau, chỉ sợ con mình sẽ gặp một bà mẹ ghẻ nào đấy như trong chuyện cổ tích. Xét về một khía cạnh nào đó, mẹ ghẻ không thương con chồng là một chuyện cũng được xem là bình thường. Vì đó đâu phải là con của họ, đó lại là giọt máu của chồng mình và người cũ ông từng thương. Sự ích kỷ và tị nạnh sẽ trỗi dậy mỗi khi nhìn thấy đứa trẻ ấy. Thế nhưng, dù thế nào cũng đừng nên làm tình làm tội những đứa trẻ.
Không cần phải đọc chuyện cổ tích, chúng ta vẫn tìm thấy những “mụ dì ghẻ” giữa đời thực bây giờ. Biết bao nhiêu câu chuyện mẹ ghẻ hành hạ con chồng được dư luận phanh phui và tố cáo. Từ đánh đập, cấu xé, hành hạ đến tra tấn tinh thần,…có cái nào mà họ bỏ qua đâu. Đừng nói đến chuyện những đứa trẻ ấy gọi họ bằng tiếng “dì”, tiếng “mẹ”, giữa người và người với nhau mà đối đãi như thế đã trái đạo rồi.
Đó chỉ là những đứa trẻ ngây thơ sớm xa rời vòng tay của mẹ. Chúng cần biết bao sự bao dung và hơi ấm tình thương từ một người khác. Thế nhưng, những con người mang danh mẹ đã khiến lũ trẻ ám ảnh suốt cuộc đời. Nếu đã không thể chấp nhận con riêng thì ngay từ đầu, xin người đừng tiến tới.
Có những bà mẹ ghẻ ngoại lệ hay không?
Tôi luôn tin rằng, cuộc đời có người tốt người xấu và không phải ai cũng giống như ai. Nếu có những bà mẹ ghẻ tàn ác, vô lương tâm thì đâu đó vẫn có những tấm lòng bao la như trời biển. Dù không phải là máu thịt, họ vẫn có thể sống hạnh phúc cùng nhau. Tôi vẫn giữ suy nghĩ ấy giữa bao nhiêu thông tin mẹ ghẻ hành hạ và đối xử tệ với con chồng hàng ngày.
Cho đến một hôm, tôi xem qua câu chuyện mẹ ghẻ-con chồng từ “Điều ước thứ 7”. Phải nói, cuộc đời vẫn còn đẹp biết bao khi người ta sống tử tế với nhau. Một người mẹ ghẻ tưởng sẽ như bao nhiêu người khác trên đời. Bà bước vào ngôi nhà chồng với ánh mắt ái ngại của hàng xóm và sự chán ghét của các con chồng. Nhưng cái làm người ta nhận ra nhau chính là thời gian, thời gian qua đi và những điều tốt đẹp lại đến. Tình thương của bà to lớn và vĩ đại hơn cả mẹ ruột. Tất cả mọi chuyện trong nhà đều một tay bà lo.
Ngôi nhà đó nào đâu khá giả gì, thậm chí là khó khăn chồng chất khó khăn. Thế nhưng ở nơi đó, chúng ta vẫn nhận thấy những nụ cười hạnh phúc mang chút sinh khí yếu ớt cho ngôi nhà nhỏ điêu tàn.
Hãy tin vào những điều tốt đẹp
Chúng ta hãy nghĩ về những điều tốt đẹp trong cuộc sống và tin tưởng nó. Xã hội rộng lớn như thế, người xấu tuy nhiều nhưng người tốt cũng đâu ít. Chúng ta đừng kỳ thị những bà mẹ ghẻ vì đâu phải ai cũng giống ai.
Có nhiều bà mẹ đan tâm vứt bỏ con của mình khi còn đỏ hỏn thì việc một người xa lạ yêu thương con của người khác cũng đâu phải là chuyện gì quá ngạc nhiên. Có thể rằng, bánh đúc khó tìm thấy xương nhưng mẹ ghẻ thương con chồng là có thật. Đôi khi, lòng nhân ái và tình cảm lớn lao của con người làm chúng ta thức tỉnh, trân trọng những người yêu thương mình nhiều hơn.
Cuộc đời này không thiếu những tấm lòng và cũng không thiếu những bà mẹ ghẻ yêu thương con chồng. Chúng ta cứ tin và đặt niềm tin vào cái mà mình muốn đi.
Đoạn kết
Những ai còn mẹ là những người may mắn, chúng ta hãy nên biết ơn vì điều đó ngay lúc này. Thế nhưng, đời có ai lường trước được điều gì. Mọi sự xảy ra với mình có khi lại là duyên số. Nếu định mệnh bắt ta phải gọi một người khác hoặc xem họ như mẹ thì bạn hãy làm đi. Dù không thương cũng đừng làm nhau thêm đau khổ. Vì khi bạn cho đi cái gì, bạn sẽ nhận lại kết quả tương tự.
Download Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Top 5 phần mềm sắp xếp icon trên Desktop tốt nhất 2022
- TOP mẫu điện thoại tràn viền đáng sở hữu nhất 2021 – Kênh TOP 10
- Lấy Mạng Tổng Bong88 -Sbobet | Giao Mạng Tổng Bong88 Uy tín
- Bộ hình nền thiên nhiên phong cảnh full HD cực đẹp
- Sàn giao dịch Natureforex có lừa đảo không ? Sự thật đằng sau sàn Natureforex, đánh giá sàn Natureforex 2021 – Kiến thức đầu tư – tài chính – du lịch