Warning: Constant WP_MEMORY_LIMIT already defined in /home/caocap/public_html/wp-config.php on line 103

Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98
Cách cài Android trên VMWare - Friend.com.vn

Cách cài Android trên VMWare


Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98

Hầu hết chúng ta từng giả lập Android với Bluestack, Nox App Player… nhưng có thể bạn chưa biết đến cách cài hệ điều hành Android trên môi trường ảo hoá. Với hướng dẫn sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách cài Android trên công cụ ảo hoá nổi tiếng VMware.

Cách cài Android trên VMware

1. Chuẩn bị

– Phần mềm VMware Workstation, các bạn có thể tải về theo đường link sau: friend.com.vn/products/workstation-pro/workstation-pro-evaluation.html

– Bộ cài Android x86, link tải về dưới đây:

2. Thiết lập trên VMware

Bước 1: Bạn mở VMware và vào menu File (1) => New Virtual Machine… (2).

Chọn New Virtual Machine

Bước 2: Bạn click vào Typical (1) => Next (2).

Click vào Typical rồi chọn Next

Bước 3: Bạn click vào Installer disc image file (iso) (1) => Browse… (2).

Click vào Installer disc image file (iso) rồi chọn Browse

Bước 4: Bạn tìm đến và click file cài android đã tải về (1) ở phần chuẩn bị => Open (2).

Click file cài android đã tải về ở phần chuẩn bị và nhấn Open

Sau đó, bạn bấm Next để tiếp tục.

Nhấn Next để tiếp tục

Bước 5: Bạn đặt tên cho máy ảo (1) => click vào Browse… (2) để thay đổi nơi lưu máy ảo sau khi cài đặt. Tiếp theo, bạn nhấn Next (3) để tiếp tục.

Đặt tên cho máy ảo rồi click vào Browse

Bước 6: Bạn thay đổi dung lượng ổ cứng cho máy ảo (1) tối thiểu là 20GB. Tiếp theo, bạn click vào Store virtual disk as single file (2) => Next (3).

Click vào Store virtual disk as single file

Bước 7: Bạn nhấn Finish để hoàn thành.

Nhấn Finish để hoàn thành

3. Cài đặt Android trên máy ảo

Bước 1: Bạn click vào máy ảo Android (1) => Power on this virtual machine (2).

Chọn Power on this virtual machine

Bước 2: Sau khi mở lên, bạn hãy chọn dòng Advanced options…

Chọn dòng Advanced options

Bạn chọn tiếp mục Auto Installation – Auto Install to specified harddisk.

Chọn Auto Installation - Auto Install to specified harddisk

Bước 3: Bạn nhấn Yes để tiến hành format bộ nhớ và cài Android.

Nhấn Yes để tiến hành format bộ nhớ và cài Android

Bước 4: Bạn đừng nhấn vào Run Android-x86 để tránh gặp lỗi màn hình đen. Thay vào đó, bạn nhấn Reboot (1) => OK (2).

Nhấn Reboot và click OK

4. Thiết lập Boot và sửa lỗi màn hình đen

Bước 1: Sau khi khởi động lại và vào menu boot, bạn hãy ấn phím E để chỉnh sửa menu boot đầu tiên.

Ấn phím E để chỉnh sửa menu boot đầu tiên

Sau đó, bạn ấn phím E lần nữa để chỉnh sửa.

Ấn phím E lần nữa để chỉnh sửa

Bước 2: Bạn bấm phím mũi tên trên bàn phím để quay lại.

Dùng phím mũi tên để quay lại

Sau khi bạn quay lại đến dòng kernel quiet thì bạn chèn thêm dòng lệnh sau:

nomodeset xforcevesa_

Sau khi chèn thì dòng lệnh sẽ là kernel nomodeset xforcevesa_quiet.

Sau đó, bạn ấn phím Enter để lưu dòng lệnh.

Dòng lệnh kernel nomodeset xforcevesa_quiet

Bước 3: Bạn nhấn phím B để quay lại mục trước.

Nhấn phím B để quay lại mục trước

Sau khi quay lại mục trước, dòng lệnh sẽ tự chạy và bạn chờ menu boot Android xuất hiện là thành công.

Lưu ý: Nếu menu boot Android chạy quá lâu thì bạn nên tắt máy ảo Android đi và tăng bộ nhớ RAM tối thiểu 2GB, CPU tối thiểu 2 nhân để khởi động và chạy Android ổn định.

Sau khi quay lại mục trước, dòng lệnh sẽ tự chạy và bạn chờ menu boot Android xuất hiện là thành công

5. Thiết lập cài đặt trong Android và kiểm tra

Bước 1: Sau khi màn hình Android kết thúc thì bước thiết lập Android bắt đầu. Bạn hãy nhấn Start để bắt đầu.

Nhấn Start để bắt đầu

Bước 2: Chọn mạng VirtWifi để kết nối.

Chọn mạng VirtWifi để kết nối

Bước 3: Chọn Don’t copy để không nhập dữ liệu từ tài khoản Google.

Chọn Don’t copy để không nhập dữ liệu từ tài khoản Google

Bước 4: Bạn có thể nhập tài khoản Google để cài app, lấy dữ liệu hoặc bỏ qua và đăng nhập sau bằng cách click vào Skip.

Chọn Skip để bỏ qua

Tiếp theo, bạn nhấn Skip để tiếp tục.

Nhấn Skip để tiếp tục

Bước 5: Nhấn Accept để đồng ý với các điều khoản của Google.

Nhấn Accept để đồng ý với các điều khoản của Google

Bước 6: Bạn nhấn Not now để bỏ qua bước tạo mật khẩu màn hình khoá.

Nhấn Not now để bỏ qua bước tạo mật khẩu màn hình khoá

Chọn Skip anyway để xác nhận.

Chọn Skip anyway để xác nhận

Bước 7: Cuối cùng Android đã thiết lập xong và đang chờ bạn sử dụng. Ở bước này yêu cầu bạn chọn Launcher để dùng, bạn hãy chọn Quickstep (1) => Always (2).

Chọn Quickstep rồi nhấn Always

Và giao diện hệ điều hành Android trên máy ảo như hình bên dưới với cửa hàng Play Store để bạn tải ứng dụng về.

Giao diện hệ điều hành Android trên máy ảo

Bước 8: Để kiểm tra phiên bản Android, bạn kéo chuột từ trên màn hình xuống để mở Action Center và click vào dấu để mở rộng.

Kéo chuột từ trên màn hình xuống để mở Action Center và click vào dấu - để mở rộng

Tiếp theo, bạn click vào biểu tượng Settings.

Click vào biểu tượng Settings

Bước 9: Trong mục cài đặt, bạn cuộn xuống dưới và tìm mục System.

Bạn cuộn xuống dưới và tìm mục System

Tại đây, bạn có thể biết được phiên bản Android hiện tại là bản bao nhiêu ở phần Android version. Trong bài viết bên dưới thì phiên bản Android hiện tại là Android 9.

Bạn có thể biết được phiên bản Android hiện tại là bản bao nhiêu ở phần Android version

Do chạy trên cấu trúc của chip Intel, AMD mà không phải cấu trúc ARM nên một số phần mềm, game sẽ bị văng khi cài ứng dụng. Tuy nhiên, đây cũng là một cách sử dụng hệ điều hành Android khá hay và tận dụng tốt phần cứng trên máy tính của bạn. Chúc các bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *