Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98
Sao chép dữ liệu từ MacBook vào ổ cứng là việc làm cần thiết, để vừa có không gian lưu trữ cho MacBook nhưng đồng thời cũng giúp bảo vệ dữ liệu. Làm thế nào để có thể chép dữ liệu vào ổ cứng và bộ nhớ ngoài dễ dàng. Hãy cùng tham khảo hướng dẫn ở trong bài viết sau đây.
1. Lỗi cơ bản khi sử dụng bộ nhớ ngoài với MacBook
Mac không nhận ổ cứng ngoài là một trong số những vấn đề thường gặp phải với người dùng MacBook. Dù có rất nhiều ổ cứng có thể hoạt động một cách bình thường khi sử dụng ở trên máy tính Windows, tuy nhiên khi đem dùng cho MacBook thì lại không thể nào tìm thấy.
Sao chép dữ liệu từ Mac vào ổ cứng gặp khó khăn vì chỉ có thể đọc nhưng không thể di chuyển tệp tin
Bên cạnh đó, sao chép dữ liệu từ MacBook vào ổ cứng cũng không phải là việc quá đơn giản, giống như khi sao chép dữ liệu từ MacBook vào điện thoại iPhone. Bởi vì người dùng chỉ có thể đọc các tệp tin ổ đĩa ngoài vào Mac, nhưng hoàn toàn không thể thực hiện việc di chuyển hay dán nếu như không được định dạng đúng cách.
2. Định dạng ExFAT và FAT32 là gì?
FAT32 ra đời vào thời điểm năm 95, hỗ trợ cho tất cả các ổ lưu trữ USB. FAT32 có một hạn chế khi sử dụng, đó là chỉ có thể chứa được các file với dung lượng nhỏ hơn 4GB.
Định dạng ExFAT ra mắt vào thời điểm năm 2006, đây được xem là định dạng file system tối ưu nhất sử dụng dành cho bộ nhớ Flash. Và định dạng này khi sử dụng cho USB hay SB thì có thể lưu trữ lượng file lớn hơn 4GB.
Khi thực hiện cách chép dữ liệu từ MacBook vào ổ cứng, nếu như ổ cứng có format dạng NTFS thì việc sử dụng định dạng ExFAT và FAT32 là hoàn toàn phù hợp. Lý do là vì 2 định dạng này có thể hỗ trợ cho mọi hệ điều hành. Chúng ta cần sử dụng vì NTFS không hề dễ kết nối với Mac. Bởi MacOS chỉ có thể hiển thị và đọc chứ không thể nào có thể ghi dữ liệu ở trên NTFS.
3. Cách chép dữ liệu từ MacBook sang bộ nhớ ngoài
3.1. Sử dụng bộ driver NTFS bên thứ ba bản trả phí
Cách lưu dữ liệu vào USB, ổ cứng ngoài bằng cách sử dụng bộ driver NTFS bên thứ ba, bản trả phí dành cho MacBook được sử dụng phổ biến hiện nay. Dù trả phí, tuy nhiên việc cài đặt ứng dụng này được thực hiện nhanh gọn và dễ dàng nhờ vào việc bạn có một tài khoản ở App Store. Không những thế hiệu suất hoạt động cũng tốt hơn.
Xem thêm: MacBook không nhận USB
Hiện nay, bản trả phí là bộ driver Paragon NTFS for Mac sở hữu mức giá 19.95 USD. Khi sử dụng thủ thuật này, bạn sẽ được dùng thử miễn phí trong thời gian 10 ngày đầu tiên.
3.2. Sử dụng bộ driver NTFS bên thứ ba bản miễn phí
Là giải pháp tiết kiệm. Tuy nhiên khi sử dụng phần mềm này việc cài đặt mất rất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, cũng xuất hiện những rủi ro về khả năng bảo mật. Hiện nay, FUSE for macOS là phần mềm được sử dụng phổ biến.
Tuy nhiên phần mềm này không thể Mount và đọc các file mà cần các công cụ và thao tác thủ công để hỗ trợ. Đầu tiên, bạn cần cài đặt Homebrew-phần mềm quản lý file bằng cách dán dòng này vào Terminal (Mở Terminal bằng tổ hợp phím Command + Space để mở Spotlight, có 1 thanh textbox sẽ hiện ra và gõ vào “Terminal” là OK)
/Usr/Bin/Ruby -e “$(Curl -fssl friend.com.vn/Homebrew/Install/Master/Install)”
Trước đó, khi chạy các lệnh để cài đặt Homebrew và nhận được xác nhận trong Terminal, bạn cần cài đặt gói NTFS-3G. Hãy nhập lệnh sau để cài đặt NTFS-3G:
brew install ntfs-3g
Nếu Terminal không nhận được phần mềm FUSE là đã cài đặt hay chưa. Nếu bạn gặp tình trạng đó, hãy thử chạy dòng lệnh này:
brew cask install osxfuse
Sau đó, bạn sẽ được nhắc khởi động lại MacBook của mình. Quá trình Restart hoàn thành hãy thử chạy lại lệnh NTFS-3G.
Ghi vào ổ đĩa NTFS với NTFS-3G
NTFS-3G cho phép máy Mac ghi vào ổ đĩa NTFS, nhưng chúng tôi đề cập trên, việc đó sẽ không tự động như một công cụ lập trình sẵn. Thay vào đó bạn cần chạy thêm một vài lệnh để nó hoạt động.
Đầu tiên, tìm địa chỉ của ổ đĩa read-only. Thông tin này có thể lấy trong Terminal bằng lệnh:
diskutil list
Bạn cần chạy các lệnh sau mỗi lần muốn gắn ổ đĩa có thể ghi. Thay thế /dev/disk1s1 bằng địa chỉ ổ đĩa tìm thấy ở bước trên:
sudo mkdir /Volumes/NTFS sudo /usr/local/bin/ntfs-3g /dev/disk1s1 /Volumes/NTFS -olocal -oallow_other
Nếu không muốn chạy các lệnh này mỗi lần gắn ổ đĩa mới, thì có một cách khắc phục. Bạn có thể boot máy Mac vào chế độ single-user và thay thế công cụ NTFS có sẵn của Mac bằng NTFS-3G.
3.3. Kích hoạt tính năng ghi dữ liệu lên ổ đĩa NTFS thử nghiệm của Apple
- Kích hoạt bằng UUID:
+Thực hiện kết nối ổ NTFS với Mac. Sử dụng chuỗi lệnh sau, để tìm UUID cho phân vùng NTFS: “diskutil info /Volumes/DRIVENAME | grep UUID”.
+Ghép UUID với phân vùng hỗ trợ đọc và ghi NTFS cho /etc/fstab: “sudo echo “UUID=ENTER_UUID_HERE none ntfs rw,auto,nobrowse” >> /etc/fstab”.
+Vì ổ NTFS sẽ không hiển thị trên màn hình nhưng người dùng có thể truy cập thư mục /Volumes/ khi mở thư mục ở trong Finder, dùng lệnh:“open /Volumes”.
+Trường hợp muốn NTFS xuất hiện ở màn hình desktop hãy tạo alias Finder với biểu tượng link: “sudo ln -s /Volumes/DRIVENAME ~/Desktop/DRIVENAME”.
- Kích hoạt bằng tên ổ đĩa:
Sử dụng lệnh: “sudo echo “LABEL=DRIVE_NAME none ntfs rw,auto,nobrowse” >> /etc/fstab”.
Vì dùng lệnh sudo, nên cần phải thông tin tài khoản bao gồm cả mật khẩu Admin thì lệnh mới thực hiện được. Ví dụ, ứng dụng với ổ NTFS trên Mac OS X có tên WINDOWS8, thì lệnh dùng là: “sudo echo “LABEL=WINDOWS8 none ntfs rw,auto,nobrowse” >> /etc/fstab”.
Nếu tên ổ NTFS phức tạp quá, có thể đổi tên ổ NTFS rồi Mount tính năng hỗ trợ ghi dữ liệu.
Truy cập /Volumes/ để có thể tìm ổ Windows NTFS vừa mới Mount tính năng hỗ trợ đọc và ghi dữ liệu. Bên cạnh đó, việc tạo nên một biểu tượng link ở phía trên màn hình Mac cũng giúp truy cập ổ NTFS Mount dễ dàng hơn: “sudo ln -s /Volumes/DRIVENAME~/Desktop/DRIVENAME&&open~/Desktop/DRIVENAME”.
3.4. Thay đổi định dạng ổ cứng thành FAT32 hoặc ExFAT
Bên cạnh việc sử dụng phần mềm Copy nhanh, thì việc thay đổi định dạng ổ cứng thành FAT32 hay ExFAT cũng sẽ giúp việc chép dữ liệu từ MacBook vào ổ cứng và bộ nhớ ngoài được thuận tiện hơn.
Lưu ý: cách này sẽ định dạnh ổ cứng ngoài về một định dạng mới, nên dữ liệu của ổ cứng ngoài sẽ bị mất khi bị định dạng lại. Nên người dùng phải cân nhắc trước khi tiến hành
Bước 1: Truy cập vào Disk Utility từ LaunchPad hoặc là tìm qua công cụ tìm kiếm.
Bước 2: Tại đây bạn có thể nhìn thấy rất nhiều thiết bị bao gồm gắn trong và gắn ngoài. Hãy nhấp vào một ổ đĩa bất kỳ từ mục External.
Bước 3: Nhấp chuột phải vào tên thiết bị bằng cách nhấn vào Erase. Lúc này bạn đã có thể thay đổi tên của ổ đĩa.
Bước 4: Khi quá trình định dạng diễn ra, bạn hãy nhấn chọn vào nó và thay đổi thành ExFAT. Rồi nhấn tiếp vào Erase.
Bước 5: Khi hoàn tất việc định dạng, hãy kết thúc bằng cách chọn “Done”.
Với những cách chép dữ liệu từ MacBook vào ổ cứng nói trên, hy vọng đó sẽ là những thông tin bổ ích. Từ đó bạn có thể liên hệ vào thực tế và tự mình áp dụng để sao chép dữ liệu mỗi khi cần.
Bạn có hài lòng với nội dung này không? Có Không ShareTweetSharePin0 Shares
Bài viết liên quan:
- Hướng dẫn Copy hình ảnh từ iPhone qua MacBook
- Cách sao chép và dán văn bản tài liệu trên MacBook
- Những cách xóa file trên MacBook nhanh chóng
- Tổng hợp 9 cách khắc phục MacBook không vào được wifi
- MacBook dùng hệ điều hành gì? Những thiết bị chạy MacOs
- Hướng dẫn cách kết nối Airpod với MacBook, Laptop Windows
- Terminal trên MacBook là gì? Hướng dẫn cách sử dụng
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- [Video] 4 cách xóa, gỡ cài đặt phần mềm trên Windows 10 cực đơn giản – friend.com.vn
- Sữa Chống Nắng Anessa Cho Da Nhạy Cảm & Trẻ Em 60ml | Hasaki.vn
- Cách kết nối điện thoại với tivi Sony nhanh chóng và đơn giản
- How to Fix The File or Directory Is Corrupted and Unreadable Error – EaseUS
- Cách đổi hình nền máy tính, thay ảnh màn hình desktop, laptop Windows