Warning: Constant WP_MEMORY_LIMIT already defined in /home/caocap/public_html/wp-config.php on line 103

Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98
Chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em: Biểu hiện và điều trị • Hello Bacsi - Friend.com.vn

Chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em: Biểu hiện và điều trị • Hello Bacsi


Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98

Sinh con ra, bố mẹ nào cũng muốn con yêu phát triển khỏe mạnh và bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ chậm phát triển trí tuệ thì bạn cần làm gì để giúp con vượt qua? Thay vì buồn phiền và cảm thấy tự ti, bạn hoàn toàn có thể đồng hành cùng con vượt qua vấn đề này.

Trẻ chậm phát triển trí tuệ là gì?

Chậm phát triển trí tuệ là sự khiếm khuyết trong việc phát triển trí não và thường xảy ra ở trẻ em dưới 18 tuổi. Những đứa bé này thường có một số giới hạn về chức năng não bộ và về các khả năng khác như đối thoại, tự chăm sóc, hành xử xã hội…

Bên cạnh đó, trẻ cũng có chỉ số thông minh (IQ) thấp và thường không kiểm soát được những hành vi hung hăng của mình. Do đó, bé dễ bị kích động trước những tình huống đơn giản.

Phân loại bệnh

Chậm phát triển trí tuệ được chia ra làm 4 cấp:

Chậm phát triển trí tuệ mức nhẹ

  • Có khoảng 80% bé bị chậm trí tuệ rơi vào loại này.
  • Chỉ số IQ của trẻ thường dao động từ 50 – 75 và bé có thể theo học tiểu học.
  • Những bé gặp phải khuyết tật này thường mất khá nhiều thời gian để học kỹ năng giao tiếp. Tuy nhiên, nếu được giáo dục đúng cách, trẻ hoàn toàn có thể giao tiếp tốt với người khác.
  • Một số đặc điểm phổ biến là trẻ gặp khó khăn với việc viết và đọc, trẻ không thể đưa ra quyết định.
  • Khi lớn lên, trẻ có thể tự lập với sự hỗ trợ của gia đình, cộng đồng.

Chậm phát triển trí tuệ mức trung bình

  • Có khoảng 10% trẻ chậm trí thuộc loại này.
  • IQ của trẻ là từ 35 – 55.
  • Trẻ có thể tự thực hiện các công việc cá nhân như tắm, ăn và đi vệ sinh với sự hướng dẫn của bố mẹ.
  • Trẻ có thể học viết, đọc và đếm cơ bản.
  • Trẻ học khá chậm nhưng vẫn có thể làm được một số công việc đơn giản.
  • Khi lớn lên, trẻ thường sống tại các trung tâm cộng đồng dưới sự giám sát và trông nom.

Chậm phát triển trí tuệ mức nặng

  • Khoảng 3 – 5% trẻ bị khuyết tật trí tuệ rơi vào nhóm này với IQ từ 20 – 40.
  • Trẻ có thể học được một số kỹ năng cơ bản để chăm sóc bản thân và kỹ năng giao tiếp.
  • Khi lớn lên, trẻ có thể sống tại các nhà tập thể có giám sát.

Chậm phát triển trí tuệ đặc biệt (rất nặng)

  • Chỉ 1 – 2% trẻ chậm phát triển trí tuệ rơi vào nhóm này.
  • IQ của trẻ nằm dưới 20 – 25.
  • Trẻ có thể học các kỹ năng giao tiếp cơ bản và kỹ năng tự chăm sóc bản thân với sự hỗ trợ của người lớn.
  • Trẻ bị tổn thương thần kinh và cần sự theo dõi, giúp đỡ thường xuyên.

Nguyên nhân gây bệnh

trẻ chậm phát triển trí tuệ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng đến 60% trong số đó vẫn chưa xác định được nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất:

Di truyền

  • Khoảng 30% trẻ bị chậm phát triển trí tuệ là do di truyền.
  • Trong trường hợp này, những dị thể bất bình thường từ bố mẹ truyền sang cho con cái và gây ra khuyết tật.
  • Bệnh Phenylketone niệu (một chứng rối loạn chuyển hóa) cũng gây ra khuyết tật về trí tuệ.

Bố mẹ

  • Mẹ tiếp xúc với khói thuốc cũng ảnh hưởng đến trẻ về sau
  • Hội chứng ngộ độc rượu bào thai là một trong nguyên nhân phổ biến
  • Trong ba tháng đầu của thai kỳ, nếu thai phụ dùng ma túy hoặc uống rượu, trẻ sinh ra có thể mắc phải hội chứng này
  • Nếu khi mang thai người mẹ mắc phải các căn bệnh như rubella, bệnh nhiễm ký sinh trùng toxoplasma, rối loạn tuyến sữa hoặc bị nhiễm virus cytomegalovirus (CMV) thì thai nhi có nguy cơ rơi vào tình trạng chậm phát triển trí thông minh
  • Trong thời gian mang thai, nếu bạn bị cao huyết áp, lưu lượng máu đến thai nhi sẽ bị xáo trộn, dẫn đến việc thai nhi phát triển không bình thường.
  • Một số dị tật bẩm sinh cũng có thể khiến đầu và hệ thần kinh trung ương của trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng chậm phát triển trí tuệ.
  • Trẻ bị khuyết tật ống thần kinh thì cũng có thể dẫn đến tình trạng này.

Thương tích hoặc bệnh tật

  • Một số căn bệnh trẻ mắc phải khi còn nhỏ như thủy đậu, sởi, ho gà và cường giáp cũng có thể dẫn đến tình trạng chậm phát triển trí tuệ nếu không được điều trị kỹ lưỡng.
  • Các bệnh liên quan đến nhiễm trùng não như viêm màng não hoặc viêm não cũng có thể khiến não bị tổn thương, gây ra tình trạng chậm phát triển trí tuệ.
  • Chấn thương não do tai nạn giao thông hoặc do té từ trên cao xuống cũng có thể là thủ phạm khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ.

Các yếu tố môi trường

  • Trong thời gian mang thai, nếu bạn không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể thì thai nhi sẽ không thể phát triển hoàn thiện, dẫn đến khiếm khuyết trí tuệ vết sau
  • Những trẻ bị suy dinh dưỡng, không được chăm sóc y tế đầy đủ cũng có nguy cơ đối mặt với tình trạng này.
  • Tiếp xúc nhiều với các hóa chất độc hại như chì hoặc thủy ngân cũng khiến trẻ bị khiếm khuyết trí tuệ

Biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí tuệ

biểu hiện trẻ chậm phát triển trí tuệ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *