Warning: Constant WP_MEMORY_LIMIT already defined in /home/caocap/public_html/wp-config.php on line 103

Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98
Chùa Lâm Quang: Ngôi chùa 22 năm nuôi dưỡng các cụ già neo đơn - Friend.com.vn

Chùa Lâm Quang: Ngôi chùa 22 năm nuôi dưỡng các cụ già neo đơn


Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98

>>Gieo mầm thiện

Chùa Lâm Quang là một ngôi chùa bình dị nằm trong con hẻm nhỏ ở địa chỉ số 301/117/70H Bến Bình Đông, phường 14, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh. Điều đặc biệt ở đây chính là nhà dưỡng lão tình thương do nhà chùa thành lập đã hơn 20 năm nay, nơi nuôi dưỡng rất nhiều cụ già không nơi nương tựa.

Nơi nương tựa của các cụ già neo đơn

Chùa Lâm Quang nằm khuất sâu trong một con hẻm tại Bến Bình Đông (phường 14, quận 8 - TPHCM) luôn đầy ắp lòng từ bi, là nơi trú ngụ, nương tựa cho những người già yếu, neo đơn

Chùa Lâm Quang nằm khuất sâu trong một con hẻm tại Bến Bình Đông (phường 14, quận 8 – TPHCM) luôn đầy ắp lòng từ bi, là nơi trú ngụ, nương tựa cho những người già yếu, neo đơn

Việc mở nhà dưỡng lão xuất phát từ tấm lòng của Ni sư Thích Nữ Huệ Tuyến hiện đang là trụ trì của chùa mong muốn các cụ khi về già sẽ có một chốn an dưỡng yên bình và được chăm sóc chu đáo. Chính vì vậy mà Ni sư đã đưa các cụ về phụng dưỡng với tất cả những gì mình có thể làm được.

Thời gian đầu, để có đủ kinh phí cho việc chăm sóc tốt cho các cụ, các ni sư của chùa đã làm thêm rất nhiều việc như làm nhang, bán xôi, hủ tiếu chay đến nhận nấu thức ăn chay cho các gia đình phật tử khi có đám, tiệc… Mỗi ngày các sư cô và Phật tử đến làm công quả cùng lo chăm sóc cho các cụ trong những công việc thường ngày trong từng bữa ăn, giấc ngủ, thuốc thang, tắm giặt và dọn dẹp vệ sinh chỗ ở… Khi các cụ qua đời thì đều được nhà chùa lo hậu sự từ đầu tới cuối, từ các thủ tục an táng tới thờ cúng. Chính từ ý nghĩa nhân văn của việc làm nhân đạo này mà rất nhiều nhà hảo tâm, tổ chức, đơn vị và cá nhân đã động lòng và cùng chung tay quyên góp tiền của, lương thực, thực phẩm và vật dụng cá nhân để giúp nhà chùa chăm sóc các cụ được tốt hơn.

Chùa Lâm Quang được thành lập từ năm 1997, hiện đang cưu mang 149 người, trong đó có 126 cụ già, còn lại là trẻ em cơ nhỡ. Người ở đây có lúc ít lúc nhiều, vì có khi đón cụ mới vào, và có khi có người qua đời. Từ đó đến nay, đã có hơn 300 người đã khuất được an tang và thờ cúng tại chùa.

Những cụ già neo đơn đang nương tựa tại chùa Lâm Quang. Ảnh: Dân Việt

Những cụ già neo đơn đang nương tựa tại chùa Lâm Quang. Ảnh: Dân Việt

Mái ấm mang đến hạnh phúc

Những cụ già ở đây, hầu hết đều không còn bất cứ nơi nào để về, hoặc có nhưng không thể về. Nhưng trong sự không có gì, ngược lại, đôi khi, con người ta lại dễ thấy an yên.

Nỗi đau có lẽ sẽ ít đau hơn một chút khi bắt gặp một nỗi đau khác. Ở đây ai cũng từng bất hạnh. Sự đồng cảm xảy đến một cách tự nhiên, mà không cần tìm tòi, không cần sự khai thác từ phía người đối diện.

Vào đây, ít ra, không có sự lạc lõng như ngày còn lang thang ở phố, ở đường, không có những nỗi cô độc trong chính căn nhà của mình, ngay chính cạnh người thân của mình khi khoảng cách giữa các thế hệ là một thực trạng đau lòng có thật.

Ở đây, các cụ được có người trò chuyện, có người lắng nghe mình. Đó là từ những thành viên còn lại trong mái nhà chung này, là những đoàn thiện nguyện ghé qua đây, gửi lại chút tiền, chút quà, chút lời hỏi thăm ấm áp rồi rời đi. Dẫu có vội vã, dẫu có thoáng qua, sự quan tâm, yêu thương ngắn ngủi ấy là thật. Ở mái ấm này họ cảm thấy đồng cảm với nhau, an yên.

Cửa chùa vẫn luôn rộng mở chở che những người già neo đơn, cô độc. Tiếng chuông chùa đang ươm những mầm xanh không may mắn, hướng đến những điều tốt đẹp của cuộc sống...Ảnh: Dân Việt

Cửa chùa vẫn luôn rộng mở chở che những người già neo đơn, cô độc. Tiếng chuông chùa đang ươm những mầm xanh không may mắn, hướng đến những điều tốt đẹp của cuộc sống…Ảnh: Dân Việt

Nếu có dịp đến thăm, được tận mắt chứng kiến công việc chăm sóc người lớn tuổi của các ni sư cũng như các Phật tử tại đây hay các trung tâm nuôi dưỡng người già neo đơn khác, hẳn nhiều người sẽ càng thêm hiểu ý nghĩa của câu nói “sống trên đời cần có một tấm lòng”.

Gần như, tâm niệm nơi cửa chùa “đã lo thì lo cho trót”, tức đã cưu mang ai thì lo đến tận lúc “nhắm mắt xuôi tay”. Vì lẽ đó, mỗi khi cụ nào mất, sau khi làm lễ nơi cửa phật, các cụ được đem đi hoả táng rồi hài cốt mang về chùa thờ cúng. Tất cả chuyện hậu sự này, nhà chùa lo hết. Đến nay, đã có hàng chục “cụ” được quy tụ tại chùa, đêm đêm có người hương khói.

Ngoài việc thiện tại đây, chùa Lâm Quang còn đóng góp nhiều chương trình hỗ trợ cho các phong trào từ thiện xã hội. Ảnh: Internet

Ngoài việc thiện tại đây, chùa Lâm Quang còn đóng góp nhiều chương trình hỗ trợ cho các phong trào từ thiện xã hội. Ảnh: Internet

Dù có tấm lòng từ bi, nhà chùa không thể một mình lo hết cho mọi người, vẫn cần những sự giúp đỡ từ muôn nơi. Những ngày lễ lớn, đại diện nhiều cơ quan, đơn vị thường đến thăm và tặng quà. Các y bác sĩ thường xuyên đến khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho tất cả những người đang sống tại chùa. Đặc biệt, là sự quan tâm của các cấp lãnh đạo nhiệt tình ủng hộ chùa về mọi mặt.

Ngoài việc thiện tại đây, chùa Lâm Quang còn đóng góp nhiều chương trình hỗ trợ cho các phong trào từ thiện xã hội. Và, cùng với nhiều đoàn thể, chùa cũng đã góp sức cứu trợ bà con bị thiên tai, bão lụt ở nhiều tỉnh thành trong cả nước cũng như một số nước bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *