Warning: Constant WP_MEMORY_LIMIT already defined in /home/caocap/public_html/wp-config.php on line 103

Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98
Fintech là gì?  Fintech lừa đảo không? Các công ty Fintech tại Việt Nam - Friend.com.vn

Fintech là gì?  Fintech lừa đảo không? Các công ty Fintech tại Việt Nam


Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98

Trong thời đại hiện nay chắc hẳn ít nhất vài lần bạn nghe đến từ Fintech. Nhưng cụ thể Fintech là gì, có phải một dạng lừa đảo công nghệ số hay không?

Tại Việt Nam có những công ty Fintech nào uy tín? Có thể chúng ta sẽ hiểu hơn về khái niệm này sau khi tham khảo nội dung chia sẻ sau đây của Nganhangnongthon.

Nội dung:

1.Tìm hiểu rõ Fintech là gì?

Fintech là gì?

Nói chính xác về khái niệm của từ Fintech theo thế giới thì nó là:

  • Các chương trình công nghệ nói chung
  • Được trải nghiệm trên máy tính, điện thoại hay thiết bị công nghệ khác
  • Dùng để hỗ trợ, kích hoạt các dịch vụ tài chính, ngân hàng hiện đại

Những năm gần đây Fintech đang ngày càng phát triển vượt bậc và tiếp cận người dùng hiệu quả. Mọi khu vực trên thế giới, mọi ngóc ngách đời sống xã hội đều có sự góp mặt của Fintech.

Các ứng dụng của công nghệ thông tin theo xu thế này được ví như một con sóng mới làm thay đổi hệ thống cung ứng và vận hành tài chính theo hướng tích cực, mang lại nhiều lợi ích. Có thể nói Fintech là một thành công trong cuộc cách mạng kỹ thuật số.

App Vay Tiền Online Không Thẩm Định, Cho Vay Nợ Xấu

Thuật ngữ Fintech có nghĩa là gì?

Theo định nghĩa như trên thì bạn có thể lờ mờ đoán ra rồi phải không? Từ Fintech được tạo thành khi kết hợp giữa:

  • Finance (tiền tệ, tài chính)
  • Technology (công nghệ)
Fintech là gì? Fintech lừa đảo không? Các công ty Fintech tại Việt Nam
Fintech là gì? Fintech lừa đảo không? Các công ty Fintech tại Việt Nam

Do đó nó mới có cái tên tiếng Việt nôm na là công nghệ tài chính. Fintech đánh dấu sự xâm nhập của công nghệ thông tin vào hệ thống tài chính tiền tệ hiện có. Nhưng chính xác khi nào một tổ chức nào đó được gọi là Fintech?

Bạn có thể phân tích 2 trường hợp sau để hiểu câu trả lời cho điều thắc mắc kia.

☻Một công ty tài chính áp dụng công nghệ kỹ thuật vào hệ thống thì KHÔNG được gọi là Fintech. Ví dụ: ngân hàng Vietcombank có ứng dụng internet banking nhưng Vietcombank không phải là Fintech.

app vay tiền online mới uy tín vay nhanh lãi suất thấp 0%

☻Công ty IT triển khai dịch vụ trong lĩnh vực tài chính thì gọi là Fintech. Ví dụ về Fintech như ZaloPay, MoMo, Payoo,…

Ai quản lý Fintech?

Fintech giúp các giao dịch trở nên đơn giản, thuận tiện và cải thiện hiệu quả triệt để. Các hoạt động của ngân hàng và tài chính nói chung đều được tích hợp trên phần mềm mã nguồn, công nghệ cao trên nền tảng internet.

Và Fintech chịu sự quản lý của các cơ quan bao gồm chính phủ cũng như doanh nghiệp. Các cơ chế quản lý được đưa ra để xem xét, lựa chọn nhằm tối ưu tác dụng trong vấn đề này. Nổi bật có thể kể đến giải pháp là Sandbox.

2.Các công ty Fintech tại Việt Nam hiện nay 2021

Đến đây mình sẽ giới thiệu 5 cái tên nổi bật nằm trong nhóm ảnh hưởng lớn nhất Việt Nam. Đây là những công ty Fintech có mức tăng trưởng mạnh, phổ biến và mang lại hiệu quả hàng đầu.

Công ty Fintech Payoo

Payoo sở hữu ví điện tử cùng tên, hoạt động nổi bật tại Việt Nam và có tên trong nhiều top thịnh hành thế giới. Đây là một trong những công ty Fintech thành công nhất tại nước ta hiện nay.

Các tính năng vượt trội của Payoo:

  • Cung cấp dịch vụ mua sắm trả góp lãi suất 0 đồng qua thẻ tín dụng
  • Nhiều chương trình khuyến mãi kích thích nhu cầu mua sắm tại cửa hàng đối tác
  • Thanh toán bằng cách quét mã QR tại hầu hết các ứng dụng ngân hàng hoặc siêu ứng dụng như Grab, ZaloPay
  • Chấp nhận thanh toán với thẻ nội địa hoặc quốc tế
  • Thanh toán toàn diện tại các cửa hàng tiện lợi và trung tâm thương mại

Sau 12 năm phát triển, Payoo hiện có thể xử lý thanh toán cho hơn 350 loại hóa đơn trực tuyến. Payoo đa dạng dịch vụ, kết nối mạng lưới rộng khắp với các tổ chức, doanh nghiệp.

Công ty Fintech Moca

Moca liên tiếp 4 năm nhận được giải thưởng Công ty Fintech tiêu biểu tại Việt Nam. Vị thế của công ty luôn được giữ vững là nhà thanh toán di động hàng đầu trong nước.

Sản phẩm ví Moca của công ty này đã dẫn đầu về mức độ gắn bó người dùng. Hơn 95% khách hàng trải nghiệm và khẳng định rằng họ sẽ tiếp tục sử dụng Moca. Trung bình mỗi người thực hiện 2,2 giao dịch mỗi ngày mặc dù ví này hầu như rất ít khuyến mãi.

Các thành tích, ưu điểm nổi bật của công ty Fintech Moca:

  • Đạt 2,5 triệu người dùng trong 1 năm
  • Liên kết với 24 ngân hàng thương mại, 1 ngân hàng điện tử
  • Trong nửa năm, tổng lượng giao dịch thanh toán trên Grab tăng 40%
  • Số lượng người dùng tương tác hàng tháng tăng hơn 150% so với cùng kỳ
  • Giao dịch trực tuyến không dùng tiền mặt tại GrabMart chiếm 70%

Đến giữa tháng 6 năm 2020, ví điện tử của công ty Moca đã đạt mốc 20 triệu người dùng trên cả nước. Các công nghệ mới nhất được ứng dụng như AI, Big Data, Cloud,…

Công ty Fintech MoMo

MoMo tên gọi đầy đủ là Công ty cổ phần dịch dịch vụ di động trực tuyến. Nó hoạt động trong lĩnh vực thanh toán di động, có thể hiểu là viết tắt của Money Mobile. Công ty đã được cấp phép với dịch vụ:

  • Ví điện tử
  • Dịch vụ chuyển tiền
  • Thu hộ/ chi hộ,…

Cũng như các công ty bạn thì MoMo cũng có những thành tích đáng kể. MoMo đã góp mặt trong danh sách 100 công ty Fintech nổi bật nhất thế giới về đổi mới.

Công bố được đưa ra bởi công ty tài chính quốc tế IFC. Tại đó MoMo là cái tên duy nhất của Việt Nam lọt top.

Công ty Fintech Tima

Tima bắt đầu có mặt trên thị trường tài chính công nghệ vào năm 2015, với số vốn 150 tỷ. Đến nay, đây là một trong những gương mặt tiêu biểu của làng Fintech Việt Nam.

tima logo

Các ưu điểm được nhìn nhận từ khách hàng và giới chuyên môn đối với sản phẩm vay của Tima:

  • Giao dịch nhanh gọn: nền tảng công nghệ cho phép đăng ký vay online với thủ tục đơn giản, điều kiện linh hoạt, duyệt nhanh trên điện thoại,…
  • Giải ngân lập tức: ngay sau khi hồ sơ được duyệt vay, khách hàng được giải ngân trực tuyến tại hơn 4000 điểm giao dịch trên toàn quốc
  • Uy tín: các dịch vụ tư vấn tài chính chất lượng cao tại Tima còn cung cấp trung thực về thông tin, lãi, chi phí liên quan. Khách hàng không cần lo lắng

Công ty Fintech ZaloPay

Có lẽ người dùng không còn xa lạ với ví ZaloPay trong những năm gần đây. Ứng dụng có thể được cài đặt riêng lẻ hoặc tích hợp vào tài khoản của bạn rất thuận tiện. Cùng với MoMo và Moca thì Zalopay là ví điện tử được sử dụng phổ biến nhất ở Hà Nội, TP.HCM.

Các doanh nghiệp này cũng chiếm tới hơn 90% thị phần ví điện tử ở thị trường Việt Nam. ZaloPay thuộc công ty tỷ đô hiếm hoi trong nước với ưu thế là lượng người dùng đông đảo. Trong số đó 27% lượng giao dịch của ứng dụng này phục vụ cho nạp tiền điện thoại.

Việt Nam có 5 đại diện trong nhóm Fintech Fast 101 theo dữ liệu toàn cầu. Và chúng ta đã vừa điểm qua chúng ở phần này rồi đấy.

3.Một số thắc mắc về Fintech

Học Fintech ở đâu?

Có rất nhiều trường đại học triển khai ngành học Fintech để sinh viên có thể đăng ký. Nếu bạn có dự định dấn thân vào đam mê này thì tham khảo:

  • Học viện tài chính – Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân
  • Trường Đại Học Á Châu
  • Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh (UEH)
  • Ngành công nghệ tài chính trường đại học APU Malaysia
  • Viện ngân hàng – tài chính

Trước khi đăng ký ngành công nghệ tài chính – Fintech tại các trường đại học thì các bạn cần tìm hiểu thông tin cụ thể về ngôi trường đó, chẳng hạn như địa điểm, học phí, chất lượng giáo dục, tỷ lệ đầu ra,…

Fintech lừa đảo có phải không?

Bất cứ lĩnh vực nào cũng mang đến lợi ích và bất cập nhất định, chứ không thể hoàn hảo. Fintech cũng vậy, nó có các dịch vụ tiện lợi cho khách hàng và tiềm ẩn một vài mối nguy cơ về lừa đảo tinh vi thời đại công nghệ số phát triển.

Các hình thức lừa đảo mà bạn cần nhận dạng của công ty Fintech:

  • Mở các khóa học với học phí cao mà không có giá trị thật
  • Cung cấp các công cụ robot kém chất lượng, nhằm lừa tiền khách hàng
  • Kêu gọi: mời thành viên mới để được nhận hoa hồng, không khác gì đa cấp
  • Đề ra các dự án ma, lợi nhuận siêu to khổng lồ để dẫn dụ khách hàng nhẹ dạ

Nếu có những dấu hiệu này thì bạn tuyệt đối không giao dịch để tránh tổn thất nhé. Bởi vì chẳng có một công ty uy tín nào lại mời chào, kêu gọi, bịa đặt những lợi ích trên trời để khách hàng mờ mắt như vậy.

Các công ty tài chính (Fintech) tại Việt Nam thì có rất nhiều, khoảng hơn 150 công ty. Nhưng những cái tên nổi bật mà chúng tôi vừa kể có thể giúp bạn bước đầu hiểu thế nào là Fintech.

Về vấn đề có lừa đảo hay không thì vẫn có, nhưng cũng dễ nhận diện, nên bạn không phải lo. Hãy tham khảo những tổ chức uy tín để không gặp phải rắc rối.

5 / 5 ( 1 bình chọn ) Đề Xuất dành cho bạn nên làm thẻ atm ngân hàng nào tốt nhất miễn phí hiện nay >

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *