Warning: Constant WP_MEMORY_LIMIT already defined in /home/caocap/public_html/wp-config.php on line 103

Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98
Full cách tăng điểm 3 đường Đao, Bổng, Quyền Thiếu Lâm vltk1 - Friend.com.vn

Full cách tăng điểm 3 đường Đao, Bổng, Quyền Thiếu Lâm vltk1


Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98

Mục Lục Bài Viết

I. Giới thiệu môn phái Thiếu Lâm VLTK 1

Thiếu Lâm võ học thủ pháp gọn gàng, thế quyền liên tục như mưa sa sấm chớp liên tục không ngừng. Thân thể tráng kiện vô cùng, luyện ngoại công, nổi tiếng với các tuyệt kỹ như Hoành Tảo Lục Hợp, Thiếu Lâm Côn Pháp, Hàng Long Bất Vũ, Kim Cang Phục Ma, Sư Tử Hống.

Ngũ hành: Kim.

Đồng hệ: Thiên Vương.

Khắc hệ: Đường Môn, Ngũ Độc.

Kỵ hệ: Cái Bang, Thiên Nhẫn.

Giới tính: Nam.

Đặc tính: Ngoại Công.

Tấn Công: Tầm Gần/ Tầm Xa.

Phe phái: Chính phái.

Phân nhánh: Quyền Pháp, Côn Pháp, Đao Pháp.

II. Hệ Thống chiêu thức môn phái Thiếu Lâm

Hệ Thống chiêu thức môn phái Thiếu Lâm

<< Xem thêm >> Toàn tập Nhiệm vụ môn phái Thiếu Lâm Lv10-120

III. Cách tăng điểm tiềm năng và kỹ năng cho Thiếu Lâm Quyền Pháp Võ Lâm 1

1. Giới thiệu kỹ năng môn phái Thiếu Lâm Quyền Pháp

kỹ năng môn phái Thiếu Lâm Quyền Pháp

a. Chiêu thức Thiếu Lâm Quyền Pháp

  • Kỹ năng 90: Đạt Ma Độ Giang;
  • Kỹ năng 120: Đại Thừa Như Lai Chú;
  • Kỹ năng 150: Đại Lực Kim Cang Chưởng.

b. Ưu điểm của Thiếu Lâm Quyền Pháp

  • Rất trâu, phản đòn tốt;
  • Tỷ lệ xuất chiêu liên tục và choáng cao.

c. Nhược điểm của Thiếu Lâm Quyền Pháp

  • Chạy bộ và không có kỹ năng tăng tốc độ di chuyển;
  • Cần kỹ năng PK cao để đánh trúng mục tiêu.

2. Cách tăng điểm tiềm năng và kỹ năng của Thiếu lâm Quyền Pháp

a. Thiếu Lâm Quyền Pháp trường phái Máu Huyết (máu cực nhiều)

Mục đích: dùng để hỗ trợ đồng đội khi công thành, lôi đài, sử dụng chiêu thức Hàng Long Bát Vũ làm chủ đạo. Có thể phải ép đồ nếu bạn tăng ít Sức Mạnh.

Phân bổ điểm Tiềm năng:

Sức mạnh: mặc định hoặc tối đa 260 Sức Mạnh.

Sinh khí: còn lại.

Thân pháp và Nội công: không tăng.

Phân bổ điểm Kỹ năng:

  • 20 Hàng Long Bát Vũ;
  • 20 Thiếu Lâm Quyền Pháp;
  • 20 La Hán Trận;
  • 30 Như Lai Thiên Điệp;
  • 20 Dịch Cân Kinh;
  • 20 Bất Động Minh Vương;
  • nếu còn dư điểm sẽ tăng vào Thiếu Lâm Côn Pháp và Thiếu Lâm Đao Pháp để tăng Tấn Công Chí Mạng.

Lưu ý: cách này rất ít người theo vì nếu tăng theo trường phái Huyết tăng thì đa phần sẽ theo Đao pháp chứ không theo Quyền vì theo Đao còn có thể tận dụng La Hán Trận để PK.

b. Thiếu Lâm Quyền Pháp trường phái Chiến lực (lực tay cao)

Mục đích: dùng để đơn đấu với các phái cận chiến. Tiêu diệt đối thủ nhanh hoặc bị tiêu diệt nhanh vì máu ít

Sức mạnh: Từ cấp 132 trở đi, sẽ tăng theo các mức lực tay 40xx (480 SM), 45xx (555 SM), 50xx (630 SM), 55xx (705 SM), 60xx (780 SM), …

Thân pháp: thực sự rất khó xác định nên tăng bao nhiêu là hợp lý, độ chính xác càng cao càng tốt nhưng do số điểm hạn chế nên phải tăng sao cho hợp lý. Tạm thời tăng 70 – 100 Thân Pháp. Còn lại, tùy từng bạn với cách chơi và cảm nhận thực tế mà tự điều chỉnh cho phù hợp.

Sinh khí: còn lại.

Nội công: không tăng.

Phân bổ điểm Kỹ năng:

  • 20 Hàng Long Bát Vũ;
  • 20 Thiếu Lâm Quyền Pháp;
  • 1 Thiếu Lâm Côn Pháp;
  • 20 La Hán Trận;
  • 20 Long Trảo Hổ Trảo;
  • 30 Như Lai Thiên Điệp;
  • 20 Dịch Cân Kinh;
  • Max Đạt Ma Độ Giang.

Sau đó tăng điểm vào Bất Động Minh Vương để tăng né tránh và độ chính xác hoặc tăng vào Thiếu Lâm Côn Pháp để tăng Độ chính xác và Tấn công chí mạng.

IV. Cách tăng điểm tiềm năng và kỹ năng cho Thiếu Lâm Côn Pháp Võ Lâm 1

1. Giới thiệu kỹ năng môn phái Thiếu Lâm Côn Pháp

kỹ năng môn phái Thiếu Lâm Côn Pháp

a. Chiêu thức Thiếu Lâm Côn Pháp

  • Kỹ năng 90: Hoành Tảo Thiên Quân;
  • Kỹ năng 120: Đại Thừa Như Lai Chú;
  • Kỹ năng 150: Vi Đà Hiến Xử.

b. Ưu điểm của Thiếu Lâm Côn Pháp

  • Rất trâu, phản đòn tốt;
  • Đánh lan khu vực xung quanh và choáng cao, giữ chân đối giật cực tốt.

c. Nhược điểm của Thiếu Lâm Côn Pháp

  • Chạy bộ và không có kỹ năng tăng tốc độ di chuyển;
  • Cần kỹ năng PK cao để đánh trúng mục tiêu.

2. Cách tăng điểm tiềm năng và kỹ năng của Thiếu lâm Côn Pháp

a. Thiếu Lâm Côn Pháp trường phái Cày cấp (tự vệ)

Dòng cày kéo là thế mạnh lớn của Thiếu Lâm Côn Pháp. Với khả năng tấn công chí mạng cực cao và kiểm soát diện rộng, Thiếu Lâm Côn Pháp là một lựa chọn không tồi để gắn bó lâu dài.

Vì mục đích hoàn toàn lương thiện, bởi vậy không cần mức sinh mệnh cao, chỉ chú tâm vào sức sát thương, độ chính xác để đả quái và đôi khi, đả cả những tay 5 độc, Côn Lôn phá rối.

Phân bổ điểm tiềm năng:

  • Sinh Khí: 150;
  • Thân Pháp: 250;
  • Sức Mạnh: còn lại.

Chỉ cần 150 sinh khí, lượng máu đạt mức 4500 – 5000 đã là rất đủ. Thiếu Lâm Côn rất thoải mái về tiềm năng nên ưu tiên tăng Thân Pháp lên đến 250 điểm, để không bao giờ phải cáu kỉnh vì cảm giác miss thường có ở Côn Pháp.

Phân bổ điểm kỹ năng:

  • 20 Thiếu Lâm Côn Pháp;
  • 20 Kim Cang Phục Ma;
  • 20 La Hán Trận;
  • 20 Hoành Tảo Lục Hợp;
  • 30 Như Lai Thiên Diệp;
  • 20 Dịch Cân Kinh;
  • 1 Thiếu Lâm Quyền pháp – hỗ trợ tấn công chí mạng và chính xác;
  • 1 Thiếu Lâm Đao Pháp – hỗ trợ tấn công chí mạng.

Còn lại tăng vào Bất Động Minh Vương để lấy chính xác và khả năng né tránh, hoặc tăng vào Thiếu Lâm Quyền pháp để tăng chính xác và tấn công chí mạng.

Với dòng cày, Bất Động Minh vương rất quan trọng ở khả năng tăng né tránh…

b. Thiếu Lâm Côn Pháp trường phái Săn Boss, Lôi đài (La Hán Tăng)

Tận dụng khả năng của La Hán Trận là chủ đạo của trường phái này.

Phân bổ điểm tiềm năng:

  • Sức mạnh: 110;
  • Thân pháp: 210;
  • Sinh Khí: còn lại.

Phân bổ điểm kỹ năng:

  • 20 Thiếu Lâm Côn Pháp;
  • 20 Thiếu Lâm Quyền Pháp;
  • 20 La Hán Trận;
  • 20 Hoành Tảo Lục Hợp;
  • 30 Như Lai Thiên Diệp;
  • 20 Dịch Cân Kinh;
  • 20 Kim Cang Phục Ma – cái này để cuối cùng vì nó là lựa chọn cuối cùng.

Lưu ý: trong săn boss, lôi đài hay liên đấu, Thiếu Lâm Côn phải chớp thời cơ ngay những giây đầu tiên, vì vậy không nên chú trọng Bất Động Minh Vương. Độ chính xác đã có Thiếu Lâm quyền pháp hỗ trợ tương đương.

V. Cách tăng điểm tiềm năng và kỹ năng cho Thiếu Lâm Đao Pháp Võ Lâm 1

1. Giới thiệu kỹ năng môn phái Thiếu Lâm Đao Pháp

kỹ năng môn phái Thiếu Lâm Đao Pháp

a. Chiêu thức Thiếu Lâm Đao Pháp

  • Kỹ năng 90: Vô Tướng Trảm;
  • Kỹ năng 120: Đại Thừa Như Lai Chú;
  • Kỹ năng 150: Tam Giới Quy Thiền.

b. Ưu điểm của Thiếu Lâm Đao Pháp

  • Rất trâu, phản đòn tốt, chí mạng cao;
  • Đánh trên ngựa di chuyển nhanh, cơ động với chiêu thức tầm xa;

c. Nhược điểm của Thiếu Lâm Đao Pháp

  • Không có chiêu bắt dính từ xa, cần phải có lv cao để nâng vào Sư Tử Hống, sẽ có tỉ lệ gây choáng đối thủ, khắc phục được phần nào điểm yếu.

2. Cách tăng điểm tiềm năng và kỹ năng của Thiếu lâm Đao Pháp

Các chiêu thức hỗ trợ liên quan cần phân bổ để nâng cao sức mạnh & tăng cường khả năng tấn công khi thi triển tuyệt kỹ Vô Tướng Trảm.

Hỗ trợ thuần:

  • Thiếu Lâm Đao pháp;
  • Kim Cang Phục Ma;
  • Ma Ha Vô Lượng.

Hỗ trợ cơ bản:

  • La Hán Trận;
  • Dịch Cân Kinh;
  • Như Lai Thiên Diệp.

Hỗ trợ chéo (gia tăng tỉ lệ % Tấn công chí mạng):

  • Thiếu Lâm Quyền Pháp;
  • Thiếu Lâm Côn Pháp.

Hỗ trợ bổ sung:

  • Sư Tử Hống.

Phân bổ điểm tiềm năng:

  • Sức Mạnh: 400;
  • Sinh Khí: 195;
  • Thân Pháp: 25;
  • Nội Công: 15.

Phân bổ điểm kỹ năng:

  • 30 Như Lai Thiên Điệp;
  • 20 La Hán Trận;
  • 20 Ma Ha Vô Lượng;
  • 20 Thiếu Lâm Đao Pháp;
  • 20 Kim Cương Phục Ma;
  • 20 Thiếu Lâm Quyền Pháp ( hỗ trợ chéo);
  • 9 Dịch Cân Kinh.

Lưu ý:

– Với Vô Tướng Trảm, chiêu thức thiết kế đánh được trên ngựa cực kỳ cơ động & có thể loạn chiến hay solo tùy thích. Tuy nhiên, nhà thiết kế đã hạn chế bằng việc giảm tỉ lệ Tấn Công Chí Mạng trong chiêu thức & bỏ qua hiệu ứng gây giật, đặc tính chiêu thức tầm xa nhưng lại xuất chiêu theo đường thẳng nên đối phương dễ né tránh…

– Để có thể phát huy tối đa sức mạnh khi sử dụng tuyệt kỹ Vô Tướng Trảm đòi hỏi người chơi phải hết sức khéo léo và kiên nhẫn. Lực tay dù có cao đến mấy thì đặc thù chiêu thức Vô Tướng Trảm cũng không thể dễ dàng kết thúc đột tử được đối phương nếu không biết kết hợp nhuần nhuyễn cùng La Hán Trận.

VI. 2 cách tăng điểm tiềm năng & kỹ năng cơ bản của môn phái Thiếu Lâm (1x-9x)

1. Cách chơi thiên về tấn công/ damage

Điểm tiềm năng ban đầu của Thiếu Lâm:

  • Sức mạnh: 35;
  • Sinh khí: 25;
  • Thân pháp: 25;
  • Nội công: 15.

Từ cấp 1 – cấp 50:

Được 245 điểm tiềm năng: tăng hết vào Sức mạnh. Lúc này ta sẽ có:

  • Sức mạnh: 35 + 245 = 280;
  • Sinh khí: 25;
  • Thân pháp: 25;
  • Nội công: 15.

Có 49 điểm kỹ năng: phân vào các skill như sau:

  • Hàng Long Bất Vũ: 20;
  • Thiếu Lâm Quyền Pháp: 20;
  • La Hán Trận: 9.

Từ cấp 51 – cấp 60:

Được 50 điểm tiềm năng: tăng hết vào Sinh khí:

  • Sức mạnh: 280;
  • Sinh khí: 25 + 50 = 75;
  • Thân pháp: 25;
  • Nội công: 15.

Có thêm 10 điểm kỹ năng: tăng 9 điểm cho La Hán Trận và để dành lại 1 skill vừa có được khi lên lv 60 để tăng cho Như lai thiên diệp vừa học:

  • Hàng Long Bất Vũ: 20;
  • Thiếu Lâm Quyền Pháp: 20;
  • La Hán Trận: 9 + 9 = 18;
  • Như Lai Thiên Diệp: 1.

Từ cấp 61 – cấp 89:

  • Tăng toàn bộ điểm tiềm năng có được vào Sức mạnh;
  • Tăng toàn bộ điểm kỹ năng có được vào NLTD cho đến khi max 30 skill ở cấp 89.

Lưu ý:

– Đây là trường phái thiên về luyện cấp nhanh, đánh rất mạnh nhưng máu ít, hơi bất lợi nếu phải đánh nhau (PK), đặc biệt là với Cái Bang (Hoả khắc Kim, gây ra sát thương cao hơn mức bình thường). Tuy nhiên, nếu không thích đánh nhau thì cũng chẳng sao, tránh được thì tránh.

– Các bạn có thể điều chỉnh việc phân chia điểm tiềm năng vào Sức mạnh và Sinh khí lại theo ý riêng của mình.

– Điểm kỹ năng có thể điều chỉnh lại thành Hàng Long Bát Vũ (18) và La Hán Trận (20) nhưng theo cảm giác của mình thì Hàng Long Bát Vũ (20) + La Hán Trận (18) đánh tốt hơn Hàng Long Bát Vũ (18) + La Hán Trận (20).

– Từ cấp 90, chắc các bạn đã có thể tự tìm hướng đi riêng cho mình.

2. Cách chơi Thiếu Lâm thiên về trâu bò, biến thái

Điểm tiềm năng ban đầu của Thiếu Lâm:

  • Sức mạnh: 35;
  • Sinh khí: 25;
  • Thân pháp: 25;
  • Nội công: 15.

Từ cấp 1 – cấp 50:

Được 245 điểm tiềm năng:

  • Sức mạnh: 35 + 175 = 210;
  • Sinh khí: 25 + 70 = 95;
  • Thân pháp: 25;
  • Nội công: 15.

Có 49 điểm kỹ năng: phân vào các skill như sau

  • Hàng Long Bất Vũ: 8;
  • Thiếu Lâm Quyền Pháp: 20;
  • La Hán Trận: 20;
  • Dư 1 skill ở lv 50.

Từ cấp 51 – cấp 60:

Được 50 điểm tiềm năng: tăng hết vào Sức mạnh

  • Sức mạnh: 210 + 50 = 260;
  • Sinh khí: 95;
  • Thân pháp: 25;
  • Nội công: 15.

Có thêm 10 điểm kỹ năng: để dành tăng Dịch Cân Kinh từ cấp 60 đến cấp 69

  • Hàng Long Bất Vũ: 8;
  • Thiếu Lâm Quyền Pháp: 20;
  • La Hán Trận: 20;
  • Như Lai Thiên Diệp: 1;
  • Dịch cân kinh: 1;
  • Dư 9 skill nâng Dịch Cân Kinh.

Từ cấp 61 – cấp 89:

  • Tăng toàn bộ điểm tiềm năng có được vào Sinh khí;
  • Tăng toàn bộ điểm kỹ năng có được vào Như Lai Thiên Diệp và Dịch Cân Kinh cho đến khi max 30 skill Như Lai Thiên Diệp ở cấp 89 và hết 10 điểm kỹ năng để nâng Dịch Cân Kinh ở cấp 69.

Lưu ý:

– Đây là trường phái thiên về PK và luyện cấp một mình; đảm bảo sự an toàn của bản thân khi đánh nhau (do nhiều sinh lực) nhưng lực đánh yếu hơn Trường phái tấn công khá nhiều, và luyện cấp sẽ chậm hơn.

– Các bạn có thể điều chỉnh việc phân chia điểm tiềm năng vào Sức mạnh và Sinh khí lại theo ý riêng của mình.

– Từ cấp 90, chắc các bạn đã có thể tự tìm hướng đi riêng cho mình.

VII. Vị trí địa lý và NPC quan trọng của Thiếu Lâm

1. Vị trí địa lý của môn phái Thiếu Lâm

Vị trí địa lý của môn phái Thiếu Lâm
Bản đồ môn phái Thiếu Lâm

2. NPC của môn phái Thiếu Lâm

Sau đây là những NPCs quan trọng và đặc thù của Thiếu Lâm:

Trụ Trì Đạt Ma Đường (Huyền Bi):

  • Nhận và Hoàn thành nhiệm vụ Thiếu Lâm Cấp 20: Người chơi sẽ được phong hiệu Hộ Tự Kim Cang và được học tuyệt kỹ Bất Động Minh Vương.
  • Nhiệm vụ quan trọng khác.

NPC Trừng Vi (dược phẩm)

  • Nơi cung cấp dược phẩm cho đệ tử nội môn Thiếu Lâm.

Trụ Trì La Hán Đường (La Hán Đường):

  • Nhận và hoàn thành nhiệm vụ Xuất Sư Thiếu Lâm: Người chơi sẽ nhận được danh hiệu Vô Lượng Thích Tôn;
  • Nhiệm vụ quan trọng khác.

Phương Trượng Thiếu Lâm – Từ Nhân

  • Nhận và hoàn thành nhiệm vụ Thiếu Lâm cấp 10: Người chơi sẽ được phong danh hiệu Hộ Viện Võ Tăng, và bắt đầu chọn lựa học các tuyệt kỹ Thiếu Lâm Quyền, Côn, Đao.
  • Nhiệm vụ quan trọng khác.

Phụ trách Tàng Kinh Các (Huyền Từ):

  • Nhận và hoàn thành nhiệm vụ Thiếu Lâm cấp 50: Người chơi sẽ được phong danh hiệu Phục Ma Thiên Vương,học các tuyệt kỹ mạnh mẽ như Hoành Tảo Lục Hợp, Ma Ha Vô Lượng, Long Hổ Trảo.

NPC Trừng Tiết (trang thiết bị)

  • Cung cấp các trang thiết bị cần thiết cho nội môn đệ tử Thiếu Lâm.

VIII. Tổng hợp bãi luyện công nhanh cho Thiếu Lâm

  • Cấp 10-17: xung quanh Biện Kinh;
  • Cấp 17-27: Kiếm Các Tây Nam hay Kiếm Các Trung Nguyên;
  • Cấp 27-37: Thổ Phỉ Động, Yến Tử Động, Bạch Vân Động, Dược Vương Động;
  • Cấp 37-47: Điểm Thương Động;
  • Cấp 47-57: Thiên Tầm Tháp, Lưu Tiên Động;
  • Cấp 57-67: Tầng 3 Thiên Tầm Tháp, Hưởng Thuỷ Động;
  • Cấp 67-77: Lâm Du Quan, Đại Tù Động;
  • Cấp 77-8x: Lưỡng Thuỷ Động (La Tiêu Sơn);
  • Cấp 8x-9x: Xi Vưu Động (Khỏa Long Động).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *