Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98
Ngày nay cứ nhắc đến gỗ, đặc biệt là gỗ công nghiệp là ai cũng sẽ nghĩ ngay đến gỗ công nghiệp An Cường. Không chỉ bởi vì độ bền cao, khả năng chống nước, chống mối mọt tốt; giá rẻ mà còn đa dạng sự chọn lựa. Vậy gỗ công nghiệp An Cường có mấy loại? Cách nhận biết gỗ An Cường thật – giả là gì? Bài viết ngày hôm nay sẽ giải đáp chi tiết cho bạn!
Mục lục
- 1 Có mấy loại gỗ công nghiệp An Cường?
- 1.1 1.1 Gỗ MFC (Melamine Faced Chipboard)
- 1.2 1.2 Gỗ MDF (Medium Density Fiberboard)
- 1.3 1.3 Gỗ HDF (High Density Fiberboard)
- 1.4 1.4 Gỗ Plywood (Gỗ dán)
- 1.5 1.5 Gỗ Black HDF hay là CDF (Compact Density Fiber Board)
- 1.6 1.6 Gỗ WPB (Water Proof Board)
- 2 Phân biệt gỗ công nghiệp An Cường thật – giả đơn giản
Có mấy loại gỗ công nghiệp An Cường?
“Gỗ công nghiệp An Cường có mấy loại tất cả hiện nay?” – thực tế là có 6 loại tất cả. Cùng đi tìm hiểu ở phần tiếp xem chúng khác nhau ở điểm nào nha.
1.1 Gỗ MFC (Melamine Faced Chipboard)
Gỗ MFC là tên viết tắt của “Melamine Faced Chipboard” – là loại ván gỗ dăm được phủ nhựa Melamine. Gỗ MFC có ứng dụng rất rộng rãi, đặc biệt là trong nội thất văn phòng, nhà ở, các chung cư cao cấp, bệnh viện, trường học, và cả nội thất trẻ em,… Hiện nay trên thị trường có tới 80% đồ gỗ nội thất đều được sử dụng gỗ MFC vì nó có mức giá phù hợp, màu sắc phong phú, ứng dụng đa dạng và có được vẻ đẹp hiện đại.
Sử dụng gỗ MFC trong điều kiện sử dụng và thời tiết ở Việt Nam ta thì đồ nội thất có thể đảm bảo tuổi thọ từ 10 – 15 năm mà không hề bị thay đổi chất lượng.
1.2 Gỗ MDF (Medium Density Fiberboard)
Gỗ MDF là tên viết tắt của từ “Medium Density Fiberboard”. Gỗ MDF được làm từ các loại gỗ vụn và thậm chí là các nhánh cây,… chúng được cho vào máy đập nhỏ ra, sau đó được đưa vào máy nghiền nát ra, lúc sau thì gỗ chỉ là các sợi gỗ nhỏ cellulo. Các sợi gỗ sau cùng này được đưa qua bồn rửa trôi các tạp chất và các khoáng chất nhựa,… rồi sau đó được đưa vào máy trộn keo + bột sợi gỗ (cellulo) + chất kết dính + bột độn vô cơ + paraffin wax + chất bảo vệ gỗ. Sau cùng bạn sẽ được loại gỗ có tên MDF này.
Tương tự như ván MFC thì gỗ MDF cũng được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong các lĩnh vực nội thất văn phòng, nhà ở, nhà hàng, chung cư cao cấp, các bệnh viện, trường học và nội thất trẻ em,…
Bề mặt của gỗ MDF phẳng, mịn, nhờ vậy mà gỗ MDF có thể đáp ứng được nhiều yêu cầu cao về mặt kỹ thuật; đặc biệt là với các bề mặt trang trí cần có độ bóng, mịn cao, nên giúp cho loại gỗ này đạt được hiệu ứng cao nhất và đạt độ hoàn thiện cao về các chi tiết cần khoan định hình, phủ sơn,…
1.3 Gỗ HDF (High Density Fiberboard)
Gỗ HDF An Cường cũng là loại gỗ được rất nhiều các khách hàng tin tưởng lựa chọn trong các thiết kế nội thất nhờ vào nhiều ưu điểm vượt trội.
Gỗ HDF có bề mặt ván nền HDF phẳng mịn, nhờ vậy mà gỗ HDF có thể đáp ứng được nhiều yêu cầu cao hơn về mặt kỹ thuật, đặc biệt là đốivới các bề mặt cần trang trí phải có độ bóng, độ mịn cao. Nhờ tỷ trọng cao của HDF, nên gỗ HDF này cứng hơn, cũng ít cong vênh hơn các loại gỗ công nghiệp khác.
1.4 Gỗ Plywood (Gỗ dán)
Loại gỗ Plywood này là sự sáng tạo của ngành gỗ kỹ thuật, được làm từ nhiều lớp gỗ lạng sắp xếp vuông góc và liên tục lẫn nhau theo hướng vân gỗ của mỗi lớp. Các lớp gỗ này dán với nhau bằng keo Phenol hay Formaldehyde dưới tác dụng của nhiệt và lực ép.
*) Đặc điểm của loại keo làm nên gỗ Plywood
– Keo Phenol: keo có độ cứng cao, phẳng và có độ chịu nước cực tốt nên loại gỗ được làm nên từ keo này được áp dụng nhiều cho các sản phẩm trong trang trí sản phẩm nội thất trong nhà và nội thất ngoài trời.
– Keo Formaldehyde: có khả năng chống cong vênh, co rút và vặn xoắn tốt.
*) Đặc điểm của gỗ Plywood – ván ép – gỗ dán:
– Có độ bền cao, sáng và có độ cứng tốt.
– Có khả năng chịu lực kéo tốt.
– Có tính vật lý ổn định để có thể chống lại trạng thái cong vênh, co rút, vặn xoắn của gỗ tự nhiên.
*) Các loại ván gỗ từ Plywood:
– Ván ép gỗ mềm: Được làm từ các loại gỗ như: gỗ thông, gỗ bạch dương.
– Ván ép gỗ cứng: Được làm từ các loại gỗ như: gỗ cây lauan, gỗ cây dái ngựa, gỗ của cây bulô.
1.5 Gỗ Black HDF hay là CDF (Compact Density Fiber Board)
Gỗ CDF hay là gỗ Black HDF – chính là giải pháp tuyệt vời cho các sản phẩm đòi hỏi khả năng chịu ẩm, chịu nước cao như: tủ bếp, các vách ngăn, lavabo, các vách vệ sinh, top bàn cafe, vách trang trí hay là các thiết bị cắt định hình phức tạp,…
Gỗ CDF có mức giá rất phải chăng, bề mặt cũng đa dạng về màu sắc (tương tự màu bề mặt của MFC). Đặc biệt là loại gỗ này dễ dàng thi công bằng các loại máy phổ biến cho ván công nghiệp hiện nay. Lõi ván còn được nhuộm màu chính là điểm cộng tuyệt đối cho các chi tiết cắt trang trí trông càng thẩm mỹ hơn hết của loại gỗ này. Gỗ công nghiệp này có tính năng nổi bật là chịu ẩm tốt, chịu nước tốt và chỉ cần lau dầu ở các cạnh ván thì đã có thể sử dụng như một chi tiết hoàn thiện được rồi.
1.6 Gỗ WPB (Water Proof Board)
Gỗ WPB được kết cấu bởi gốc nhựa. Vân gỗ WPB có trọng lượng rất nhẹ, chậm cháy và hoàn toàn có thể chống nước và được sử dụng rộng rãi cho các thiết kế quảng cáo, hội chợ, trang trí nội – ngoại thất, đặc biệt là các thiết kế cửa chống nước, tủ vệ sinh, vách vệ sinh, tủ bếp, vách trang trí,… Gỗ WPB có độ bền vượt trội, đặc biệt là không bị mối mọt, không ẩm mốc và rất an toàn cho sức khỏe người sử dụng.
Loại gỗ WPB này không những có thể sử dụng bề mặt mịn đẹp sẵn có để thi công, mà còn có thể phủ thêm các vật liệu bề mặt khác để tạo màu và vân đa dạng như: Laminate, Acrylic, sơn hay phủ film PVC,…
Phân biệt gỗ công nghiệp An Cường thật – giả đơn giản
Thường thì càng là sản phẩm nổi tiếng và được mọi người sử dụng nhiều thì sẽ càng có nhiều hàng nhái, chính vì thế mà gỗ công nghiệp An Cường cũng là 1 trong số đó. Để nhận biết được đâu là gỗ An Cường thật, đâu là giả thì bạn cần phải để ý:
– Mã – Vân: vân gỗ trên bề mặt rất khó làm giả, cho nên cứ lấy mẫu An Cường so với sản phẩm.
– Màu sắc code gỗ: thường thì gỗ của An Cường có màu xanh nhạt hơn cốt gỗ các đơn vị khác.
– Cảm nhận: cách phân biệt này sẽ phải dựa vào tính thực tế cùng với kinh nghiệm tiếp xúc là chủ yếu, nhưng nếu đọc kỹ phần tìm hiểu chi tiết về các loại gỗ phổ biến hiện nay của An Cường thì chắc chắn, chỉ cần đọc xong là bạn có thể nhận biết được.
Trên đây là tìm hiểu chi tiết về “gỗ công nghiệp an cường có mấy loại?” và cả “cách phân biệt gỗ công nghiệp An Cường thật – giả đơn giản”. Hy vọng qua đây các bạn có thể có được cho mình những kinh nghiệm tốt áp dụng trong mua nội thất gỗ An Cường.
Tin hay cho bạn:
- Gỗ Công Nghiệp An Cường Có Độc Hại Không?
- Tư Vấn Thiết Kế Kiến Trúc Nhà Hàng Hiện Đại Sang Trọng Cuốn Hút
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Bé đi ngoài có mùi tanh có bình thường không? – Trung Tâm Sức Khỏe Nhi Khoa
- Tạo bóng đổ chuyên nghiệp trong Illustrator | NTBlog
- 【Cung cầu là gì】Quy luật cung cầu tác động lên giá cả thế nào
- Tổng hợp các mẫu thư cảm ơn khách hàng, đối tác chuyên nghiệp nhất
- Đầu số 0327 là mạng gì? Ý nghĩa của đầu số 0327? Có phải đầu số đẹp? – Thegioididong.com