Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98
Học Altium để làm gì? Các bạn sinh viên ngành điện tử mới bước vào nghề luôn luôn có một câu hỏi rằng học như thế nào để có thể ra trường xin đươc việc luôn.
Altium là một phần mềm thiết kế PCB được nhiều công ty Việt Nam và trên thế giới tin dùng. Khi đã nắm vững việc thiết kế mạch in sử dụng Altium, bạn có thể xin được việc ở bất cữ công ty nào làm về phần cứng.
Mục Lục
Ưu điểm nhược điểm của Altium so với các phần mềm PCB design khác
Ưu điểm:
- Altium được thiết kế chuyên dụng dành cho vẽ Schematic và PCB thế nên bộ công cụ của Altium rất mạnh và thông minh, phù hợp với đa số các yêu cầu trên thị trường
- Mô phỏng 3D, Altium hỗ trợ việc sử dụng file 3D của các phần mềm khác để mô phỏng 3D, khiến việc thiết kế trở nên trực quan hơn rất nhiều.
- Cộng đồng lớn: Alitum là phần mềm đi đầu trong lĩnh vực thiết kế mạch in PCB, thế nên cộng đồng Altium cũng cực kì đông đảo, bộ thư viện rất đầy đủ
Nhược điểm:
- Phần mềm nặng, máy yếu dùng rất mệt
- Tính năng mô phỏng yếu
Học Altium có thể xin được việc gì?
Khi bạn ra trường và Apply vào một công ty thiết kế phần cứng PCB design, đa số các JD đều cần một người đã biết sử dụng các phần mềm thiết kế như Orcad, Altium hay Eagles.
Hiện nay số doanh nghiệp sử dụng Altium trong các dự án của mình là rất lớn, vậy nên không tội gì mà bạn không học Altium cả.
Khi có kĩ năng Altium tốt bạn có thể xin việc với Job là Hardware Engineer, FPGA Engineer …
Học Altium cần những kiến thức gì
Các kiến thức cần có là:
- Kiến thức về linh kiện, cấu kiện điện tử: Đây là phần cốt lõi của Hardware, bạn phải hiểu rõ thì mới có thể làm việc được
- Kĩ năng đọc datasheet, chọn linh kiện
- Kiến thức về mạch điện, lý thuyết mạch
- Khả năng tìm tòi, tự học trên Internet
Những kiến thức này có thể được trau dồi dần dần trong quá trình học, khi mới bắt đầu học Altium hay thiết kế PCB, việc bạn cần học đầu tiên là làm theo y hệt bài giảng, đừng cố sáng tạo làm gì cả.
Có một khẩu hiệu trong Viettel mình từng được nghe đó là:
Ăn, Tiêu Hóa, Sáng Tạo
Thoạt đầu nghe thấy chả liên quan gì tới nhau, nhưng nếu bạn làm việc trong Viettel thì sẽ hiểu rất rõ. Khi mới bắt đầu một lĩnh vực nào đó, hãy học vẹt, bắt chước tất cả những thứ người dạy bạn làm. Đó là Ăn. Bạn cứ lặp lại quá trình đó đến khi kiến thức, kĩ năng ngấm vào từ từ, đó là Tiêu Hóa. Khi đã tiêu hóa kha khá kiến thức, lúc này thì bạn mới có thể Sáng Tạo được.
Vậy nên khi học các bài giảng của mình, trước tiên bạn hãy cứ làm theo cho đến hết giáo trình, sau đó mới bắt đầu tự làm các dự án của bạn nhé
Học Alitum theo dự án Đồng Hồ Led 7 thanh
Bài 1: Cài đặt phần mềm vẽ mạch in Altium
Hướng dẫn các bạn cách cài đặt và crack Altium 16, bản này là bản ổn định nhất theo mình biết, các bạn nên cài đặt giống mình để học tập hiệu quả nhất.
Danh sách các bài học vẽ mạch in bằng phần mềm altium trên Youtube: Click vào đây
Link download phần mềm:Altium Designer 16
Bài 2: Tạo project và cài đặt thư viện Altium
Thư viện là thứ bắt buộc phải có khi học Altium, bởi các thư viện hãng thường không đủ các loại linh kiện mà chúng ta thường sử dụng.
Trong phần này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách tạo một project làm việc, cách cài đặt thư viện có sẵn trên Altium. Thư viện này có khá nhiều lỗi, nhưng những lỗi này là cần thiết để chúng ta học cách sửa lỗi Schematic hay PCB
Link download thư viện: Thư viện Test
Chi tiết bài học:
Bài 3: Quy trình vẽ Schematic trên Altium
Quy trình vẽ một mạch nguyên lý (Schematic) trên Atium sẽ giúp các bạn bố trí các linh kiện một cách hợp lý nhất trên một bản vẽ Schematic. Một Schematic như thế nào là tiêu chuẩn và cách tạo ra nó.
Vẽ Schematic trên Altium sẽ theo các bước như:
- Lấy linh kiện từ thư viện
- Chia mạch điện thành những khối chức năng
- Sắp xếp linh kiện
- Cách nối dây bằng Label
Chi tiết bài học trong Video
Bài 4: Sửa lỗi schematic và update nguyên lý sang PCB trên Altium
Trong bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách tìm và sửa lỗi trên schematic và update linh kiện từ nguyên lý sang mạch in.
- Sử dụng công cụ tìm lỗi của Schematic
- Các lỗi thường gặp khi vẽ mạch nguyên lý
- Cách update linh kiện sang PCB
- Sửa lỗi Footprint
Bài 5: Sắp xếp linh kiện trong PCB trên Altium
Sắp xếp linh kiện như thế nào cho hợp lý. 60% công việc bạn phải làm khi thiết kế PCB là sắp xếp linh kiện. Khi chúng ta sắp xếp linh kiện một cách thông minh, sẽ góp phần làm cho việc Rounting trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Một số nguyên tắc khi sắp xếp linh kiện như sau:
- Sắp xếp linh kiện theo khối chức năng, mỗi khối trên Schematic khi chuyển qua PCB cũng phải được tách riêng ra như vậy để tránh việc linh kiện trở nên lộn xộn
- Các linh kiện nên có khoảng cách gần nhất tới các chân nó kết nối
- Sắp xếp các khối linh kiện theo khối MCU, nghĩa là dựa vào vị trí của các chân MCU nối với các khối đó, ta sẽ chọn vị trí cho khối đó làm sao cho việc đi dây thuận tiện nhất
Bài 6: Vẽ mạch in trên PCB cách đi dây (Rounting)
Đi dây là một kĩ thuật rất quan trọng khi học Altium, kĩ năng đi dây tốt sẽ khiến cho đường mạch trở nên thông minh hơn. Tránh được các lỗi khi Rounting.
Đi dây (Rounting) cũng phải tuân theo nguyên tắc khối theo trình tự như sau:
- Đi dây trong các khối đầu tiên, Rounting các linh kiện trong 1 khối đầu tiên
- Routing phần kết nối các khối với nhau
- Routing các chân VCC và GND
Và nhiều kĩ thuật trong Routing khác như:
- Cách đặt luật đi dây (Rule)
- Các công cụ đi dây, routing và unrount
- Cách bắn Via cơ bản
- Chỉnh các layer
- Tùy chỉnh lại các đường dây tín hiệu
Bài 7: Sửa lỗi PCB và chỉnh sửa trước khi xuất bản
Link download Tool Tạo Logo: Click vào đây
Khi Rounting xong, công việc tiếp theo đó là kiểm tra lỗi PCB
- Các lỗi cơ bản trên PCB
- Cách kiểm tra lỗi sử dụng công cụ trên Altium
- Cách chỉnh sửa mạch in trước khi xuất bản
- Thêm logo và tên mạch như thế nào
Bài 8: Xuất bản PCB cần những file gì?
Xuất bản một project về PCB cần những gì, lý do tại sao cần những file đó. Có thể mỗi công ty có một tiêu chuẩn khác nhau khi xuất bản một PCB, nhưng việc xuất bản PCB là để cho việc làm mạch in, thế nên cũng chỉ sử dụng các loại file như sau:
- Xuất file Gerber, Drill holes, cho nhà sản xuất mạch in
- Xuất file Bill of material (Bom List) để mua linh kiện và hàn linh kiện
- Xuất file nguyên lý (Schematic) để thuận tiện cho quá trình chỉnh sửa các bản sau
- Xuất file 3D PDF để gửi cho khách hàng
- Xuất file PDF để làm mạch in tại nhà
Đến đây thì bạn đã kết thúc phần học Altium theo dự án cụ thể của mình. Với những kĩ năng đó, bạn hoàn toàn có thể tự tạo một dự án PCB cho riêng mình. Thế nhưng vẫn còn rất nhiều các thủ thuật và chia sẽ khác nữa.
Bắt đầu nhé!
Thủ thuật và các bài học Altium khác
Các phím tắt hay sử dụng trong khi học Altium
Muốn làm nhanh thì phải dùng phím tắt. Phím tắt trong Altium rất quan trọng, nó không những giúp việc thiết kế trở nên nhanh và đơn giản hơn, mà nó còn giúp chúng ta nhớ được các công cụ nhanh hơn.
Mình lấy ví dụ: Phím tắt vẽ dây trong Schematic đó là P – W. Khi đọc tiếng anh nó sẽ là Place – Wire. Với P và W là các chữ cái được gạch chân biểu thị cho từ khóa đó.
Khi học Altium trong các video của mình, các bạn nên lưu ý các phím tắt mình đọc lên nhé.
Nói chung phím tắt Altium rất quan trọng. Bạn nên đọc thêm tại: Các phím tắt hay sử dụng trong Altium
Bài 9: Hướng dẫn tạo thư viện Altium
Tạo thư viện Altium cũng là một công việc cần phải học. Không thể suốt ngày đi lê la kiếm thư viện của người khác được. Vì như vậy sẽ rất khó kiểm xoát lỗi. Thư viện mình tạo ra thì bao giờ dùng chả sướng hơn.
Tất cả các tool và kiến thức tạo thư viện Altium mình đã tổng hợp tại: Bài 9: Hướng dẫn tạo thư viện Altium
Các bạn nhớ xem nhé.
[SHARE] Thư viện Altium by Khuenguyencreator
Một thư viện chuẩn luôn là điều mơ ước của những người làm thiết kế PCB trên Altium. Sau khi đã học được hết các kĩ thuật kể trên, bạn có thể sử dụng thư viện Altium của mình tự tạo.
Nó sẽ giúp cho bạn tạo ra các dự án nhanh hơn rất nhiều, kiểm xoát lỗi tốt hơn và việc mô phỏng đẹp hơn (vì thư viện của mình full 3D nhé ^^)
Hướng dẫn và linh download tại đây nhé: [SHARE] Thư viện Altium by Khuenguyencreator
Còn Update…
Kết Luận
Học Altium hay học bất kì một kiến thức mới, điều bạn cần là sự chăm chỉ. Việc bạn chịu ngồi, xem hết loạt video bài học và làm theo đúng các bài giảng của mình sẽ đem lại kết quả cho bạn.
Những kiến thức này là thực tế, thực chiến mình đi làm và đúc kết ra. Thế nên sau khi học xong serie này, và rèn luyện thêm các mạch khác nữa, bạn hoàn toàn có thể ghi trong CV khi xin việc là “Thành Thạo Altium”.
Chúc các bạn học tập thật tốt và đừng quên Like, Subcribe kênh Youtube của mình. Cũng như chia sẻ những kiến thức này tới những người cần nó nhé.
5/5 – (6 bình chọn)
Related posts:
- Hướng dẫn download và cài đặt Altium 21 full crack
- Lộ trình học thiết kế mạch in trên Altium cho người mới bắt đầu
- [SHARE] Thư viện Altium by Khuenguyencreator
- Bài 9: Hướng dẫn tạo thư viện Altium
- Hướng dẫn cài đặt và sử dụng ST LINK Utility
- Tổng hợp phím tắt Altium thường dùng nhất
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Hướng dẫn chi tiết cách tra cứu điểm thi THPT Quốc gia 2015
- Cách xem tin nhắn Facebook đã thu hồi đơn giản nhất, bạn đã biết chưa? Thủ thuật
- 5 cách sửa lỗi modem wifi TP-Link không vào được mạng – Fptshop.com.vn
- Lò vi sóng nội địa Nhật chưa qua sữa chữa
- Download Proshow Producer 9 Xóa dòng chữ màu vàng 2021 – Top Phần Mềm