Warning: Constant WP_MEMORY_LIMIT already defined in /home/caocap/public_html/wp-config.php on line 103

Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98
Hướng dẫn cách cấp quyền Root cho ứng dụng - AiTi - Aptech - Friend.com.vn

Hướng dẫn cách cấp quyền Root cho ứng dụng – AiTi – Aptech


Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98

Từ lâu, việc Root thiết bị không hề dễ dàng và ẩn chứa rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Trong bài viết, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách cấp quyền Root cho ứng dụng, hãy cùng tham khảo nhé!

VMOS là một trong những ứng dụng Android cho phép người dùng chạy các ứng dụng yêu cầu Root trên một số thiết bị chưa Root. Đây là ứng dụng dựa trên máy ảo và cho phép kích hoạt Root chỉ bằng một cú nhấp chuột. Ngay lập tức, ứng dụng sẽ tạo ra một phiên bản Android ảo chạy bên trong thiết bị của bạn. Sau đó, bạn có thể kích hoạt và cấp quyền Root cho ứng dụng.

Giới thiệu tổng quan Root là gì?

Root Android hay Tablet cũng tương tự như bẻ khóa Iphone. Xét về cơ bản, nó cho phép người sử dụng truy cập sâu hơn vào hệ thống. Khi đã có quyền Root, bạn có thể “xâm nhập” vào toàn bộ hệ thống và tùy chỉnh mọi thứ bản thân muốn trên thiết bị Android.

Android sử dụng hệ phân quyền và quyền sở hữu tập tin giống với Linux. Khi kích hoạt và sử dụng, bạn được coi là một user. Root cũng là một user nhưng có quyền cao nhất.

Lý do bạn nên Root máy?

Có rất nhiều lý do bạn nên Root máy, dưới đây là một số lý do phổ biến nhất:

– Gỡ bỏ Bloatware: Sẽ có đôi lúc bạn muốn gỡ bỏ các phần mềm đi kèm với máy được các nhà sản xuất thiết bị đưa vào, nhưng bạn lại không sử dụng chúng.

– Tắt quảng cáo đi kèm với máy: Nếu bạn đã từng sở hữu chiếc điện thoại xiaomi, chắc hẳn có thể nhận ra rằng Xiaomi cài đặt quảng cáo trên máy. Nếu truy cập ứng dụng cài sẵn như File Manager, quảng cáo sẽ bắt đầu xuất hiện. Điều này sẽ gây nên rất nhiều phiền toái cho người dùng. Do đó, lựa chọn Root máy có thể loại bỏ toàn bộ các quảng cáo này.

– Custom ROMs: Có không ít người mua một thiết bị nào đó chỉ đơn giản vì họ thích phần ứng hoặc vì giá tiền, chứ không phải vì phần mềm. Và một điều hi hữu là chiếc máy đó lại không hỗ trợ tiếng Việt. Để khắc phục tình trạng này, cách duy nhất ở đây là cài đặt bản ROM tùy chỉnh.

– Sử dụng tính năng hoặc dịch vụ bị chặn (không có sẵn): Root Android cho phép bạn bổ sung những tính năng không có sẵn trên phiên bản Android hiện tại. Các tính năng này sẽ yêu cầu tùy chỉnh Kernel (nhân của máy).

Hướng dẫn cách cấp quyền Root cho ứng dụng

Chỉ cần thực hiện các bước dưới đây, bạn đã có thể cấp quyền Root cho ứng dụng:

Bước 1: Bạn tải VMOS và cài đặt ứng dụng trên chiếc smartphone của mình.

Bước 2: Sau khi hoàn tất, hãy mở ứng dụng và ở phần giới thiệu bạn có đọc hướng dẫn hoặc bỏ qua đến trang cuối cùng.

Hướng dẫn cách cấp quyền Root cho ứng dụng - AiTi - Aptech

Bước 3: Ở bước này, bạn cần cấp một vài quyền mà ứng dụng yêu cầu.

Hướng dẫn cách cấp quyền Root cho ứng dụng - AiTi - Aptech

Bước 4: Ứng dụng sẽ bắt đầu tiến trình cài đặt ROM. Bạn đợi phải phút cho đến khi phần mềm kết thúc quá trình này.

Hướng dẫn cách cấp quyền Root cho ứng dụng - AiTi - Aptech

Bước 5: Khi cài đặt ROM xong, bạn sẽ thấy một màn hình xuất hiện, chờ vài giây hoặc vài phút để máy ảo khởi động.

Hướng dẫn cách cấp quyền Root cho ứng dụng - AiTi - Aptech

Bước 6: Đến đây, giao diện của phiên bản Android ảo sẽ hiện lên.

Hướng dẫn cách cấp quyền Root cho ứng dụng - AiTi - Aptech

Bước 7: Bạn mở ứng dụng Setting bên trong VMOS => vào mục About phone và nhấn vào dòng “Build Number” 7 lần để kích hoạt chế độ Developer Options. Sau cùng là trở ra màn hình Setting => vào mục Developer Options và kích hoạt chế độ Root.

Hướng dẫn cách cấp quyền Root cho ứng dụng - AiTi - Aptech

Chỉ với 7 bước đơn giản kể trên, bạn có thể chạy tất cả các ứng dụng yêu cầu truy cập quyền Root để hoạt động.

Những việc cần làm sau khi Root Android

Sau khi Root máy, những việc dưới đây bắt buộc bạn phải làm:

– Tải Root Checker

Để đảm bảo rằng, việc Root thiết bị đã thành công, bạn cần sử dụng các ứng dụng khác kiểm tra. Hiện nay, có rất nhiều apps trên Google Play cho phép check quyền Root trên điện thoại và phần mềm nổi tiếng nhất có thể kể đến Root Checker.

– Cài đặt ứng dụng quản lý Root

Root máy có thể đến những rủi ro về bảo mật. Để hạn chế điều này, bạn cần sở hữu một ứng dụng quản lý Root mà cụ thể là SuperSU.

SuperSU có tính năng như quản lý việc cấp quyền truy cập cho từng ứng dụng, ghi lại số lần uwsnh dụng đó yêu cầu quyền Root…

Hướng dẫn Unroot thiết bị Android

Trong trường hợp, bạn muốn Unroot thiết bị trở về trạng thái ban đầu thì hãy thực hiện các cách sau đây:

– Unroot bằng SuperSU

SuperSU cho phép Unroot thiết bị theo cách dễ dàng. Chỉ cần mở app > chọn Setting > Full Unroot và chờ đợi quá trình Unroot hoàn thành.

– Unroot bằng Universal Unroot

Universal Unroot là một phương pháp khác giúp loại bỏ dễ dàng các quyền Root trên thiết bị Android.

Trên đây là một số thông tin hướng dẫn cách cấp quyền Root cho ứng dụng và các thông tin liên quan. Chúng tôi hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong việc cài đặt ứng dụng cần thiết cho thiết bị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *