Nhiều mẹ bầu hoang mang khi gặp trường hợp vỡ ối nhưng không đau bụng. Vậy làm gì khi gặp trường hợp này? Cùng nghe lời giải đáp trong bài viết dưới đây mẹ nhé!
Nước ối là thành phần quan trọng trong 9 tháng 10 ngày của thai kỳ. Những dấu hiệu bất thường về nước ối luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi, nên mẹ cần đặc biệt lưu ý. Vậy với dấu hiệu vỡ ối không đau bụng thì mẹ phải xử trí như thế nào?
Vỡ ối nhưng không đau bụng là dấu hiệu của việc bị rỉ nước ối Rỉ nước ối là hiện tượng mà nước ối chảy ra âm đạo, với số lượng ít và kéo dài trong nhiều ngày. Thông thường, khi bị rỉ nước ối, mẹ sẽ không có cảm giác đau nên do vậy mà nhiều mẹ bầu thường không để ý, hoặc nhầm hiện tượng vỡ ối không đau bụng với hiện tượng són tiểu. Cách để phân biệt 2 hiện tượng này là quan sát và ngửi mùi.Nước ối thì có màu gì khi rỉ ra? Nếu như là hiện tượng rỉ nước ối, thì nước ối rỉ ra sẽ có màu trắng trong, còn nước tiểu thì có màu vàng đậm hoặc nhạt. Nếu như quan sát bằng mắt thường mẹ không phân biệt được, hãy sử dùng đến giấy quỳ. Nếu thử giấy quỳ có màu xanh thì đó là nước ối.
Giấy quỳ sẽ giúp mẹ phân biệt đâu là nước ối, đâu là nước tiểu
Tình trạng rỉ nước ối nhưng không đau bụng thường xảy ra ở những mẹ bị vấn đề về viêm nhiễm phụ khoa, dẫn tới viêm màng ối hay mang đa thai, bị đa ối, ngôi thai bất thường hay khung xương chậu hẹp. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp mẹ bầu hoàn toàn bình thường nhưng cũng bị rỉ nước ối.Vỡ nước ối mà không đau bụng có nguy hiểm không? Với những thai nhi từ 37 tuần tuổi trở nên, hiện tượng vỡ nước ối được xem là dấu hiệu chuyển da, khi thai nhi đã đủ tháng, đủ tuổi để chào đời. Nếu như mẹ bầu thấy hiện tượng vỡ ối trong thời gian này, hãy chuẩn bị sẵn tinh thần để sinh em bé. Còn nếu như mẹ bầu bị vỡ ối trước 37 tuần tuổi, hãy cẩn thận bởi đây là dấu hiệu ảnh hưởng nguy hiểm đến thai nhi. Rỉ ối báo hiệu tình trạng thiếu I ốt hoặc cạn ối. Khi mà cơ thể mẹ không còn lớp màng bảo vệ bé thì thai nhi dễ bị va chạm vào tử cung khi tử cung co bóp hoăc khi mẹ vận động. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Mẹ bầu bị vỡ ối nhưng không đau bụng thì nên làm gì?
- Với mẹ bầu trên 37 tuần thai nhi thì nên chuẩn bị đồ đạc để chuẩn bị sinh khi vỡ ối.
- Mẹ cần đến ngay bệnh viên để bác sĩ kiểm tra. Lúc này, bác sĩ sẽ cho mẹ nghỉ ngơi, dùng thuốc kháng sinh nhằm ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng ối, giảm những cơn co thắt nhằm ổn định túi ối.
- Mẹ không được quan hệ tình dục, thụt rửa âm đạo hay ngâm mình trong bồn tắm, dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng ối,
- Giữ vệ sinh vùng kín luôn sạch sẽ, không dùng băng vệ sinh để thấm nước ối.
- Để tránh hiện tượng vỡ ối khi chưa sinh, mẹ cần có những biện pháp phòng tránh ngay từ đầu, thường xuyên thăm khám bác sĩ để phát hiện bệnh kip thời.
Trên đây là những giải đáp về thắc mắc vỡ ối nhưng không đau bụng của các mẹ. Mang thai là một hành trình tuyệt vời, hãy chú ý chăm sóc bản thân để hành trình ấy luôn đầy màu hồng nhé các mẹ.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- #8 Phần mềm xem bóng đá trực tuyến trên điện thoại iphone 2020
- Hướng dẫn sử dụng Office 365 toàn tập từ A – Z mới nhất 2021
- Cách sử dụng Mario trên win 10, phần mềm tập gõ 10 ngón được không?
- Hướng dẫn sử dụng MacBook từ A đến Z dành cho người mới
- Xuất hiện vết bầm tím trên da, chuyên gia cảnh báo dấu hiệu cần đi khám sớm | TT Y tế Quận 6