Warning: Constant WP_MEMORY_LIMIT already defined in /home/caocap/public_html/wp-config.php on line 103

Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98
Mô tả công việc của Trưởng phòng nhân sự, kỹ năng cần có - Friend.com.vn

Mô tả công việc của Trưởng phòng nhân sự, kỹ năng cần có


Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98

Nhiều doanh nghiệp “đau đầu” khi cần liệt kê rõ ràng các trách nhiệm và yêu cầu trong mô tả công việc trưởng phòng nhân sự, không biết viết sao cho đầy đủ, chính xác và hợp lý. Bản thân ứng viên của vị trí này là những chuyên gia, những người có bằng cấp, kỹ năng và nhiều năm kinh nghiệm, hiểu rất rõ về quản trị nguồn nhân lực.

Trưởng phòng nhân sự (HR Manager) là người lãnh đạo và giám sát các chức năng của bộ phận nhân sự bao gồm quản lý hành chính các nhân viên trong bộ phận, tuyển dụng và phỏng vấn nhân viên, quản lý lương, phúc lợi và chế độ nghỉ việc cũng như thực thi các chính sách và quy định nội bộ của công ty.

Ở các công ty nhỏ, trưởng phòng nhân sự cũng tương đương như giám đốc nhân sự. Mô tả công việc của trưởng phòng nhân sự mà blog friend.com.vn chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí này.

mo ta cong viec cua truong phong nhan su

Trưởng phòng nhân sự làm gì? Bảng mô tả công việc trưởng phòng hành chính nhân sự chi tiết

Mục Lục bài viết: I. Mô tả công việc Trưởng phòng nhân sự II. Yêu cầu trình độ, kỹ năng của Trưởng phòng nhân sự III. Trưởng phòng nhân sự có cơ hội thăng tiến không?

I. Mô tả công việc của Trưởng phòng nhân sự

Mô tả công việc của trưởng phòng hành chính nhân sự không thể thiếu các nhiệm vụ, trách nhiệm chính của những ai đảm nhiệm vai trò này. Quy mô phòng nhân sự nói riêng và số công nhân viên toàn công ty nói chung sẽ quyết định lượng công việc của trưởng phòng nhân sự. Ở các công ty mới tái cơ cấu hoặc sáp nhập, chuẩn bị mở rộng sản xuất, kinh doanh… thì trưởng phòng nhân sự sẽ đóng vai trò định hướng, thiết lập lại các chiến lược, chính sách; trong khi với các công ty khác thì nhiệm vụ vận hành, nâng cao hiệu suất… lại được ưu tiên hơn.

Trong bản mô tả công việc của trưởng phòng nhân sự, các trách nhiệm chính được viết rõ ràng, có thể khác biệt nhỏ tùy vào từng công ty nhưng thường sẽ gồm có:

– Tuyển dụng, phỏng vấn, thuê mới và đào tạo nhân viên trong bộ phận nhân sự/hành chính nhân sự

– Giám sát quy trình làm việc hàng ngày của bộ phận

– Đánh giá hiệu suất công việc của nhân viên

– Xử lý kỷ luật và cho thôi việc đối với nhân viên trong bộ phận theo chính sách của công ty

– Hiểu và thực hiện chiến lược nguồn nhân lực, tìm và giữ chân nhân tài của công ty theo nhu cầu vào từng thời điểm khác nhau

– Hợp tác với các phòng ban khác trong tuyển dụng, quản lý nhân sự tại môi trường làm việc

– Thực hiện khảo sát tiền lương trong thị trường lao động để xác minh mức lương cạnh tranh

– Tạo ra các chương trình và sáng kiến ​​học tập, phát triển mang lại cơ hội cho nhân viên

– Phối hợp với bộ phận kế toán để chấm công, trả lương hàng tháng và xử lý các vấn đề bảo hiểm, thuế thu nhập…

– Quản lý hồ sơ nhân viên toàn công ty

– Đề xuất, phê duyệt và giám sát các chiến lược tuyển dụng nhân sự mới

– Cung cấp đào tạo, định hướng kịp thời

– Quản lý ngân sách bộ phận; tổ chức các sự kiện cho nhân viên công ty (du lịch, picnic, các cuộc thi…)

– Xây dựng môi trường làm việc lành mạnh và văn hóa công ty tích cực.

– Trả lời các câu hỏi về chính sách, thủ tục và chương trình cho người lao động

– Lưu trữ, giám sát việc phân tích, duy trì và truyền đạt hồ sơ người lao động theo yêu cầu của pháp luật lao động.

Mo ta cong viec quan ly nhan su

Trưởng phòng nhân sự là làm gì? Bảng mô tả công việc trưởng phòng nhân sự chi tiết

II. Yêu cầu trình độ, kỹ năng của Trưởng phòng nhân sự

Mỗi ứng viên đều hiểu rằng mô tả công việc của trưởng phòng nhân sự chỉ là một phần khái quát, cơ bản, ngắn gọn về trách nhiệm của bạn vì trên thực tế sẽ có nhiều thay đổi, điều chỉnh. Trong khi đó, yêu cầu với trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết của trưởng phòng nhân sự thì lại là các yêu cầu bắt buộc mà nếu không đáp ứng được từ 80% trở lên, bạn sẽ không có cơ hội ứng tuyển thành công.

Một số yêu cầu của nhà tuyển dụng cho chức danh trưởng phòng hành chính nhân sự thường là:

– Bằng cử nhân trở lên chuyên ngành Quản trị nhân sự, Quản lý nguồn nhân lực, Quản trị kinh doanh, Luật, Ngoại ngữ…

– Tối thiểu 4 – 6 năm kinh nghiệm trở lên trong lĩnh vực nhân sự, kinh nghiệm làm trong vai trò tương đương sẽ được ưu tiên

– Kiến thức về luật lao động, bảo hiểm và các quy định, nghị định liên quan

– Nền tảng chuyên môn sâu về quản trị nguồn nhân sự

– Kỹ năng lãnh đạo, quản lý, giám sát, tư vấn

– Kỹ năng giao tiếp và tương tác

– Kỹ năng phân tích và kỹ năng giải quyết vấn đề

– Kỹ năng lý luận, ra quyết định

– Thành thạo các phần mềm cộng tác và phần mềm quản lý nhân sự (HRIS) (HRIS là phần mềm được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực hành chính, nhân sự có nhiều tính năng khác nhau. Để hiểu rõ hơn, bạn đọc có thể tìm hiểu định nghĩa chi tiết về hệ thống quản lý nguồn nhân lực trên friend.com.vn trong bài viết này)

– Thành thạo ngoại ngữ (trong các doanh nghiệp nước ngoài, liên doanh…).

Ky nang cua truong phong hanh chinh nhan su

Tố chất, kỹ năng cần có của trưởng phòng nhân sự

III. Trưởng phòng nhân sự có cơ hội thăng tiến không?

Trung bình, lương của trưởng phòng nhân sự hiện nay dao động trong khoảng từ 17 – 25 triệu/tháng, cao nhất có thể là hơn 60 triệu/tháng – một mức lương rất cạnh tranh, có thể so với các vị trí trưởng phòng bộ phận khác như marketing hay kinh doanh. Không phải nói quá khi khẳng định rằng, những người theo nghề nhân sự, tuyển dụng hầu như đều có mong muốn, kỳ vọng được trở thành trưởng phòng nhân sự một ngày nào đó, dù không phải ai cũng đạt được ước mơ.

Là vai trò được ngưỡng mộ như thế nhưng rõ ràng, những trưởng phòng nhân sự tài năng, chuyên nghiệp sẽ không muốn ở mãi vai trò này. Thế nhưng, bạn còn có thể phát triển sự nghiệp theo hướng nào nữa? Đáp án phụ thuộc nhiều vào năng lực và niềm yêu thích của bạn: Nỗ lực thêm vài năm để có cơ hội thăng chức lên giám đốc nhân sự, chuyển sang mở công ty tự kinh doanh, công ty headhunt, mở trung tâm đào tạo chuyên viên tuyển dụng nhân sự, quản lý nhân sự,… Tất cả đều trong tầm tay nếu bạn có đam mê, tham vọng và có tầm nhìn.

ban tieu chuan cong viec cua truong phong nhan su

Lộ trình thăng tiến của trưởng phòng nhân sự

Mô tả công việc của trưởng phòng nhân sự với đầy đủ các nhiệm vụ chính và yêu cầu, kỳ vọng của nhà tuyển dụng với bằng cấp, kinh nghiệm cũng như kỹ năng của trưởng phòng hành chính nhân sự. Nhà tuyển dụng có thể căn cứ vào đây để xây dụng các bản tiêu chuẩn thực hiện công việc của trưởng phòng nhân sự tùy biến cho doanh nghiệp mình. Cho dù đang tìm việc trưởng phòng nhân sự hay chỉ mới đang trên hành trình thực hiện mục tiêu nghề nghiệp thì bản mô tả công việc cũng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn, định hướng rõ ràng hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *