Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98
Khi bắt đầu kinh doanh, việc tìm kiếm và phân tích đối thủ cạnh tranh trên thị trường là một việc tiên quyết mà các doanh nghiệp cần phải làm trước khi “lên sàn đấu”.
Có công ty lựa chọn đẩy mạnh vào lợi thế cạnh tranh sẵn có, lợi dụng chênh lệch giá, tập trung tối đa vào marketing, có công ty thì lại tập trung nhiều để cải thiện chất lượng sản phẩm so với đối thủ. Còn nhiều “ông lớn” họ mua lại luôn đối thủ, điển hình là Facebook với hàng loạt các cuộc thâu tóm trong suốt những năm vừa qua.Bạn đang xem: Nền tảng mạng xã hội nào đã được facebook mua lại vào năm 2012? *
Vì sao Facebook mua lại Instagram?
Lật lại quá khứ chút nhé, tại sao Facebook lại mua lại Instagram với mức giá gấp 10 lần giá trị thực tế của mạng xã hội chia sẻ hình ảnh này vào thời điểm đó? Vào buổi sơ khai, các chuyên gia phân tích thị trường nhận định tổng giá trị của Instagram trên thị trường chỉ vào khoảng 100 triệu USD mà thôi, lúc đó, ứng dụng này thậm chí còn chưa có doanh thu cụ thể. Nhiều người còn nghĩ rằng Mark Zuckerberg đang quá bốc đồng trong thương vụ này khi quyết định bỏ ra tới 1 tỷ USD để mua lại Insta.
Ngày 4 tháng 12 năm 2012, Instagram đã chính thức trở thành một phần của Facebook và tính đến thời điểm hiện tại, nhiều nhà phân tích thị trường thường nói đây là thương vụ sáng suốt nhất trong lịch sử Facebook. Ông trùm Facebook chia sẻ: “Đây là một dấu mốc quan trọng đối với Facebook bởi lần đầu tiên chúng tôi có thể sở hữu một sản phẩm và công ty có rất nhiều người dùng. Cung cấp cho người dùng những trải nghiệm chia sẻ hình ảnh tốt nhất là lý do giải thích cho việc có rất nhiều người sử dụng Facebook. Chính vì thế, chúng tôi biết rằng sự kết hợp giữa Facebook và Instagram sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho người dùng.”
Tất nhiên, nhiều nhà phân tích lại không có cùng suy nghĩ với vị CEO nổi tiếng nhất làng công nghệ. Họ cho rằng mạng xã hội này đang tỏ ra e ngại với sự phát triển của Instagram bởi chia sẻ hình ảnh là một trong những thế mạnh của Facebook và Instagram thì đang tấn công vào điểm yếu này của họ thông qua việc chia sẻ hình ảnh qua các thiết bị di động.
Luận điểm này không phải là không có cơ sở vì hoàn toàn trái ngược với Facebook, Instagram được xây dựng dựa trên trải nghiệm của người dùng. Cái mà Instagram tạo ra không phải là mạng xã hội, mà chỉ là một nơi để những người dùng có thể chia sẻ những trải nghiệm và cảm xúc về các bức hình. Facebook và Instagram là hai công ty hoạt động với cùng một mục đích nhưng cách tiếp cận thì lại hoàn toàn khác nhau. Instagram cũng đang có được những gì mà Facebook đã từng có: Một cộng đồng người dùng đông đảo cùng với sự bùng nổ của các thiết bị di động vào thời điểm đó. Người dùng có thể yêu thích và muốn sử dụng Facebook nhưng với Instagram thì chỉ có thể dùng từ “yêu”. Và đó cũng là cái Facebook đang thiếu khi mà Instagram thực sự hướng tới những trải nghiệm của người dùng.
Vào thời điểm đó, Instagram trở thành “hiện tượng mạng”, và hiện tại, đây là một trong những ngôi sao sáng nhất trên nền tảng mạng xã hội trực tuyến. Từ 100 triệu USD, Instagram đã trở thành một trong những công cụ kiếm tiền nhiều nhất cho Facebook, doanh thu mà nó mang lại từ quảng cáo vào năm 2019 lên tới hơn 20 tỷ USD, nhiều hơn tới 5 tỷ USD so với những gì mà Youtube làm được cho Google. Tất nhiên, con số này vẫn đang tiếp tục tăng.
Trong cuốn “FaceBook – The Inside Story” của Steven Levy cũng có nhắc đến cụm từ “mua để diệt” để ám chỉ cách làm của ông lớn này đối với các đối thủ tiềm năng. Steven Levy có viết: “Sự lớn mạnh của Instagram đến trong thời điểm “nhạy cảm” đối với Facebook, khi đang loay hoay thay đổi trước làn sóng smartphone. Zuckerberg lo sợ rằng nếu để Instagram phát triển, dù chỉ là nhỏ, nó sẽ sao chép các tính năng cốt lõi của Facebook.”
Và WhatsApp
Thương vụ thứ hai chính là việc ông trùm mạng xã hội quyết định mua lại WhatsApp với mức giá 19 tỷ USD vào năm 2014. Nguy cơ uy hiếp trực tiếp từ WhatsApp ngày một cao, tỷ lệ người dùng quốc tế lớn… khiến Facebook chấp nhận mức giá được cho là “không tưởng” để thâu tóm hãng này. Ít ai biết rằng để có được thương vụ chấn động này, Facebook đã phải mất tới 2 năm thương thảo với WhatsApp, một nguồn tin thân cận với vụ việc tiết lộ. Và dĩ nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, 19 tỷ USD mà Mark Zuckerberg bỏ ra là hoàn toàn xứng đáng.
Vào thời điểm 2014, Facebook thanh toán cho Whatsapp bằng 12 tỷ USD cổ phiếu Facebook, 4 tỷ USD tiền mặt và thêm 3 tỷ USD cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng dành cho các sáng lập viên WhatsApp cũng như nhân viên trong 4 năm – trở thành thương vụ mang lại nhiều giá trị nhất trong lịch sử Facebook. Con số 19 tỷ USD đều được giới phân tích toàn cầu đánh giá là khổng lồ, nhất là sau khi Viber – một ứng dụng nhắn tin miễn phí khác được Rakuten (Nhật Bản) mua lại chỉ với 900 triệu USD vào thời điểm đó. Business Insider cho rằng WhatsApp không thực sự là ứng dụng cần thiết với Facebook, ít nhất là về mặt chức năng. Còn Marshable nhận định tuy trả giá cao, Facebook cũng rất khôn ngoan khi chọn thanh toán phần lớn bằng cổ phần, giữa lúc chứng khoán này đang cao kỷ lục.
Forbes thì bình luận 19 tỷ USD là mức giá “điên rồ” với một công ty chỉ có 55 nhân viên. Thậm chí năm ngoái, Facebook cũng chỉ đề nghị mua Snapchat – ứng dụng nhắn tin khác với 3 tỷ USD. Việc này có nghĩa Facebook định giá mỗi người dùng của WhatsApp là hơn 42 USD. Nó cũng cao hơn nhiều vốn hóa của các công ty lớn như United Continental, American Airlines, Ralph Lauren hay Marriot International.
Tuy nhiên, nếu so với các công ty khác trong thung lũng Silicon, rõ ràng là WhatsApp đang có lãi. Hãng không hiển thị quảng cáo và cũng chẳng có nền tảng để người dùng mua đồ hay chơi game. Bù lại, họ tính phí người dùng 1 USD mỗi năm sau khi miễn phí năm đầu tiên.
BI thì cho rằng sở dĩ CEO Facebook – Mark Zuckerberg mua Whatsapp là vì anh có quá ít lựa chọn. WhatsApp xử lý tới 27 tỷ tin nhắn mỗi ngày, và có hơn 450 triệu người dùng tích cực một tháng. Trong khi đó, Facebook có 1,2 tỷ người dùng. Vì thế, ứng dụng này đang là mối uy hiếp đáng kể với Facebook, lôi kéo người dùng của họ vào phân khúc nhắn tin mà Facebook vẫn chưa có chỗ đứng.
Từ nhiều năm trước đó, Facebook đã cố thực hiện điều WhatsApp đang làm. Đó là ra mắt ứng dụng gửi tin nhắn Messenger. Ứng dụng này được đánh giá rất tốt và có khoảng 350 triệu người dùng. Tuy nhiên, việc này cũng chẳng hề làm chậm lại đà tăng trưởng của WhatsApp.
Trong bản thuyết trình về thương vụ, Facebook chỉ ra trong 4 năm đầu, người dùng hàng tháng của WhatsApp đã tăng lên hơn 400 triệu. Trong khi đó, tốc độ này của Facebook, Twitter hay Skype thấp hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, WhatsApp cũng có lợi thế khi người dùng của họ chủ yếu nằm ở nước ngoài. Trong khi đó, Facebook lại ngược lại, người dùng chủ yếu ở Mỹ và gần đây mới mở rộng ra quốc tế vào thời điểm đó.
Một lý do khác là WhatsApp cho phép mọi người giao tiếp qua Wi-Fi. Việc này rất quan trọng với những nước mà giá cước di động quá đắt đỏ, đến mức gọi hay nhắn tin thường bị hạn chế. Đặc biệt là những nước nghèo.
Cuối cùng, các ứng dụng nhắn tin miễn phí ngày càng có tầm quan trọng lớn trong giới công nghệ hai năm qua. Viber vừa được mua với giá 900 triệu USD. Tháng 11 năm 2013, Snapchat từ chối lời đề nghị 3 tỷ USD của Facebook. Trong khi các ứng dụng nhỏ hơn như Kik hay LINE đã lấy đi hàng chục triệu người dùng chán Facebook. Nói cách khác, làn sóng nhắn tin đang rời xa Facebook. Vì thế, họ đã phải mua con “thuyền lớn nhất để có cơ hội lướt nó.”
Và anh em đã biết, giờ đây WhatsApp vẫn đang “sống dưới sự chỉ đạo của Facebook” nó không được phép phát triển vượt xa khỏi khuôn khổ được đề ra, những tính năng mà WhatsApp khai sinh ra giờ đây cũng đều được tích hợp trên Messenger của Facebook.
Rất nhiều những thương vụ khác nữa!
friend.com.vn – 60 triệu USD: Công ty với công nghệ nhận diện khuôn mặt hàng đầu thế giới đã được Facebook thâu tóm tháng 3/2012. Được thành lập năm 2009, đặt trụ sở tại Tel-Aviv, công ty 10 nhân viên này sau đó chuyển đến California. Tính đến năm 2011, sau hai năm thành lập, friend.com.vn đã nhận dạng 18 tỷ khuôn mặt với ứng dụng Application Programming Interface và trên Facebook.
Năm 2009, Facebook mua lại Octazen – một công ty có trụ sở tại Malaysia, chuyên về tự động nhập danh bạ điện thoại của người dùng vào ứng dụng, và FriendFeed giúp tổng hợp nội dung từ nhiều mạng xã hội vào một nguồn cấp dữ liệu. Sau khi mua, Facebook đã cắt quyền truy cập vào Octazen của các công ty khác.Xem thêm: Điện Thoại Iphone X Ra Đời Năm Nào Và Sự Phát Triển Thần Kỳ Của Apple
Tạm kết
Và đó là tất cả những thương vụ thâu tóm đối thủ với chiến lược “mua để diệt” mà Facebook đã làm với các đối thủ mà hãng cho là “rất mệt mỏi” nếu phải chiến với họ trong tương lai. Tất nhiên là chiến lược kinh doanh này vấp phải không ít chỉ trích từ phía các doanh nghiệp đối thủ cũng như cả Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) hay Cục Chống Độc quyền nhưng thương trường vẫn là chiến trường, kẻ mạnh, kẻ có tiền, “con cá lớn và thông minh nhất” vẫn sẽ khó có thể bị bắt.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Slither IO cho máy tính (Windows & MAC) – Tải game rắn săn mồi
- Máy lọc không khí cho ô tô Xiaomi Smartmi Car air Purifier – Mivietnam
- Tại sao không mở được file PDF| Khắc phục đọc file PDF – Acup.vn
- 9 cách sửa lỗi USB không format được: “Windows was unable to complete the format”
- Tắt hiệu ứng pop-up khi sử dụng bàn phím trên iOS Thủ thuật