Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98
Trở thành thiết kế đồ họa chuyên nghiệp là ước mơ của nhiều bạn trẻ sở hữu khả năng vẽ tốt. Trước khi bước vào nghề này, hầu hết ai cũng có những câu hỏi về việc chuyên viên thiết kế đồ họa là làm những công việc gì? Để trở thành thiết kế đồ họa thì thi khối gì và theo học tại trường nào tốt nhất hiện nay. Nội dung bài viết dưới đây friend.com.vn sẽ tư vấn tới bạn những thông tin hữu ích về ngành nghề một cách chi tiết.
MỤC LỤC: I. Thiết kế đồ họa là gì? II. Ngành thiết kế đồ họa thi khối gì? học trường nào tốt? III. Cơ hội việc làm của sinh viên ngành thiết kế đồ họa IV. Những ai phù hợp để học thiết kế đồ họa? V. Tầm quan trọng của ngành thiết kế đồ họa VI. Có nên tự học thiết kế đồ họa hay không? VII. Không biết vẽ có nên học thiết kế đồ họa không? VIII. Học thiết kế đồ họa ra làm ở đâu?
I. Thiết kế đồ họa là gì?
Thiết kế đồ họa được hiểu là ngành học về thiết kế, thiết kế các thông điệp bằng hình ảnh để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, truyền thông do đội ngũ nhân viên thiết kế đồ họa thiết kế, các sản phẩm tạo ra thường mang yếu tố nghệ thuật rất cao, có tính thẩm mỹ rất được đông đảo khách hàng và người dân yêu thích. Nhu cầu theo học ngành thiết kế đồ họa hiện nay ngày càng tăng, do vậy, đã có nhiều trường Đại học mở thêm chuyên ngành này để đào tạo trong khung dạy học của nhà trường. Ngành thiết kế đồ họa hiện nay sẽ xét tuyển các tổ hợp môn, lấy kết quả dựa trên kỳ thi THPT Quốc Gia, tùy yêu cầu của từng trường sẽ tiến hành các tổ hợp môn khác nhau.
Đọc thêm: Bạn đã sẵn sàng để trở thành một nhân viên thiết kế đồ họa chuyên nghiệp?
II. Ngành thiết kế đồ họa thi khối gì? học trường nào tốt?
1. Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành thiết kế đồ họa ở các trường Đại học – Cao đẳng:
- H00: Ngữ văn, Năng khiếu vẽ nghệ thuật 1, Năng khiếu vẽ nghệ thuật 2.
- H01: Toán, Văn, Vẽ mỹ thuật.
- H02: Toán, Vẽ hình họa mỹ thuật, Vẽ trang trí màu.
- H03: Toán, KHTN, Vẽ năng khiếu.
- H04: Toán, Anh, Vẽ năng khiếu.
- H05: Văn, KHXH, Vẽ năng khiếu.
- H06: Văn, Anh, Vẽ mỹ thuật.
- H07: Toán, Hình họa, Trang trí.
- V00: Toán, Lý, Vẽ mỹ thuật.
- V01: Toán, Văn, Vẽ mỹ thuật.
- V02: Toán, Tiếng Anh, Vẽ mỹ thuật.
- C04: Toán, Văn, Địa lý.
- D01:Toán, Văn, Anh.
- D10: Toán, Anh, Địa lý.
- D15: Văn, Anh, Địa lý.
2. Danh sách các trường đào tạo ngành Thiết kế đồ họa và điểm chuẩn mới nhất:
- Đại học kiến trúc Hà Nội: Xét tuyển tổ hợp môn H00 – 21,25 điểm.
- Đại học mỹ thuật công nghiệp: Xét tuyển tổ hợp môn H00, H02 – 20 điểm.
- Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội: Xét tuyển tổ hợp môn H00, H01, H02 – 18 điểm.
- Đại học mỹ thuật công nghiệp Á châu: Xét tuyển tổ hợp môn H00, H05, H06, H07 – 15,5 điểm.
- Đại học FPT: Xét tuyển tổ hợp môn A00, A01, D01, D96 – Tổng 3 môn đạt 21 điểm trở lên (đã bao gồm điểm ưu tiên).
- Đại học Hòa Bình: Xét tuyển tổ hợp môn H00, H01, V01, V02 – 15 điểm.
- Đại học công nghệ thông tin và truyền thông Thái Nguyên: Xét tuyển tổ hợp môn C04, D01, D10, D15 – 15,5 điểm, Xét theo học bạ 18 điểm.
- Đại học kiến trúc Đà Nẵng: Xét tuyển tổ hợp môn A01 – 18 điểm, Xét tuyển theo học bạ 21 điểm.
- Đại học nghệ thuật Huế : Xét tuyển tổ hợp môn H00 – 15 điểm.
- Đại học kiến trúc TP.HCM: Xét tuyển tổ hợp môn H01, H06 – 23 điểm.
- Đại học công nghệ TP.HCM: Xét tuyển tổ hợp môn H01, H02, V00, V02 – 16,25 điểm.
- Đại học Tôn Đức Thắng: Xét tuyển tổ hợp môn H00, H01, H02 – 19 điểm (môn năng khiếu >= 5 điểm).
- Đại học Dân lập Văn Lang: Xét tuyển tổ hợp môn H03, H04, H05, H06 – 16,5 điểm.
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng: Xét tuyển tổ hợp môn H00, H01, V00, V01 – 15,5 điểm.
Có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành thiết kế đồ họa trong đó Đại học Kiến trúc Hà Nội, TP.HCM hay Đà Nẵng; Đại học FPT; Đại học Mỹ thuật công nghiệp là những ngôi trường được các bạn trẻ ưu tiên lựa chọn. Theo học tại những ngôi trường danh giá này, sau khi tốt nghiệp, ứng viên sẽ cơ cơ hội tìm kiếm việc làm nhanh chóng, tuy nhiên số điểm đầu vào cũng tương đối cao.
III. Cơ hội việc làm của sinh viên ngành thiết kế đồ họa
Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành này có thể đảm nhận được nhiều công việc khác nhau như: Chuyên viên thiết kế, làm việc tại các công ty quảng cáo, xưởng sản xuất phim hoạt hình, trẻ em, cơ quan truyền hình, báo chí. Bên cạnh đó còn có những cơ hội việc làm đặc thù khác như làm nhân viên thiết kế đồ họa Website, thiết kế logo, nhận diện thương hiệu… Để có được công việc tốt, chắc chắn mỗi người theo đuổi ngành đồ họa phải không ngừng cố gắng và nỗ lực. Để trở thành nhân viên thiết kế đồ họa giỏi đòi hỏi những yếu tố gì là băn khoăn của nhiều người tìm việc. Lời khuyên cho bạn là phải không ngừng cố gắng, nỗ lực, biết theo đuổi đam mê và khẳng định bản thân mình, có như vậy, cơ hội việc làm tốt mới luôn rộng mở dành cho chúng ta. Theo thống kê mới nhất hiện ngành thiết kế đồ họa vẫn có nhu cầu tuyển nhân lực khá nhiều, do có nhu cầu lớn về nguồn nhân lực lớn nên cũng tạo nên nhiều cơ hội việc làm phong phú dành cho các cử nhân của chuyên ngành thiết kế đồ họa. Mức lương khởi điểm của vị trí việc làm này trung bình sẽ từ 6 tới 10 triệu đồng. Với những ai có kinh nghiệm thu nhập có thể tăng lên từ 10 tới 15 triệu đồng.
IV. Những ai phù hợp để học thiết kế đồ họa?
Có rất nhiều công cụ, ứng dụng,… khác nhau để giúp bạn trở thành một nhà thiết kế đồ họa chuyên nghiệp, nhưng còn những thứ không thể mua được bằng tiền thì sao? Không chỉ tài năng, bạn còn cần phải có những phẩm chất gì để làm được nghề thiết kế đồ họa?
1. Kỹ năng giao tiếp tốt
Công việc của một nhà thiết kế là phải truyền đạt đúng ý tưởng, thương hiệu của khách hàng, và cả những câu chuyện xung quanh ý tưởng đó. Kỹ năng giao tiếp tốt cũng rất cần thiết để bạn có thể trình bày ý tưởng và đàm phán trong công việc. Bạn cần thiết phải hiểu rõ khách hàng và duy trì sự chuyên nghiệp ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn nhất.
2. Sự hiếu kỳ
Bạn sẽ không thể tiến xa trong công việc nếu như không có tình yêu nghệ thuật và sự hiếu kỳ với thế giới xung quanh. Nhà thiết kế đồ họa phải luôn có hứng thú đi sâu tìm hiểu vấn đề và khám phá mọi thứ xung quanh, từ những chi tiết nhỏ nhất
3. Đam mê và nhiệt huyết
Bạn sẽ không thể phát huy tính sáng tạo nếu như bạn không thực sự yêu nghề. Công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận đến từng chi tiết và phải đương đầu với không ít khó khăn. Bạn sẽ phải dựa vào chính sự đam mê của mình để vượt lên những lúc mệt mỏi nhất.
4. Sự cởi mở
Để trở thành nhà thiết kế đồ họa, bạn phải là người cởi mở, sẵn sàng học hỏi điều mới và ghi nhận lời khuyên, góp ý của người khác. Nhà thiết kế tài ba sẽ tạo nên kiệt tác từ chính những mảnh ghép trong cuộc đời mình, vì thế bạn được phép sợ hãi khi phải thể hiện tài năng hay suy nghĩ của mình trước mặt người khác.
5. Kỹ năng giải quyết vấn đề tốt
Là một nhà thiết kế đồ họa, bạn cần phải có khả năng suy nghĩ logic để hoàn thành tốt mọi việc. Cùng với sự sáng tạo, bạn sẽ có thể biến những mảnh ghép nhỏ thành một sản phẩm hoàn hảo.
6. Cầu toàn
Một chút sự cầu toàn sẽ là cần thiết khi làm nghề thiết kế. Sự cầu toàn sẽ đảm bảo bạn luôn cố gắng phát triển bản thân và làm việc hiệu quả hơn.
7. Kiên nhẫn
Công việc thiết kế đòi hỏi rất nhiều sự tỉ mỉ, kiên nhẫn; do đó, nếu như bạn là người hay nóng vội, bạn sẽ không thể làm công việc này. Chỉ có sự kiên nhẫn mới giúp bạn hoàn thành một sản phẩm, từ khâu lên ý tưởng đến thiết kế, hoàn thiện.
Đọc thêm: Mẫu CV xin việc Thiết kế đồ họa bắt mắt, tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng
Thiết kế đồ họa phù hợp với những đối tượng nào?
V. Tầm quan trọng của ngành thiết kế đồ họa
Ngành thiết kế đồ họa đóng một vai trò quan trọng trong môi trường kinh tế cạnh tranh hiện nay. Các doanh nghiệp đều cần phải sử dụng tới các kỹ sư thiết kế đồ họa để tạo ra các chiến lược tiếp thị ấn tượng như quảng cáo, danh thiếp, website, tờ rơi,… Để tạo dựng thương hiệu mạnh, doanh nghiệp cần phải có logo ấn tượng. Tương tự như vậy, các công ty còn cần tới dịch vụ thiết kế đồ họa để tạo ra các ứng dụng, fanpage đặc biệt để quảng bá hình ảnh. Có thể nói rằng thiết kế đồ họa đã trở thành một phần của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh hiện đại ngày nay. Một lý do khác khiến cho ngành thiết kế đồ họa ngày càng trở nên phổ biến là nhu cầu giao tiếp hiệu quả với khách hàng do tính cạnh tranh ngày càng cao. Để thành công, các sản phẩm đồ họa được đưa vào sử dụng ngày càng nhiều để thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng. Đây cũng là một phương tiện hữu hiệu để truyền tải thông điệp tới khách hàng.
VI. Có nên tự học thiết kế đồ họa hay không?
Có nên tự học thiết kế đồ họa hay không? Đây thực sự là một câu hỏi khó. Nhiều người đã phải đấu tranh tư tưởng để có thể đưa ra quyết định cuối cùng. Dưới đây, thay vì đưa ra một câu trả lời chính xác, friend.com.vn sẽ nêu những ưu nhược điểm của việc tự học thiết kế đồ họa để bạn có thể tự cân nhắc và đưa ra câu trả lời cho mình. Ưu điểm:
-
Đây là một phương pháp học tập hiệu quả đã được chứng minh qua các nghiên cứu.
-
Bạn có thể thiết lập không gian học tập theo ý mình.
-
Tất cả mọi kiến thức đều có sẵn trên mạng Internet.
-
Học phí rẻ hơn đi học tại trường đại học.
-
Bạn có thể tìm gia sư trực tuyến giúp trả lời câu hỏi hoặc tham gia vào các diễn đàn dành cho nhà thiết kế đồ họa.
-
Tham gia các khóa học trực tuyến để lấy chứng chỉ.
-
Có thể vừa học vừa làm công việc khác.
Nhược điểm:
-
Nhiều câu hỏi khó đôi khi không được giải đáp cụ thể.
-
Phải làm nhiều bài kiểm tra để lấy chứng chỉ nhà thiết kế đồ họa.
- Đôi khi thiếu kiên nhẫn khi tự học.
VII. Không biết vẽ có nên học thiết kế đồ họa không?
Bởi vì thiết kế đồ hoạ là một ngành hấp dẫn với nhiều cơ hội nghề nghiệp nên nhiều bạn trẻ có thể muốn thử sức trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là không biết vẽ có nên theo học ngành thiết kế đồ họa hay không? Trên thực tế, thiết kế đồ hoạ hầu như sẽ không cần đến kỹ năng vẽ. Bạn hầu như chỉ làm việc trên máy và suốt một thời gian dài không cần dùng đến bút. Dĩ nhiên, phác thảo cho bản thiết kế có thể hữu ích nhưng thông thường bạn hoàn toàn có thể phác thảo đơn giản bằng những nét bút nguệch ngoạc, miễn là bạn hiểu được và ghi nhớ ý tưởng của mình tại một thời điểm, sau đó bổ sung, thay đổi cho phù hợp hơn. Khách hàng hay sếp của bạn cũng không yêu cầu những bản phác thảo này nên chúng xấu hay đẹp không thực sự quan trọng. Bản chất của thiết kế đồ họa là việc sử dụng hình ảnh và văn bản để trực quan hoá thông tin và dễ tiếp cận hơn. Kỹ năng vẽ không phải yêu cầu bắt buộc với lĩnh vực này. Thậm chí, nội dung văn bản mà nhà thiết kế đồ hoạ sử dụng thường được khách hàng gửi qua. Những công cụ như Photoshop, Illustrator, InDesign hay CorelDraw đều khá phức tạp nhưng về cơ bản chúng đều rất hữu ích và quan trọng với nhà thiết kế đồ hoạ. Thay vì lo lắng về kỹ năng vẽ, bạn nên tập trung tìm hiểu và học sâu hơn về các công cụ sẽ phục vụ công việc thiết kế đồ hoạ. Như vậy, cho dù bạn không biết vẽ bạn vẫn có thể học thiết kế đồ hoạ. Điều quan trọng là xác định đúng đam mê và quyết tâm của mình, sau đó nỗ lực và bạn sẽ thành công.
VIII. Học thiết kế đồ họa ra làm ở đâu?
Sau khi tốt nghiệp ngành thiết kế đồ họa thì bạn có thể ứng tuyển vào rất nhiều vị trí, trong đó có chuyên viên, nhân viên thiết kế tại các địa điểm như:
- Công ty quảng cáo, thiết kế.
- Xưởng phim hoạt hình, truyện tranh.
- Tòa soạn báo, nhà xuất bản.
- Studio.
- Cơ quan truyền hình.
- …
Ngoài ra, với những người có kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp tốt và đam mê với nghề giáo thì có thể trở thành giảng viên tại các trường đại học, trung tâm đào tạo thiết kế đồ họa. Hơn nữa, nếu có đủ khả năng về tài chính thì bạn cũng có thể tự mình mở công ty riêng về thiết kế đồ họa. Nhìn chung, thiết kế đồ họa mang đến cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn, theo đuổi ngành này bạn sẽ không lo thiếu việc làm phù hợp.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Mở Khóa Icloud Iphone 6 7 8 Và Những Điều Cần Biết Khi Mở Khóa Icloud
- Cách tìm điện thoại bị mất qua Facebook đơn giản nhất
- Cách khôi phục ảnh, video đã xóa trên điện thoại Android đơn giản – Thegioididong.com
- 9 Cách nhanh hết kinh nguyệt an toàn mọi chị em nên biết
- Tuyển tập thiệp chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 đẹp, ý nghĩa nhất 2021