Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98
Nối đất thiết bị điện hay “ tiếp địa” là thuật ngữ trong ngành xây dựng? Trong những năm gần đây, khái niệm này khá phổ biến tại Việt Nam. Nối đất cho các thiết bị điện đã và đang là một phương pháp sử dụng điện được nhiều người áp dụng. Nối đất các thiết bị điện giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng và tăng tuổi thọ cho các thiết bị điện. Hôm nay, Chú Tùng sẽ chia sẻ những điều tụi con cần biết về khái niệm nối đất thiết bị điện này.
Nối đất thiết bị điện có nghĩa là gì?
Nối đất còn được người ta gọi với một cái tên khác là “tiếp địa”. Phương pháp này là một cách làm giúp cho các thiết bị điện không bị rò rỉ hay chập mạch hiệu quả hiện nay.
Tại Việt Nam, phương pháp này thường được áp dụng như sau: chúng ta lấy một thanh sắt cắm sâu xuống đất ít nhất 10cm. Tiếp theo đó, dùng một đoạn dây điện để nối từ thanh sắt đến phần vỏ của các thiết bị điện. Việc này giúp tụi con không bị giật điện khi các thiết bị điện bị chập hay rò rỉ điện ra bên ngoài. Khi các thiết bị điện không được nối đất , chúng ta thường có cảm giác bị giât nhẹ hoặc tê tê do điện rò rĩ truyền thẳng vào người. Điều này còn nguy hiểm hơn đối với những thiết bị có sử dụng nước như máy giặt, tủ lạnh, máy rửa chén…
Tại sao cần nối đất thiết bị điện?
Ý nghĩa cơ bản nhất của việc nối đất các thiết bị điện chính là đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên chúng ta cũng cần chú ý rằng. Muốn đảm bảo an toàn thì lớp vỏ kim loại của món đồ điện phải nối với dây tiếp đất.
Hai trong những thiết bị điện trong gia đình lúc nào cũng cần nối đất là tủ lạnh và máy giặt. Vì nước là một chất dẫn điện rất tốt. Chính vì thế nếu bạn tiếp xúc với dòng nước mang điện thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì thế nếu máy giặt xuất hiện dấu hiệu chập điện. Hay rò rỉ điện mà lại tiếp xúc với nước sẽ khiến bạn bị giật nếu như không để ý. Đối với tủ lạnh cũng tương tự như vậy. Vì vậy, việc nối đất cho 2 thiết bị này là rất cần thiết.
Việc nối đất còn tạo điều kiện cho các thiết bị hoạt động điện được ổn định hơn. Đồng thời nối đất cũng giúp giảm thiểu tối đa các thiệt hại cho hệ thống điện.
Cách nối đất đơn giản nhất
Điện trở của cơ thể con người lớn hơn điện trở của dây nối đất rất nhiều. Chính vì thế dòng điện sẽ theo đó mà bị truyền xuống dưới đất. Để việc tiếp đất diễn ra tốt nhất. Thì điện trở của dây không được quá 4 Ôm và được nối với một khoảng đất rộng.
Nếu nơi chúng ta sinh sống không có sẵn hệ thống nối đất. Thì bạn có thể tận dụng luôn khung cửa kim loại của ngôi nhà. Hoặc cũng có thể sử dụng bất cứ một phần kim loại nào. Có phần chân chôn dưới sàn nhà hay tường vài cm.
Tiếp theo đó hãy chuẩn bị một sợi dây kim loại, kích thước không cần quá lớn. Tụi con hãy dùng sợi dây đó nối từ vỏ của các thiết bị điện đến phần kim loại của vật tiếp đất. Một lưu ý nhỏ khi nối đất các thiết bị điện mà chúng ta nên biết. Đó chính là cạo đi lớp sơn trên vật tiếp đất. Ngoài ra, cũng nên đảm bảo là chân của vật tiếp đất. Phải nằm dưới đất đúng như trong nguyên tắc.
Nguy hiểm tiềm tàng của việc nối đất không đúng cách
Như Chú nói ở trên, chúng ta vẫn có cách để tự nối đất cho các vật dụng trong nhà. Tuy nhiên, đặc tính điện cũng cần một số kiến thức cơ bản. Để có thể thực hiện công việc này cho mình. Một số chủ nhà có hỏi chú: “Liệu rằng nối đất sai cách có gây nguy hiểm gì hay không?”.
Một vấn đề nào cũng luôn tồn tại hai mặt song song khác nhau. Khi người dùng biết đến nó và khai thác một cách triệt để. Đúng phương pháp nó sẽ mang đến nhiều lợi ích. Tuy nhiên nếu người dùng không sử dụng nó một cách hợp lý. Thì sẽ gây ra nhiều tác nhân nguy hiểm.
Đối với phương pháp nối đất cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Khi bạn đóng cọc tiếp đất sai cách thì nó sẽ gây ra nhiều nguy hiểm khó lường.Vì cọc nối đất suy cho cùng cũng là một thanh kim loại nên khả năng dẫn điện của nó khá tốt. Khi cọc bị đóng sai phương pháp dễ gây ra những tai nạn điện cho mọi người. Chính vì thế chúng ta có thể khẳng định một lần nữa rằng. Thực hiện nối đất đúng cách thì sẽ càng an toàn cho người dùng. Và nâng cao tuổi thọ cho thiết bị.
Nên bắt đầu thực hiện nối đất cho các thiết bị khi nào?
Vừa rồi, Chú cũng mới hoàn thành xong công trình đi dây điện lại cho một chủ nhà ở quận Tân Bình. Lúc mới xây dựng, chủ nhà có yêu cầu thợ xây thiết lập hệ thống nối đất cho toàn bộ căn nhà. Nhà thầu hứa hẹn đủ điều nhưng cuối cùng lại không làm đúng như cam kết.
Chủ nhà khi sử dụng các thiết bị điện trong nhà thường xuyên bị giât khi chạm vào các vỏ kim loại. Chủ nhà khá phiền lòng nhưng không biết làm sao vì việc xây dựng đã xong nên nhờ Chú đến kiểm tra lại. Chú phát hiện nhà thầu có đóng một cọc tiếp địa vào lòng đất. Nhưng lại không đấu dây từ các ổ cắm điện vào nên xảy ra hiện tượng rò rỉ điện. Chú phải đi dây điện lại để nối đất cho toàn bộ các ổ cắm điện trong ngôi nhà trên. Công việc cũng mất khá nhiều thời gian. Và công sức vì thực hiện sau khi nhà đã hoàn thiện.
Do đó, Chú Tùng thường tư vấn các chủ nhà, khi xây dựng nhà mới. Cần lưu ý đội ngũ thi công tạo cọc tiếp đất. Để nối đất tất cả các ổ cắm trong ngôi nhà. Việc tạo cọc nối đất sau khi xây dựng. Vẫn có thể thực hiện được nhưng sẽ rất phức tạp và tốn kém.
Nếu chủ nhà nào đang cần tư vấn sửa chữa hoặc thi công nối đất thiết bị điện nhà inbox cho Chú Tùng tại ĐÂY.
Hoặc đặt lịch hẹn khảo sát trên website tại ĐÂY.
Hoặc liên hệ với Chú qua số hotline 090 112 5403 nhé.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Giá xe Click 2021 | Xe tay ga Honda Click 150 mới nhất hôm nay 2021
- [Video] Cách chèn ảnh vào video bằng phần mềm ProShow Producer dễ dàng – friend.com.vn
- Share tài khoản Zing vip 2021 – Tài khoản zing mp3 vip free
- 17 cách kiếm tiền cho học sinh uy tín, đơn giản, dễ làm – AdFlex
- Các Phần Mềm Giả Lập Java Cho Android tốt nhất | Mindovermetal