Warning: Constant WP_MEMORY_LIMIT already defined in /home/caocap/public_html/wp-config.php on line 103

Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98
Questra có lừa đảo không? Thông tin về Questra Holdings - Friend.com.vn

Questra có lừa đảo không? Thông tin về Questra Holdings


Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98
QUESTRA
Questra đứng trước nhiều nghi vấn về tính minh bạch

Nếu bạn đang tìm kiếm một kênh đầu tư để bỏ tiền vào lấy lãi thì có thể đã nghe đến cái tên Questra. Và đừng vội đưa ra quyết định gì với cái tên này vì có thể nó sẽ mang đến một số rủi ro cho bạn. Questra có lừa đảo không và có nên đầu tư ăn lãi từ tập đoàn này? Bài viết sẽ mang đến những cái nhìn toàn diện nhất về việc đầu tư với Questra.

1. Questra là gì?

Questra là tập đoàn tài chính đa quốc gia, đã xâm nhập vào thị trường Việt Nam vào năm 2017. Questra (hay Questra Holdings) đã từng gây tiếng vang lớn vì mức trả lãi suất cho nhà đầu tư lên đến 7%/tuần, được đánh giá là cao bất thường so với thị trường lúc bấy giờ.

Questra từng tuyên bố mình được đăng ký tại Tây Ban Nha, có giấy phép kinh doanh và lĩnh vực hoạt động bao gồm thương mại, đầu tư, đấu giá doanh nghiệp, bất động sản, hỗ trợ IPO (cổ phần hóa doanh nghiệp).

QUESTRA
Questra từng bị VTV gọi tên

Tại Việt Nam, Questra được biết đến với vai trò là một doanh nghiệp kêu gọi vốn đầu tư. Cụ thể, nhà đầu tư có thể nhận được lợi nhuận từ 4-7%/tuần. Như vậy, tính ra nhà đầu tư có thể nhận lợi nhuận lên đến 300%/năm, một con số quá khủng khiếp so với thị trường. Và điều đáng lưu ý là Questra không có trụ sở cũng như bất kỳ văn phòng đại diện nào tại Việt Nam. Tất cả những giao dịch được thực hiện đều là trực tuyến. Tuy vậy, vì mức lãi suất có thể nhận được quá cao nên vừa gia nhập vào Việt Nam được một khoảng thời gian ngắn thì đã có hàng ngàn người tham gia vào hệ thống, chỉ tính riêng dân cư tại Việt Nam.

Tuy nhiên, để được quyền tham gia vào hệ thống đầu tư này, bạn sẽ phải nộp một loại phí – phí hợp đồng với giá 29,9 euro (khoảng 800.000 đồng). Khi đăng ký tài khoản Questra thành công, bạn sẽ bị trừ phí này thẳng vào tài khoản. Giá trị tối thiểu cho một lần đầu tư 90 euro (gần 2,4 triệu vnđ.

Questra cho phép người dùng thực hiện thanh toán với nhiều phương thức như ví điện tử, bitcoin, thanh toán trực tuyến (PM), hoặc chuyển tiền qua OkPay. Vì Questra sẽ trả lãi theo tuần, “đều như cơm bữa” nên mọi người rất sẵn sàng tham gia, thậm chí còn tăng thêm số tiền đầu tư gấp nhiều lần để nâng cấp tài khoản và nhận được nhiều lãi hơn.

2. Questra có lừa đảo không?

Không ai cho không điều gì. Với mức lãi suất cao khủng khiếp như vậy, nhiều người đặt ra nghi vấn rằng liệu Questra có đang chuẩn bị “lật mặt” và lừa đảo?

Nhiều người đã thể hiện lo ngại khi được nhân viên của Questra mời mọc. Và như một kịch bản được vạch ra sẵn, mọi người sẽ luôn nhận được câu trả lời: Questra là công ty rất uy tín, cực kỳ nổi tiếng ở châu Âu. Nếu vẫn lo lắng thì có thể mua thêm bảo hiểm để tránh rủi ro.

QUESTRA
Giao diện của website Questra

Tuy nhiên, các báo Việt Nam cho biết rằng hiện tại không có doanh nghiệp nào có đăng ký giấy phép kinh doanh ở Tây Ban Nha với tên Questra Holdings. Các báo cũng đã liên hệ với một doanh nghiệp có tên gọi tương tự “Questra World”. Doanh nghiệp này được đăng ký kinh doanh với mã số B98811672 và có cả website. Tuy nhiên doanh nghiệp này khẳng định không có bất kỳ liên hệ gì với Questra Holdings cả.

Bên cạnh đó, đại diện cơ quan tài chính Tây Ban Nha còn đưa ra một số nhận định và cảnh báo đối với Questra World, họ cho rằng phương thức đầu tư với lãi suất lên đến 4-7%/tuần , thực hiện theo hình thức đa cấp tài chính và toàn bộ đều trực tuyến rất không minh bạch và không đáng tin. Tại Tây Ban Nha, hiện có rất nhiều công ty “ma”, tương tự Questra được thành lập với hình thức như vậy để lừa đảo chiếm đoạt.

Mặt khác, theo một số chuyên gia đầu tư tài chính, Questra đang sử dụng hình thức ponzi – huy động trực tuyến tiền đầu tư, sau đó dùng tiền của người đến sau trả lãi cho người đến trước. Chỉ cần người tham gia sau mua gói đầu tư của Questra càng lớn, đồng thời huy động được càng nhiều người thì người cả họ và Questra đều càng hưởng lãi cao.

Tinh vi hơn, mạng lưới Questra còn rất biết cách “chim mồi”, chuyên dùng những tài khoản ảo khác nhau để “seeding”, tụ tập tại những cộng đồng đầu tư và đưa ra review fake để thu hút những người khác. Họ sẽ chuyên đề cập về những khoản lãi hoặc phần thưởng đáng mơ ước, hoặc đưa ra những lời hứa hẹn cho tương lai, rằng bạn sẽ thu được rất nhiều thứ nếu lên một cấp bậc cao. Từ đó, cho một cú siêu mạnh vào lòng tham của con người.

Cái kết được vạch ra là khi họ thấy tiền đã đủ nhiều, đầy lấp túi rồi, không cần thiết phải đi lừa người nữa, thì website hoặc hệ thống ứng dụng sẽ bị sập hoặc bảo trì liên miên. Những người đứng đầu cũng biến mất và “cuỗm” hết số tiền đầu tư.

Chưa kể, nếu bạn đang tham gia đầu tư mà muốn rút tiền về sẽ phải chịu một khoản phí. Đồng thời, việc rút tiền cũng rất khó khăn, vì theo thông tin của Questra, bạn phải thực hiện rút tiền tại ngân hàng nước ngoài, vì tài khoản của Questra không hỗ trợ rút tiền tại ngân hàng trong nước.

Và giả sử bị lừa, thì pháp luật Việt Nam có giúp gì được cho bạn không? Nếu bạn giao dịch bằng bitcoin hoặc bất kỳ đồng tiền ảo nào khác, rất tiếc, Việt Nam hiện chưa kiểm soát được những giao dịch nào liên quan đến tiền điện tử. Và Questra hiện đang hoạt động trái phép tại thị trường Việt Nam, nên sẽ không có bất kỳ sự bảo vệ nào của pháp luật dành cho nhà đầu tư Questra.

3. Questra đã bị cảnh báo tại một số nơi

Vào năm 2017, Cơ quan Tài chính FSMA của Bỉ – Financial Services and Markets Authority đã đưa ra cảnh báo trên toàn quốc về sự thiếu minh bạch và nguy hiểm của Questra Holdings. Cụ thể, Questra đã thực hiện chào mời gọi vốn đầu tư tại Bỉ. Tuy nhiên, tổ chức này đã không tuân theo những quy định và luật lệ tài chính của Bỉ.

Ngoài ra, Questra không phải là một doanh nghiệp đầu tư hay một tổ chức tín dụng được cấp phép hoạt động tại Bỉ. Chính vì vậy, công ty này không được phép cung cấp bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến ngân hàng hoặc đầu tư trên lãnh thổ của Bỉ hoặc từ Bỉ. Đồng thời, cũng giống như những chuyên gia tài chính tại Việt Nam, Bỉ cho rằng hệ thống của Questra chính là hình thức kim tự tháp trá hình, hay còn gọi là Ponzi.

Và chính thức, FSMA đã cảnh báo, đồng thời khuyến cáo người dân không thực hiện đầu tư bất kỳ khoản tiền nào mà Questra Holdings đã tiếp cận chào mời. Đồng thời, không gửi tiền hay tài sản tài chính vào bất kỳ những tài khoản Questra Holdings có đề cập và yêu cầu.

Lời kết:

Tóm lại, Questra là một nơi không đáng tin cậy để đầu tư. Bạn có thể sẽ nhận được mức lãi suất khủng 4-7% trong vài tuần, thậm chí là vài tháng. Nhưng không ai có thể biết, cũng không ai có thể đảm bảo rằng sau một khoảng thời gian nào đó, website đó còn tồn tại không, hay đã biến mất cùng số tiền của tất cả những người đầu tư? Questra có lừa đảo không? Điều này chưa ai vạch trần một cách trực tiếp nhưng một khi nó có nhiều sự cảnh báo lừa đảo, thì chúng ta không nên đầu tư một khoản quá lớn vì lúc này, rủi ro bạn có thể gặp phải rất cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *