Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98
Mục lục bài viết
- 1. Quy trình tiến hành thủ tục sang tên se máy cũ
- 2. Cho bạn mượn chứng minh thư (CMTND) để mua hàng trả góp bị xử lý thế nào ?
- 3. Tư vấn về hình thức mua trả góp ô tô ?
- 4. Tư vấn mua nhà trả góp để con gái đứng tên ?
- 5. Cha vay trả góp, con có phải chịu trách nhiệm liên đới trả không ?
Luật sư tư vấn:
1. Quy trình tiến hành thủ tục sang tên se máy cũ
Trường hợp thứ nhất: Sang tên xe trong cùng tỉnh thành phố.
– Hồ sơ sang tên xe máy cần chuẩn bị:
Căn cứ Thông tư 58/2020/TT-BCA thì hồ sơ bao gồm:
Điều 19. Giải quyết đăng ký sang tên xe đối với trường hợp xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người
Các khoản phí, lệ phí phải nộp khi sang tên xe máy:
Lệ phí trước bạ:
Lệ phí sang tên se máy là 1% . Căn cứ pháp lý thông tư 201/2016/TT-BTC
Điều 4. Mức thư lệ phí trước bạn theo tỷ lệ (%)…
4. Xe máy mức thu là 2%. Riêng:…
b) Đối với xe máy nộp lệ phí trước bạ lần thứ 02 trở đi (là xe máy đã được chủ tài sản kê khai nộp lệ phí trước bạ tại Việt Nam thì lần kê khai nộp lệ phí trước bạ tiếp theo được xác định là lần thứ 02 trở đi) được áp dụng mức thu là 1%.
Trường hợp chủ tài sản đã kê khai, nộp lệ phí trước bạ đối với xe máy là 2%, sau đó chuyển giao cho tổ chức, cá nhân ở địa bàn quy định tại điểm a khoản này thì nộp lệ phí trước bạ theo mức là 5%. Trường hợp xe đã nộp lệ phí trước bạ theo mức thu 5% thì các lần chuyển nhượng tiếp theo nộp lệ phí trước bạ với mức thu 1%.
Lệ phí cấp biển
Căn cứ pháp lý Thông tư 299/2016/TT-BTC có quy định tại điều 5 như sau:
1. Mức thu lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện giao thông được thực hiện như sau:
Số TT
Chỉ tiêu
Khu vực I
Khu vực II
Khu vực III
I
Cấp mới giấy đăng ký kèm theo biển số
4
Xe máy (theo giá tính lệ phí trước bạ)
a
Trị giá từ 15.000.000 đồng trở xuống
500.000 – 1.000.000
200.000
50.000
b
Trị giá trên 15.000.000 đến 40.000.000 đồng
1.000.000 – 2.000.000
400.000
50.000
c
Trị giá trên 40.000.000 đồng
2.000.000 – 4.000.000
800.000
50.000
d
Xe máy 3 bánh chuyên dùng cho người tàn tật
50.000
50.000
50.000
II
Cấp đổi giấy đăng ký
1
Cấp đổi giấy đăng ký kèm theo biển số
c
Xe máy (trừ xe máy di chuyển từ khu vực có mức thu thấp về khu vực có mức thu cao áp dụng theo điểm 4.1 khoản 4 Điều này)
50.000
50.000
50.000
3
Cấp lại biển số
100.000
100.000
100.000
III
Cấp giấy đăng ký và biển số tạm thời (xe ô tô và xe máy)
50.000
50.000
50.000
Trường hợp di chuyển từ khu vực có mức thu thấp về khu vực có mức thu cao áp dụng theo điểm 4.1 khoản Điều 4 như sau;
4.1. …xe máy chuyển từ khu vực phải nộp lệ phí quy định mức thu thấp về khu vực phải nộp lệ phí quy định mức thu cao (không phân biệt có đổi hay không đổi chủ tài sản),
2. Cho bạn mượn chứng minh thư (CMTND) để mua hàng trả góp bị xử lý thế nào ?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 7 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BCA quy định sử dụng Chứng minh nhân dân như sau:
“1. Công dân được sử dụng Chứng minh nhân dân của mình làm chứng nhận nhân thân và phải mang theo khi đi lại, giao dịch; xuất trình khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra, kiểm soát. Số Chứng minh nhân dân được dùng để ghi vào một số loại giấy tờ khác của công dân.
2. Nghiêm cấm việc làm giả, tẩy xóa, sửa chữa, cho thuê, cho mượn, thế chấp… Chứng minh nhân dân.”
Điểm a) Khoản 2 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chứng minh nhân dân như sau:
“2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng chứng minh nhân dân của người khác để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;”
Như vậy công dân được sử dụng CMND của mình làm chứng nhận nhân thân và phải mang theo khi đi lại, giao dịch; xuất trình khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra, kiểm soát. Số CMND được dùng để ghi vào một số loại giấy tờ khác của công dân, pháp luật nghiêm cấm việc làm giả, tẩy xóa, sửa chữa, cho thuê, cho mượn, thế chấp… CMND. Như vậy việc Nhanh cho Hậu mượn chứng minh thư nhân dân là hành vi trái pháp luật.
Do đó Nhanh không thể yêu cầu Bạn của bạn viết bản cam kết bởi bản cam kết này sẽ không có giá trị.
Điều 461 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về việc mua trả chậm, trả dần như sau:
Điều 453. Mua trả chậm, trả dần
3. Tư vấn về hình thức mua trả góp ô tô ?
Luật sư tư vấn Luật dân sự trực tuyến gọi: 1900.6162
Trả lời:
Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Điều 453. Mua trả chậm, trả dần
Theo thông tin bạn cung cấp, thì bạn có nhu cầu mua xe trả góp của một hãng taxi thì các bên phải tiến hành ký kết hợp đồng mua bán trả dần và phải tuân thủ các thỏa thuận về quyền và nội dung, thời hạn trả dần theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Theo quy định trên, thì việc bạn và hãng taxi ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh là không phù hợp với nội dung của loại hợp đồng này, do bạn là người có nhu cầu muốn mua xe nhưng chưa có đủ tiền để trả và công ty là bên có nhu cầu bán xe, còn theo quy định của pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh là loại hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế. Do đó hợp đồng này sẽ bị vô hiệu do giả tạo.
Như bạn cung cấp, sau một khoảng thời gian bên công ty lại yêu cầu ký với bạn hợp đồng thuê tài sản là xe ô tô. Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Điều 472. Hợp đồng thuê tài sản
Căncứ theo quy định trên thì về ý chí của các bên và nội dung của hợp đồng hoàn toàn không phù hợp với nhau, như đã phân tích bên trên, bạn là người có nhu cầu muốn mua xe nhưng chưa có đủ tiền để trả và công ty là bên có nhu cầu bán xe, nếu các bên ký kết hợp đồng thuê tài sản thì về mặt nguyên tắc khi hết thời hạn thuê bạn phải trả lại tài sản là chiếc taxi và tiền thuê cho công ty, chứ không được mua xe của công ty.
Do đó, trong trường hợp này bạn có thể làm đơn khởi kiện ra Tòa đế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
4. Tư vấn mua nhà trả góp để con gái đứng tên ?
Xin cho hỏi sau này tài sản này là của con gái toàn quyền phải không ? cho dù tiền đó là do cha mẹ cháu mua ?
Tôi hỏi như vậy vì rằng đứa con gái ấy là con riêng của chồng với vợ trước, mà tôi thì lại không có con , vợ chồng tôi đã lớn tuổi không đứng tên góp nhà được , mà con gái đã 22 tuổi, lại rất khó dạy bảo , rất bất hiếu với chính cha đẻ của mình ?Tôi rất lo nếu không tính kỹ có có thể về sau cháu lại đuổi tôi và cha cháu ra khỏi nhà ?
Rất mong Luật sư cho tôi biết tôi còn cách nào để mua nhà trả góp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: L.D
Luật sư tư vấn pháp luật dân sự : 1900.6162
Trả lời:
Điều 3 Thông tư 32/2014/TT-NHNN sửa đổi thông tư 11/2013/TT-NHNN và nghị quyết 02/2013/NQ-CP Về cho vay hỗ trợ nhà ở bổ sung về đối tượng cho vay
Điều 3. Điều kiện cho vay
Ngoài các điều kiện cho vay theo quy định của pháp luật hiện hành về cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng; quy định tại Thông tư số 07/2013/TT-BXD ngày 15 tháng 05 năm 2013 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn việc xác định các đối tượng được vay vốn hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế Thông tư số 07/2013/TT-BXD khách hàng phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:
1. Đối với khách hàng cá nhân vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; thuê, mua nhà ở thương mại:
a) Có hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; hợp đồng thuê, mua nhà ở thương mại với chủ đầu tư;
b) Có mục đích vay vốn để trả khoản tiền chưa thanh toán mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 15.000.000 đồng/m2 đối với các hợp đồng đã ký với chủ đầu tư kể từ ngày 07 tháng 01 năm 2013; hoặc có mục đích vay vốn để trả các khoản tiền chưa thanh toán với chủ đầu tư phát sinh kể từ ngày 21 tháng 8 năm 2014 để mua nhà ở thương mại có tổng giá trị hợp đồng mua bán (kể cả nhà và đất) không vượt quá 1.050.000.000 đồng;
c) Có đề nghị vay vốn để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; thuê, mua nhà ở thương mại và cam kết khách hàng, các thành viên trong hộ gia đình của khách hàng chưa được vay vốn hỗ trợ tại ngân hàng theo quy định tại Thông tư này;
d) Có đủ vốn tối thiểu tham gia vào phương án vay theo quy định tại khoản 5 Điều này.
Khoản 3 Mục I nghị quyết 02/2013/NQ-CP quy định về đối tượng được hỗ trợ gói vay 30.000 tỷ như sau :
3. Về vốn tín dụng
a) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:……………..
– Chỉ đạo các ngân hàng thương mại nhà nước dành một lượng vốn hợp lý (tối thiểu khoảng 3% tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại nhà nước) để cho các đối tượng thu nhập thấp, cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang vay để thuê, thuê mua nhà ở xã hội và thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 với lãi suất thấp, kỳ hạn trả nợ phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng và cho vay đối với các doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội, doanh nghiệp chuyển đổi công năng của dự án đầu tư sang dự án nhà ở xã hội với lãi suất hợp lý và kỳ hạn trả nợ phù hợp với kỳ hạn của nguồn vốn và khả năng trả nợ của khách hàng. Trong quý I năm 2013 phối hợp với Bộ Xây dựng ban hành, hướng dẫn Quy chế cho vay các đối tượng trên để đảm bảo sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích các khoản tín dụng này.
Dành từ 20 – 40 nghìn tỷ đồng thông qua tái cấp vốn với lãi suất hợp lý và thời hạn tối đa 10 năm tùy theo đối tượng sử dụng vốn vay để hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại của Nhà nước để phục vụ cho vay đối với các đối tượng nêu trên.
Như vậy, Chúng tôi không thấy quy định nào của pháp luật về việc người trên 55 tuổi thì không được mua nhà theo hình thức vay gói 30.000 tỷ. Bạn kiểm tra lại điều kiện vay của mình và điều kiện vay riêng của từng ngân hàng để xem xét lại, trong trường hợp bạn vẫn được hỗ trợ vay thì bạn tiến hành mua nhà như bình thường.
Trường hợp ngân hàng mà bạn dự tính vay gói 30.00 tỷ để mua nhà có điều kiện về tuổi tác, thì bạn và con gái bạn lập một văn bản thỏa thuận về việc ủy quyền cho con gái bạn đứng tên trên hợp đồng mua bán và giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà có công chứng. Như vậy, nếu có phát sinh xảy ra bất lợi cho bạn thì bạn có thể bảo vệ được quyền lợi của vợ chồng bạn.
5. Cha vay trả góp, con có phải chịu trách nhiệm liên đới trả không ?
>> Luật sư tư vấn luật Dân sự trực tuyến, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Thứ nhất, về việc mua trả góp xe có ghi thông tin người thân là bạn thì bạn có nghĩa vụ trả tiền và có bị ảnh hưởng đến hồ sơ học tập không?
Theo như nội dung thư mà bạn trình bày, trong trường hợp của bạn theo quy định của pháp luật dân sự là trường hợp mua trả chậm, trả dần. Bộ luật Dân sự năm 2015quy định như sau về việc mua trả chậm, trả dần:
Điều 453. Mua trả chậm, trả dần
Với hình thức mua trả chậm, trả dần này, mặc dù bên mua chưa thanh toán hoặc thanh toán chưa hết tiền cho bên bán nhưng họ lại được nhận tài sản mua bán và có quyền đưa tài sản vào khai thác công dụng; còn bên bán đã giao vật cho bên mua nhưng họ vẫn còn quyền sở hữu đối với tài sản đã bán. Về phương diện pháp lý, đây là một dạng hợp đồng mua bán được giao kết với điều kiện bảo lưu, trì hoãn quyền sở hữu của bên bán đối với tài sản đã bán. Pháp luật công nhận quyền sở hữu của bên bán được bảo lưu cho đến khi bên mua thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ thanh toán. Trong thì gian trả chậm, trả dần, nếu bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán (như không trả tiền, trả tiền không đầy đủ, trả không đúng hạn), bên bán có quyền đòi lại tài sản đã bán.
Như vậy, với hình thức mua trả chậm trả dần thì quyền và nghĩa vụ chỉ phát sinh giữa bên mua và bên bán, việc dùng tên và số điện thoại của bạn để xác nhận là người thân trong thủ tục mua trả góp chỉ là hình thức để xác nhận được thông tin về người này khi mua theo hình thức trả góp giúp người bán có thông tin để liên lạc với mgười mua trong những trường hợp cần thiết, việc khai và thông báo không đúng thông tin sẽ do bên mua trả góp hoàn toàn chịu trách nhiệm. Trong trường hợp này bạn chỉ cần cung cấp thông tin về cha bạn trong phạm vi bạn biết chứ không có liên quan gì đến nghĩa vụ phải trả tiền và cũng không bị ảnh hưởng đến hồ sơ học tập bạn nhé.
Thứ hai, về việc cha bạn có thể đi tù 6,7 tháng là đúng hay sai?
Trong trường hợp của cha bạn khi chưa trả tiền và không đóng lãi vay cho ngân hàng thì họ có thể kiện ra tòa. Do bạn chỉ cung cấp cho chúng tôi thông tin về việc cha bạn chưa trả nợ hình thức trả góp mà không trình bày cụ thể rằng cha bạn có trả lãi suất theo định kỳ hàng tháng hay không, và thời gian cha bạn trả lãi được bao nhiêu tháng, còn giữ lại được các biên lại trả lãi suất hay không để đưa vụ việc của cha bạn sang vụ án dân sự, cụ thể Hành vi vi phạm hợp đồng của bên vay.
Để đưa ra hành vi Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cho cha bạn, thì bên ngân hàng phải chứng minh được cha bạn có đủ yếu tố cấu thành nên hành vi vi phạm này hay không như sau:
Căn cứ theo Điều 174 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
Bạn lưu ý thêm, để cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hành vi vi phạm phải đáp ứng đủ 4 yếu tố cấu thành tội phạm (Khách thể của tội phạm; Chủ thể của tội pham; Mặt khách quan của tội phạm; Mặt chủ quan của tội phạm), cụ thể như sau:
Khách thể của tội phạm: Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.
Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự.
Mặt khách quan của tội phạm: Mặt khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm hữu trái phép tài sản của người khác để tạo cho mình khả năng định đoạt tài sản đó một cách gian dối. Đó là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho người có tài sản tin là sự thật nên đã tự nguyện giao tài sản cho người có hành vi gian dối để họ chiếm đoạt. Hai dấu hiệu đặc trưng của tội phạm này là hành vi gian dối và hành vi chiếm đoạt.
Thứ ba, Về hành vi:
Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản:
– Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật,ví dụ sai mục đích vay) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội.
– Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình.
– Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Nếu có hành vi gian dối mà không có hành vi chiếm đoạt (chỉ chiếm giữ hoặc sử dụng), thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người có hành vi gian dối trên bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép hoặc tội sử dụng trái phép tài sản, hoặc đó chỉ là quan hệ dân sự.
Như vậy, thủ đoạn gian dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao gồm 2 dấu hiệu là: (1) Người phạm tội đã có hành vi gian dối như bằng lời nói, hành động hoặc những thủ đoạn khác nhằm cung cấp những thông tin sai lệch về sự việc (nói dối, trái sự thật, nói không thành có, nói ít thành nhiều, tẩy xóa con số để được nhiều hơn) … ; (2) Chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản đã nhầm tưởng, tin vào các thông tin không đúng sự thật đó nên đã tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền quản lý tài sản cho người phạm tội. Thỏa mãn 2 yếu tố này mới cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Dấu hiệu khác
Về giá trị tài sản chiếm đoạt: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng trở lên
Nếu dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bi kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
Mặt chủ quan của tội phạm: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác do mình thực hiện hành vi là gian dối, trái pháp luật. Đồng thời thấy trước hậu quả của hành vi đó là tài sản của người khác bị chiếm đoạt trái pháp luật và mong muốn hậu quả đó xảy ra.
Ý thức chiếm đoạt phải có trước thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản. thủ đoạn gian dối bao giờ cũng phải có trước khi tiến hành giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội. Nếu sau khi có được tài sản hợp pháp mới phát sinh thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản thì không coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà tuỳ từng trường hợp cụ thể người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội danh tương ứng ( như tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản).
Như vậy, cha bạn phải cấu thành các yếu tố trên thì mới khép vào tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật Minh KHuê
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Tại sao bài viết trên Facebook bị mất? Cách khắc phục thế nào?
- TOP 7 trang web xem dự báo thời tiết thế giới tốt, chính xác nhất
- Những mẹo hay giúp bạn sử dụng Airpods tốt hơn Thủ thuật
- Cách chèn chữ vào video trên điện thoại, Chèn chữ vào video có sẵn, Ch
- ‘- Ứng dụng chụp ảnh giả lập máy ảnh film cho iPhone & iPad