Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98
Trong vũ trụ rộng lớn có tới hàng tỷ ngôi sao và hàng nghìn tỷ hành tinh khác nhau. Chúng ta đã nghe nói nhiều đến sao và hành tinh. Nhưng định nghĩa ngôi sao là gì, hành tinh là gì và sự khác nhau giữa chúng như thế nào có thể nhiều bạn đọc vẫn chưa biết.
Ngôi sao là gì?
Sao hay ngôi sao là các thiên thể có khả năng tự phát sáng. Chúng là những khối cầu plasma có khối lượng khổng lồ, lớn hơn Trái Đất từ hàng chục đến hàng trăm ngàn lần. Các sao có thể di chuyển có quỹ đạo hoặc không có quỹ đạo.
Mặt Trời – Ngôi sao gần nhất và là nguồn sống cho các sinh vật trên Trái Đất
Vì sao các ngôi sao có thể tự phát sáng?
Mỗi vật thể đều có lực hấp dẫn hướng tâm hướng vào chính nó, từ vật thể nhỏ như bàn, ghế, con người đến lớn như các hành tinh, sao,… Lực này phụ thuộc vào khối lượng của bản thân vật thể. Do đó, với những vật thể nhỏ, lực hấp dẫn hướng tâm cũng nhỏ tới mức không thể nhận ra và không gây ra tác dụng gì. Với những thiên thể lớn, ví dụ như Trái Đất, lực này đủ mạnh để kéo và giữ các vật thể nằm xung quanh nó. Đó là nguyên nhân vì sao con người khi nhảy lên luôn rơi xuống. Còn ở các thiên thể có khối lượng như các sao, gấp Trái Đất từ hàng chục đến hàng trăm ngàn lần, lực này khiến cho áp suất ở trung tâm thiên thể rất cao, cao tới mức nó kéo cả các hạt nguyên tử, đặc biệt là nguyên tử khí (chủ yếu là hydro) về phía mình với tốc độ khủng khiếp. Những hạt nguyên tử này va chạm với nhau ở vận tốc cao, phá vỡ cấu trúc của nhau để trở thành những hạt electron và photon chuyển động hỗn độn còn gọi là hạt plasma. Do đó, vật chất ở trung tâm sao chỉ là các hạt plasma.
Ở trạng thái plasma, các hạt nhân hydro lại tiếp tục va chạm với nhau ở vận tốc lớn, chúng sẽ kết hợp lại thành hydro nặng và cuối cùng là hạt nhân heli. Quá trình này gọi là phản ứng nhiệt hạch. Phản ứng nhiệt hạch giải phóng một năng lượng khổng lồ dưới dạng các bức xạ, bức xạ này dịch chuyển lên bề mặt ngôi sao và khiến nó phát sáng.
Điều kiện để một thiên thể có thể tự phát sáng đó là khối lượng của nó phải đủ lớn. Theo tính toán, khối lượng tối thiểu để trở thành sao là lớn gấp 70 lần khối lượng Sao Mộc, tức là khoảng 7% khối lượng Mặt Trời của chúng ta.
Hành tinh là gì?
Hành tinh là một thiên thể quay xung quanh một ngôi sao, hệ sao hay tàn tích sao (còn gọi là sao mẹ hay sao chủ). Nó phải có đủ khối lượng để lực hấp dẫn của bản thân thắng được cường độ vật chất, khiến cho nó có hình dạng cân bằng thuỷ tĩnh (dạng cận cầu hoặc gần giống với hình cầu). Ngoài ra, hành tinh đó cũng phải có khối lượng không quá lớn để không tạo ra phản ứng nhiệt hạch khiến nó nóng lên và tự phát sáng như một ngôi sao.
Trái Đất của chúng ta là một hành tinh
Sao và hành tinh khác nhau như thế nào?
Như vậy, từ hai định nghĩa trên, ta có thể tìm ra sự khác nhau để phân biệt sao và hành tinh. Cụ thể:
– Về khối lượng: Sao thường có khối lượng lớn hơn hành tinh rất nhiều. Khối lượng tối thiểu của một sao bằng khoảng 7% Mặt Trời còn hành tinh có khối lượng tối đa nhỏ hơn con số này.
– Về chuyển động: Một hành tinh có quỹ đạo chuyển động cố định quanh một ngôi sao, hệ sao hay tàn dư sao. Còn sao có thể có quỹ đạo cố định hoặc không cố định.
– Về nhiệt độ: Nhiệt độ của một ngôi sao do chính bản thân nó sinh ra thông qua phản ứng nhiệt hạch. Nhiệt độ bề mặt của một ngôi sao khoảng 2.800 đến 50.000 độ C (2.727 – 49.727 độ C) còn nhiệt độ tại tâm là khoảng vài triệu đến vài chục triệu độ C. Nhiệt độ của một hành tinh là do các bức xạ nhiệt từ ngôi sao chủ. Hiện nay, hành tinh nóng nhất con người quan sát được có nhiệt độ khoảng 4.300 độ C (để tìm hiểu về hành tinh nóng nhất trong vũ trụ, mời các bạn xem thêm Tại Đây).
– Về sự phát sáng: Sao tự phát ra ánh sáng của chính mình còn hành tinh phát sáng là do chúng phản chiếu ánh sáng của sao chủ. Nếu không có ánh sáng từ các vì sao, các hành tinh sẽ trở nên tối tăm và không thể quan sát bằng mắt thường.
Ngoài ra, cần phải lưu ý các tên gọi Sao Hoả, Sao Thuỷ, Sao Mộc,… không phải để chỉ các thiên thể này là sao mà có thể coi là tên riêng của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.
Từ trái qua: Sao Thuỷ, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hoả (kích thước theo tỷ lệ)
Tìm hiểu thêm: Kích thước của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời
Trên đây là những thông tin về sự khác biệt giữa sao và hành tinh mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn sẽ có thể bổ sung thêm một số kiến thức về thiên văn học để từ đó không còn bị nhầm lẫn giữa các khái niệm trên.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Cách chuyển bản quyền Windows 10 sang máy tính khác – QuanTriMang.com
- Mã Lỗi Máy Giặt Panasonic Nội Địa – H02, U11, U12, U14, Ha0
- Cách làm video ảnh ghép nhạc trên điện thoại đơn giản
- Nói & Dịch
- Nguyên nhân máy ảo chạy chậm và cách khắc phục – QuanTriMang.com