Warning: Constant WP_MEMORY_LIMIT already defined in /home/caocap/public_html/wp-config.php on line 103
Thủ tục mua bản quyền bài hát và cover bài hát - Friend.com.vn

Thủ tục mua bản quyền bài hát và cover bài hát

Sử dụng âm nhạc không vi phạm bản quyền đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Luật Blue xin được giới thiệu thủ tục mua bản quyền bài hát và cover bài hát.

thủ tục mua bản quyền bài hát và cover bài hát

Như vậy, bạn cần hiểu rõ việc mua bản quyền bài hát tức là bạn đang muốn nhận chuyển nhượng quyền tác giả từ chủ sở hữu quyền tác giả thông qua một hợp đồng. Theo đó, chủ sở hữu quyền này chuyển giao bản quyền bài hát cho bạn. Bạn với danh nghĩa là người mua bản quyền sẽ phải trả một khoản chi phí nhất định để nhận bản quyền bài hát.

Khi mua bản quyền bài hát, bạn sẽ có được những quyền theo luật định: quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm. Cụ thể quyền tài sản là:

  • Làm tác phẩm phái sinh, biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
  • Sao chép tác phẩm;
  • Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
  • Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bấtkỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
  • Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Mua bản quyền âm nhạc ở đâu

Tuy nhiên, để mua bản quyền bài hát, bạn cần dựa trên một số điều khoản cơ bản cần có trong hợp đồng theo Khoản 1 Điều 46 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009: “Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan phải được lập thành văn bản gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;

b) Căn cứ chuyển nhượng;

c) Giá, phương thức thanh toán;

d) Quyền và nghĩa vụ của các bên;

đ) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng”.

Hiện nay có một vấn đề bạn cần lưu ý, việc tìm đến từng tác giả của từng tác phẩm được sử dụng. Để xin phép và trả tiền bản quyền tiêu tốn rất nhiều thời gian, công sức, chi phí. Nếu bạn có một mối quan hệ với nhiều tác giả khác thì việc liên hệ có thể trở nên dễ dàng. Tuy nhiên, vẫn có một chủ thể trung gian có thể giúp bạn tìm đến tác giả và tác phẩm bạn mong muốn. Bạn có thế liên lạc với chúng tôi, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn liên hệ và thực hiện thủ tục để bạn có thể sở hữu được tác phẩm mà bạn cần. Thủ tục xin cấp phép sử dụng và trả tiền bản quyền sẽ được thực hiện nhanh chóng, thuận lợi và chính xác.

Hiện nay, việc hát lại các ca khúc hay, nổi tiếng diễn ra khá phổ biến. Nhưng hiếm ai biết rằng, việc cover bài hát của người khác có thể là hành vi vi phạm pháp luật.

Cover nhạc của người khác là vi phạm bản quyền? Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung nêu rõ, âm nhạc là một trong những tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả và ca sĩ trình bày bài hát đó sẽ được bảo hộ quyền liên quan.

Theo đó, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc làm tác phẩm phái sinh, biểu diễn tác phẩm này trước công chúng, sao chép tác phẩm, truyền tác phẩm đến công chúng bằng các phương tiện kỹ thuật…

Ngoài ra, cover bài hát được hiểu là việc hát lại một bài hát đã có trước đó. Bởi vậy, đây cũng có thể coi là một dạng của tác phẩm phái sinh.

Do đó, nếu muốn được cover ca khúc của người khác bắt buộc phải có sự cho phép của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, trừ các trường hợp không phải xin phép như:

– Tự sao chép 01 bản để nghiên cứu khoa học, giảng dạy;

– Biểu diễn tác phẩm trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới mọi hình thức;

– Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị…

Trong đó, có trường hợp không phải trả thù lao cũng có trường hợp phải trả thù lao, nhuận bút cho tác giả, người sở hữu quyền tác giả. Tuy nhiên, dù trong trường hợp nào thì việc dùng ca khúc cũng phải:

– Không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường bài hát;

– Không gây hại đến quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;

– Phải ghi đầy đủ tên tác giả, nguồn gốc, xuất xứ của bài hát.

Như vậy, về nguyên tắc, việc cover bài hát thì phải có sự đồng ý của tác giả, người sở hữu tác phẩm đó. Ngoại trừ các trường hợp nêu trên thì các trường hợp khác đều là hành vi vi phạm pháp luật.

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *