Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98
Đối tượng thường dễ nhiễm giun kim thường là trẻ em. Vì thế, rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm rằng giun kim là gì có nguy hiểm không? Đặc biệt thuốc tẩy giun kim cho trẻ em nên dùng loại nào. Đừng lo, hãy cùng YouMed theo dõi vấn đề được phân tích trong bài viết dưới đây nhé!
Giun kim là gì? và khác biệt gì so với các loại giun khác?
Trước khi tìm hiểu thuốc tẩy giun kim cho trẻ em, bạn cần hiểu rõ giun kim là gì, có đặc điểm gì nổi bật. Thực tế, giun kim có tên khoa học là Enterobius vermicularis. Đây là loại giun ký sinh cư trú chủ yếu ở ruột non. Có một số trường hợp giun kim còn ký sinh ở ruột già của người.
Giun kim có những đặc điểm nổi bật như sau:
- Với giun trưởng thành có thời gian sống khoảng 1 – 2 tháng.
- Về kích thước của giun kim khá nhỏ, chỉ dài khoảng 10mm, màu trắng đục.
- Tùy vào giới tính thường con cái to và dài hơn so với con đực, bên trong tử cung có chứa đầy trứng.
- Về hình thái trứng giun có hình bầu dục, vẹt ở một đầu trông giống như hình hạt gạo.
- Rời khỏi cơ thể, trứng giun có thể tồn tại ở trong môi trường từ 2 – 3 tuần.
Theo các số liệu thống kê y khoa, trẻ nhỏ là đối tượng nhiễm giun chiếm tỷ lệ cao hơn cả người lớn. Trong đó, xét về giới tính đối tượng nữ nhiễm bệnh nhiều hơn nam. Khi xét về địa lí thì thành thị có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nông thôn.
Trẻ hay bị nhiễm giun kim là do có thể qua đường ăn uống: Điều này là do trẻ có thói quen dùng tay gãi hậu môn có chứa trứng giun kim. Sau đó, trẻ không rửa sạch tay lại cầm thức ăn hoặc mút tay gây bệnh.
Các loại thuốc tẩy giun kim cho trẻ em phổ biến hiện nay
Theo các chuyên gia cho biết, về nguyên tắc điều trị giun kim: Trường hợp tập thể bị nhiễm thì cần phải điều trị đồng loạt để tránh nguy cơ tái nhiễm bệnh.
Việc sử dụng thuốc tẩy giun cho trẻ em và cả người lớn tốt nhất vẫn nên tuân theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Mặc dù thuốc sử dụng chung một mục đích là điều trị giun. Tuy nhiên, có loại nuốt có loại nhai để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, bạn nên dùng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Hiện nay, có nhiều loại thuốc điều trị giun kim. Trong đó, có những loại thuốc điều trị giun kim phổ biến bao gồm:
- Thuốc Mebendazole: + Được sử dụng với hàm lượng 500mg liều duy nhất cho cả trẻ em và người lớn. + Nên uống nhắc lại sau thời gian 1 tháng kể từ liều đầu tiên.
- Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc albendazole trong trường hợp sau: + Sử dụng với hàm lượng 400mg và dùng liều duy nhất cho cả trẻ em và người trưởng thành. + Lưu ý, nên uống nhắc lại sau 1 tháng.
Một số lưu ý khi dùng thuốc mebendazole và albendazole:
- Chống chỉ định không dùng cho trẻ <2 tuổi và phụ nữ mang thai 3 tháng đầu hoặc cho con bú.
- Không nên dùng thuốc cho người mẫn cảm với nhóm Benzimidazole.
- Đối tượng đã từng bị nhiễm độc tủy xương nên thận trọng; và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Đối với người suy thận, suy gan cần thận trọng khi sử dụng thuốc.
Lưu ý khi uống thuốc tẩy giun kim
Khi sử dụng thuốc tẩy giun kim cho trẻ em và những loại giun khác, kể cả dùng cho người lớn cần chú ý những vấn đề như sau:
- Chỉ tẩy giun định kỳ khi trẻ >2 tuổi.
- Đối với trường hợp trẻ <2 tuổi: Trường hợp đã phát hiện hoặc nghi ngờ nhiễm giun thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện khám để bác sĩ làm xét nghiệm tầm soát. Sau khi có chẩn đoán cụ thể, bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả mới cho trẻ sử dụng thuốc điều trị theo trường hợp cụ thể để đảm bảo an toàn.
- Cần lưu ý về một số đối tượng bị chống chỉ định khi sử dụng thuốc tẩy giun, đã nêu phía trên.
- Trẻ có thể gặp một số tác dụng phụ sau khi uống thuốc tẩy giun. Tình trạng này thường xảy ra trong một thời gian ngắn bao gồm các biểu hiện: + Trẻ bị đau bụng, khó chịu. + Buồn nôn hoặc nôn. + Tiêu chảy thoáng qua.
Lưu ý: Cha mẹ nên cho trẻ ăn no trước khi tẩy giun. Điều này là do thuốc tẩy giun hoạt động với cơ chế ngăn không cho giun hấp thụ glucose từ thức ăn.
Ngoài ra, sau khi uống, nếu trẻ cảm thấy mệt, cha mẹ có thể cho trẻ uống thêm nhiều nước, nước đường, sữa… Nếu trẻ ngày càng mệt hơn; kèm theo nôn ói thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị kịp thời. Thực hiện nguyên tắc ăn chín, uống sôi, giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ để tránh tái nhiễm giun ở trẻ.
Tóm lại, trường hợp trẻ bị nhiễm giun kim, nguyên tắc đầu tiên khi điều trị là phải điều trị tập thể, để tránh bị lây nhiễm. Việc sử dụng thuốc để tẩy giun kim cho trẻ em cha mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe cẩn thận. Nếu có bất kì triệu chứng bất thường nào xảy ra thì hãy liên hệ cho bác sĩ để được hỗ trợ và xử trí kịp thời nhé!
Originally posted 2021-09-27 08:19:23.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Cách khôi phục file Office bị xóa hoặc chưa lưu – Download.vn
- Tính Đến Cuối Năm 2017, Chuẩn Wep Là Chuẩn Tốt Nhất Giúp Cho Mạng Wlan Đảm Bảo An Toàn Bảo Mật
- Sổ hộ khẩu photo công chứng có làm CCCD được không?
- Phụ Nữ Thông Minh Qua Khuôn Mặt, Phụ Nữ Có 4 Nét Tướng Này Vô Cùng Thông Minh
- Đánh giá nhanh và chia sẻ trải nghiệm tài khoản Skillshare Premium (cập nhật 10/2020)