Warning: Constant WP_MEMORY_LIMIT already defined in /home/caocap/public_html/wp-config.php on line 103

Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98
Tiêu Chuẩn Việt Nam về Thang Máng Cáp - TCVN 9208:2012 - Friend.com.vn

Tiêu Chuẩn Việt Nam về Thang Máng Cáp – TCVN 9208:2012


Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98

Thang máng cáp là thiết bị quan trọng trong hệ thống điện năng. Đây là vật liệu được sử dụng rất phổ biến và có những quy định về việc lắp đặt. Sau đây là tiêu chuẩn Việt Nam về thang máng cáp, hãy cùng tham khảo để lựa chọn và thực hiện.

Tiêu chuẩn Việt Nam về thang máng cáp
Tiêu chuẩn Việt Nam về thang máng cáp

Tiêu chuẩn Việt Nam về thang máng cáp trong thiết kế

Hệ thống của thang máng cáp đảm bảo yêu cầu kỹ thuật sẽ giúp bạn giảm chi phí thi công cũng như tiết kiệm thời gian. Sau đây là tiêu chuẩn của thang máng cáp trong thiết kế:

Vật liệu

Vật liệu để làm nên thang máng cáp là những vật liệu phù hợp với môi trường. Ngoài ra vật liệu còn phải đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật. Một vài vật liệu tiêu biểu được dùng làm thang máng cáp như sau:

  • Tôn mạ kẽm;
  • Sơn tĩnh điện bề mặt;
  • Tôn không gỉ;
  • Nhúng nóng mạ kẽm….

Độ dày thang máng cáp

Độ dày của thang máng cáp đều phụ thuộc vào độ dày của vật liệu, cụ thể như sau:

  • Độ dày của thang máng cáp sơn tĩnh điện: 1; 1,2; 1,5; 2.
  • Độ dày của thang máng cáp nhúng nóng: 1,5; 2.

Tải trọng được phép của thang máng cáp

Tải trọng của thang máng cáp chính là độ võng của hai điểm gối đỡ nhỏ hơn 1/ 300 nhịp. Tính trọng tải sẽ quyết định được độ chắc chắn cũng như tính an toàn của một thang máng cáp.

Khoảng cách các cây đỡ của thang máng cáp

Khoảng cách đạt tiêu chuẩn giữa các cây đỡ của thang máng cáp là 1,5 cho đến 2m. Với các dạng thang máng cáp nắng thì cây cây có trọng tải lớn hơn.

Bán kính cong của thang máng cáp

Phụ kiện và kích thước của thang máng cáp sẽ quyết định bán kính công của vật liệu:

  • Đường kính ngoài của máng cáp nhỏ hơn 100 thì đường kính R = 400 mm.
  • 100 < đường kính ngoài < 160, R = 600mm.
Từ việc thiết kế cho đến lắp đặt thang máng cáp đều phải tuân thủ theo quy định
Từ việc thiết kế cho đến lắp đặt thang máng cáp đều phải tuân thủ theo quy định

Tiêu chuẩn Việt Nam về thang máng cáp trong lắp đặt

Tiêu chuẩn về việc lắp đặt thang máng cáp được quy định tại TCVN 9208: 2012 thuộc Bộ Khoa học Công nghệ. Cụ thể hơn nội dung quy định rõ ở điều 6 và điều 7 của tiêu chuẩn.

Nội dung điều 6 và điều 7 trong lắp đặt cáp và dây dẫn điện trong khay và thang cáp

  • Sử dụng hệ thống khay và thang cáp để bảo vệ các cáp điện tại phạm vi nhà xưởng số lượng cáp nhiều.
  • Lắp đặt hệ thống khay và thang cáp trước sau đó đặt cáp vào.
  • Tại một số địa điểm bắt buộc, hệ thống khay và thang cáp đều phải được lắp đặt với cút nối, tê, khâu chữ thập, thu hẹp, nắp đậy khay. Ngoài ra còn có một số phụ kiện khác.
  • Tuyến khay hoặc là thang máng cáp có chiều rộng không hơn 1200mm và phải có giá đỡ. Ngoài ra quang treo sau mỗi cự ly sẽ từ 1m cho đến 3m. Cự ly này đều phải được cấp quyền trước khi bắt đầu thi công.
  • Về phần giá đỡ hoặc quang treo thì phải được cố định tại kết cấu xây dựng. Nếu có thể thì hàn trực tiếp vào mã thép cấu tạo kết cấu bê tông của trần nhà.
  • Khay và thang cáp phải đặt đủ độ rộng để các cáp ở bên trong lòng sẽ trải thành một lớp. Khoảng cách giữa hai cáp kể nhau phải đủ để có thể buộc cáp vào then ngang.
  • Vật liệu để làm nên thang máng cáp là thép được mạ kẽm nóng. Hoặc là thép được phủ bên ngoài bằng vật liệu rỉ sét, chống ăn mòn.
  • Cáp trong khau và thang cáp đều phải được sắp xếp theo thứ tự nhất định. Được phân nhóm khác nhau, tùy thuộc vào từng nhóm chức năng sau đó cố định lại bằng dây thắt nhựa.
  • Phần khay và thang máng cáp phải đạt độ bền và độ cứng nhất định để có thể đỡ được cáp chứa bên trong khay và thang cáp.
  • Khay và thang cáp đảm bảo không được có cạnh sắc, mặt thô ráp hoặc ba via để không làm hỏng được lớp vỏ bên ngoài của thang máng cáp. Trong khi lắp đặt, vít và bulong không được phép nhô lên khỏi mặt trong của máng cáp.
  • Tại vị trí có dùng cút, tê, khẩu chữ thập,…thì tuyến khay hoặc là thang cáp phải được đảm bảo tính liên tục về điện. Những bộ phận tiếp đất thì không được dùng khay hoặc là thang cáp.
  • Phải bố trí giá đỡ chắn chắn tại những nơi có cáp từ trong khay hoặc là nơi thang cáp luồn vào ống dây.
  • Tại những vị trí khay hoặc là thang cáp có nguy cơ tích lũy bụi hoặc vật liệu dễ rơi vào thì phải bố trí mái che, quạt gió,….
  • Ngoài ra, một số vị trí nước mưa có thể xâm nhập thì phải bố trí thang máng cáp theo biện pháp ngăn chặn nước từ bên ngoài.
  • Về tuyến thang cáp thẳng đứng đều phải được bố trí nắp kim loại bảo vệ để chống ăn mòn và hạn chế tác hại từ bên ngoài.
  • Khay và thang cáp phải được tiếp đất và nối với mặt đất bằng dây gần nhất. Tuyến khay và thang cáp dài thì nối với đất sau mỗi khoảng nhất định.
  • Phải cố định cáp vào then ngang sao cho chắc chắn. Cáp càng to thì khoảng cách buộc cố định phải càng ngắn.
  • Nắp khay, thang cáp và các phương tiện bảo vệ phải được trang bị tháo lắp dễ dàng.
  • Đảm bảo khả năng cách nhiệt của các phòng, những nơi có lỗ thông chênh lệch nhiệt độ phải được bịt kín.
  • Có thể dùng hộp cáp để đựng dây cũng như cáp điện tại những vị trí không lượng dây và cáp không nhiều. Hộp cáp phải được làm bằng kim loại bền chắc.
  • Hộp cáp phải trang bị nắp đậy theo đúng chiều dài của hệ thống. Về phần nắp đậy phải đảm bảo dễ tháo lắp, không có mối nối đặc biệt ở đoạn xuyên tường.
Tiêu chuẩn lắp đặt thang máng cáp được quy định tại TCVN 9208: 2012 thuộc Bộ Khoa học Công nghệ
Tiêu chuẩn lắp đặt thang máng cáp được quy định tại TCVN 9208: 2012 thuộc Bộ Khoa học Công nghệ

Quy trình để lắp đặt hệ thống thang máng cáp đạt chuẩn

Lắp đặt hệ thống thang máng cáp đều được tuân thủ theo quy trình nhất định. Sau đây là quy trình tiêu chuẩn để lắp đặt thang máng cáp tại công trình:

Bước 1: Kiểm tra thang máng cáp, phụ kiện.

Bước 2: Với trường hợp kích thước của thang máng cáp không phù hợp bạn phải điều chỉnh, cưa chân của thang máng.

Bước 3: Cố định chân thang máng cáp bằng cách khoan lỗ tại tường và dùng bộ chuyển đổi.

Bước 4: Dùng bulông hoặc là đai ổng để gắn chân đỡ bộ phận thang máng cáp.

Bước 5: Nối đất thang máng cáp để đảm bảo an toàn.

Trên đây là tất cả tiêu chuẩn Việt Nam về thang máng cáp. Hy vọng qua nội dung này bạn sẽ hiểu hơn về vật liệu cũng như trong việc lắp đặt. Thang máng cáp là vật liệu quan trọng vậy nên việc thiết kế, lắp đặt phải tuân thủ quy định để đảm bảo được an toàn trong quá trình sử dụng.

Originally posted 2021-09-25 18:07:41.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *