Luôn có những danh sách các bộ phim hay nhất do các nhà phê bình phim bầu chọn, vậy còn sách thì sao? Sự hay dở của một cuốn sách vốn không dựa trên thước đo nào cố định mà dựa vào cảm tính của người đọc rất nhiều. Vậy một danh sách do ai lập nên sẽ tạo có sự khách quan cao nhất?
Vào năm 2007, biên tập viên sách J.Peder Zane của tờ báo Raleigh News and Observer (Thời báo Tin tức và Quan sát của Raleigh) đã nảy ra ý định lập nên một danh sách những cuốn sách hay nhất mọi thời đại, do chính các tiểu thuyết gia bình chọn. 125 tiểu thuyết gia, bao gồm cả những tên tuổi như Stephen King (nhiều giải thưởng), Annie Proulx (Núi Brokeback – đề cử Pulitzer 2000), Micheal Chabon (Cuộc phiêu lưu của Kavalier và Clay – Giải Pulitzer 2001), đã ủng hộ nhiệt tình dự án này và gửi lại câu trả lời của mình. Từ danh sách xếp hạng của mỗi người, người ta đã tính toán và lập nên danh sách được biết đến là “Top 10 của Top”.
Hãy cùng xem 10 cuốn sách tuyệt phẩm của mọi tuyệt phẩm:
1. Anna Karenina (Leo Tolstoy)
Đứng đầu các tuyệt phẩm, cuốn sách hay nhất mọi thời đại chính là cuốn tiểu thuyết kinh điển của nhà triết học, nhà văn Nga Leo Tolstoy. Được mệnh danh là cuốn sách “không một khuyết điểm” bởi Dostoyevsky (tác giả Thép đã tôi thế đấy), Anna Karenina kể song song hai chuyện tình. Cùng có một khởi đầu là phải đấu tranh để được ở bên nhau, một cặp đôi lại dần rơi vào ngờ vực và chia cách, còn một cặp đôi vượt qua được những thử thách của cuộc sống chung. Câu chuyện của Anna Karenina khám phá những chủ đề khác nhau của cuộc sống lứa đôi, từ khát khao, đam mê đến dối trá, lọc lừa, đến tin tưởng, thực tế và hạnh phúc.
Cuốn sách cũng được các nhà phê bình nhận định là sự chuyển giao giữa hai thế hệ văn học, là cầu nối giữa lối viết thực tế cổ điển với văn phong hiện đại. Lối viết đào sâu vào nội tâm suy nghĩ nhân vật đã nhiều lần được các nhà văn hiện đại sử dụng lại trong các tiểu thuyết của mình.
2. Bà Bovary (Gustave Flaubert)
Tiểu thuyết đứng thứ nhì của danh sách một lần nữa kể một câu chuyện tình yêu và tình nhân Pháp lãng mạn. Bà Bonvary, dù là vợ của một bác sĩ giàu có, không hề có hạnh phúc với cuộc sống nhàm chán ở nông thôn cạnh người chồng tốt bụng nhưng ngây ngô. Mang trong mình những giấc mơ lãng mạn viển vông, bà Bovary mơ tưởng đến những cuộc tình nồng cháy và nhiệt thành. Một loạt các cuộc tình vụng trộm diễn ra, và kết cục bi kịch là không thể tránh khỏi.
Tuy cốt truyện không có gì phức tạp, vẻ đẹp thật sự của Bà Bovary ẩn giấu trong những chi tiết ngầm. Dù bà Bovary đã phạm vào những quy tắc đạo đức, nhưng ông Bovary cũng muôn đời chìm trong ảo tưởng, “thần thánh hóa” người vợ của mình, để rồi không kịp nhận ra những khát khao trần thế của bà. Văn phong “đẹp như thơ”, ngôn từ hoàn hảo và chuẩn xác của một tác giả cầu toàn đã tạo cho Bà Bovary một vị trí bất di bất dịch trong lòng những người đọc.
3. Chiến tranh và Hòa bình (Leo Tolstoy)
Thêm một cuốn tiểu thuyết của nhà văn Nga Leo Tolstoy xuất hiện trong danh sách này. 5 gia đình, hơn 27 nhân vật là đại diện cho cả xã hội Nga dưới triều đại Nga Hoàng Alexander I, cuộc sống bị đảo lôn do sự xâm lăng của Napoleon. Tuy vậy, chính tác giả tự nhận cuốn sách không thể gọi là một cuốn tiểu thuyết: một số chương của cuốn sách hầu như chỉ luận bàn về triết học và không kể nhiều về cốt truyện.
Vào thời kì mới xuất bản, các nhà phê bình và nhà báo thậm chí không biết nên xếp cuốn sách vào thể loại nào: một tiểu thuyết văn học hay một tiểu thuyết lịch sử. Những cảnh chiến trận được miêu tả với sự thực tế đến mức gay gắt, trong khi câu chuyện lại chuyện hướng ngữ điệu hoàn toàn khác biệt. Có lẽ sự kết hợp của cả hai thể loại là điều đã tạo nên sự vĩ đại của cuốn sách.
Đây là một trong những tiểu thuyết dài nhất từng được viết ra.
4. Lolita (Vladimir Nabokov)
Cuốn sách gây nhiều tranh cãi khi mới ra đời của Vladimir Nabokov một lần nữa khẳng định vị trí của mình trong hàng ngũ những tuyệt phẩm. Câu chuyện của vị giáo sư văn học rơi vào vòng xoáy cuộc tình với một cô bé mới dậy thì đã thể hiện chiều sâu của nó, hơn chỉ là một cuốn sách gợi dục như bị lầm tưởng ban đầu.
Humbert cũng chỉ là một trong số vô vàn những người đàn ông bị thúc đẩy bởi khát khao của chính mình, trong khi Lolita chỉ xuất hiện trong lời kể lại của Humbert, không bao giờ được nhìn nhận như một con người đúng nghĩa. Chính vì vậy mà cô luôn xuất hiện rất mỉa mai, châm biếm. Cô mãi mãi là một người tình trong mơ của Humbert.
5. Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn (Mark Twain)
Xuất hiện lần đầu tiên trong vai bạn của Tom Sawyer, Huckleberry Finn trở thành một nhân vật bất hủ với thời gian trong cuốn sách duy nhất có mang tên cậu – phần thứ hai trong loạt sách kể về cuộc phiêu lưu giữa hai cậu bé.
Tuy gặp phải nhiều phản ứng từ các phía do sự nhạy cảm của cốt truyện, không thể phủ nhận Mark Twain đã tạo ra kiệt tác “một câu chuyện về những cậu bé dành cho người lớn”: nhân vật sống động, ngây thơ trong sự trăn trở đạo đức về những hành vi bất công do tình trạng phân biệt chủng tộc với người da đen thời bấy giờ ở miền Nam nước Mỹ. Cuối cùng, Huckleberry Finn đã lựa chọn tình bạn, vượt ra khỏi khuôn khổ giáo điều bất công của xã hội.
Đây cũng là tác phẩm đi đầu trong việc đưa ngôn ngữ địa phương vào văn học. Mark Twain thực sự đã phá bỏ nhiều rào cản với cuốn sách đột phá này.
6. Hamlet (Shakespeare)
Vì đâu vở kịch của Shakespeare về một vị hoàng tử trả thù cho cha lại trở thành kiệt tác của thế giới? Hamlet, ra đời trong khoảng những năm 1600, kể lại sự trăn trở và đấu tranh mạnh mẽ trong tâm trí một vị hoàng tử, giữa đạo đức làm người với sự nhắm mắt làm ngơ, sống an vị qua ngày.
Khi vua cha của mình qua đời, Hamlet đang du học trở về nhà chịu tang và bất ngờ nhận ra người mẹ – hoàng hậu đã tái hôn với chú mình. Trước sự trùng hợp quá thuận lợi, anh không khỏi nghi ngờ và đau lòng từng bước chấp nhận sự thật. Anh quyết trả thù cho vua cha để lập lại công bằng. Trên hành trình của mình, anh nhiều lần bị dằn vặt bởi đạo làm con, cũng như nghi ngờ về tình yêu và tấm lòng người phụ nữ thực sự thủy chung.
“To be or not to be” – Tồn tại hay không tồn tại, câu thoại ấn tượng nhất trong cuộc vật lộn dữ dội nhất của Hamlet, đã trở thành câu thoại kinh điển của nền văn học thế giới.
7. Đại gia Gasby (F.Scott Fitzgerald)
Sau gần một thế kỉ ra đời, Đại gia Gasby đã trở thành kinh điển của văn học hiện đại Mỹ, được đưa vào tất cả các chương trình giảng dạy văn học ở các trường trung học.
F.Scott Fitzgerald đã vạch trần bộ mặt giả dối của những kẻ thượng lưu nước Mỹ vào những năm 1930, xé toang vẻ đẹp hào nhoáng, xa hoa của cuộc sống vật chất đầy đủ và cho thấy, ở bên dưới đó hoàn toàn chỉ là sự trống rỗng: trống rỗng trong tâm hồn, tình yêu và đạo đức.
Giấc mơ Mỹ không có gì hơn chỉ là một màn kịch lừa đảo, đưa con người vào mê hồn trận, và rồi tàn nhẫn đẩy xuống bờ vực những con người ngây thơ tin tưởng vào “hạnh phúc mãi mãi”.
8. Đi tìm thời gian đã mất (Marcel Proust)
Bộ tiểu thuyết hiện đại 7 phần này được viết trong hơn 50 năm, được viết như một câu truyện hồi kí của nhân vật chính. Nhiều nhân vật trong tiểu thuyết được lấy hình mẫu từ chính những người quen biết của tác giả ngoài đời thật.
Trên hành trình của nhân vật chính để trở thành nhà văn, truyện dẫn dắt người đọc qua những kí ức đầy sống động trong cảm giác về cuộc sống xung quanh, qua những nỗi sợ hãi và lo âu của tác giả khi dần trở nên lãnh cảm với chính những con người thân thương, qua những suy nghĩ về nghệ thuật mang ý nghĩa đời sống, và qua những cuộc tình đồng giới.
Lối viết hiện thực rất chi tiết, gợi cảm của tác giả làm nhiều nhà văn phải thốt lên khao khát có được tài năng xuất chúng như vậy.
9. Truyện ngắn của Anton Chekhov
Trái ngược với dự đoán khiêm tốn của Anton Chekhov trước khi qua đời vào năm 1904, rằng người ta sẽ chỉ đọc sách của ông đến 7 năm nữa thôi. Những câu chuyện, vở kịch và sách của ông tiếp tục được độc giả toàn thế giới hâm mộ trong hơn một thập kỉ qua.
Khi ông qua đời, các tác phẩm của ông một lần nữa khẳng định vị trí trong lòng nhân dân Nga: ông trở thành tác giả có tầm ảnh hưởng lớn thứ nhì chỉ sau Leo Tolstoy. Các câu chuyện và phát kiến của ông trong văn học – kịch nghệ là nguồn cảm hứng cho nhiều tác giả như Ernest Hemingway, Vladimir Nabokov hay các nghệ sĩ thế giới như Marlon Brando, Robert De Niro…
10. Middlemarch (Geogre Eliot)
Middlemarch là tác phẩm của nhà văn nữ duy nhất lọt vào trong Top 10 cuốn sách hay nhất mọi thời đại. Đi theo hành trình của nhân vật chính – một người phụ nữ độc lập, thông minh, luôn tìm cách giúp đỡ những người xung quanh trong thời kì những năm cuối thế kỉ 19, câu chuyện khám phá vị trí của người phụ nữ ở vùng nông thôn nước Anh, về những ảo tưởng của cuộc sống lý tưởng hóa, đạo đức giả cũng như bản chất của hôn nhân và gia đình.
“Một trong những tiểu thuyết Anh quốc hiện đại thực sự được viết dành cho người lớn” – như nữ nhà văn Virginia Woofl nhận xét, ám chỉ một thời kì nền văn học Anh quốc đầy rẫy những tác phẩm lãng mạn vô ích. Một vài nhà văn đánh giá, đây là tiểu thuyết hay nhất từng được viết bằng tiếng Anh về người Anh.
Nguồn: friend.com.vn/top-10/top-10-cuon-sach-tuyet-voi-nhat-moi-thoi-dai.html
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Cách Lấy Email Facebook Của Người Khác 2021 – Muarehon | Chọn Đúng Mua Rẻ 07/03/2022 2022
- TOP 5 ứng dụng hiển thị mật khẩu wifi dễ sử dụng, nhanh gọn – Fptshop.com.vn
- Photoshop Cs6 Không Mở Được File Raw, Cách Mở Hình Ảnh Vào Camera Raw Trong Photoshop
- Top công cụ thay đổi địa chỉ MAC miễn phí tốt nhất cho Windows
- 8 chi tiết hack não trong anime Văn phòng Thám Tử Quái Vật 2021 khiến khán giả hoang mang – BlogAnChoi