Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98
Nếu bạn là người yêu sách, đặc biệt thích khám phá những cuốn sách, tiểu thuyết hay của nền văn văn học nước nhà thì chắc chắn không nên bỏ qua top 10 cuốn tiểu thuyết Việt Nam ấn tượng sau đây. Mình tin rằng một vài tác phẩm văn học Việt Nam dưới đây ít nhiều cũng đã từng gắn liền với tuổi thơ của tôi, của bạn, của chúng ta.
Xem thêm nhiều cuôn sách hay allaboutmiracle tại đây
Tóm tắt nội dung
- 1 Top 10 cuốn tiểu thuyết Việt Nam hay, hiện đại
- 1.1 Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh – Nguyễn Nhật Ánh
- 1.2 Bến Không Chồng – Dương Hướng
- 1.3 Đất Rừng Phương Nam – Đoàn Giỏi
- 1.4 Cho Tôi Xin Một Vé Đi Tuổi Thơ – Nguyễn Nhật Ánh
- 1.5 Mắt Biếc – Nguyễn Nhật Ánh
- 1.6 Thời Xa Vắng – Lê Lựu
- 1.7 Cánh Đồng Bất Tận – Nguyễn Ngọc Tư
- 1.8 Ngồi Khóc Trên Cây – Nguyễn Nhật Ánh
- 1.9 Tuổi Thơ Dữ Dội – Phùng Quán
- 1.10 Đi Qua Hoa Cúc – Nguyễn Nhật Ánh
Top 10 cuốn tiểu thuyết Việt Nam hay, hiện đại
Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh – Nguyễn Nhật Ánh
Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là truyện dài mới nhất của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh – đã được Nhà xuất bản Trẻ mua tác quyền và giới thiệu đến độc giả cả nước.
Cuốn tiểu thuyết Việt Nam viết về tuổi thơ nghèo khó ở một làng quê, bên cạnh đề tài tình yêu quen thuộc, lần đầu tiên Nguyễn Nhật Ánh đưa vào tác phẩm của mình những nhân vật phản diện và đặt ra vấn đề đạo đức như sự vô tâm, cái ác.
81 Chương ngắn là 81 câu chuyện nhỏ của những đứa trẻ xảy ra ở một ngôi làng: chuyện về con cóc Cậu trời, chuyện ma, chuyện công chúa và hoàng tử, bên cạnh chuyện đói ăn, cháy nhà, lụt lội,… “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”hứa hẹn đem đến những điều thú vị với cả bạn đọc nhỏ tuổi và người lớn bằng giọng văn trong sáng, hồn nhiên, giản dị của trẻ con cùng nhiều tình tiết thú vị, bất ngờ và cảm động trong suốt hơn 300 trang sách. Cuốn sách, vì thế có sức ám ảnh, thu hút, hấp dẫn không thể bỏ qua.
Ta bắt gặp trong Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh một thế giới đấy bất ngờ và thi vị non trẻ với những suy ngẫm giản dị thôi nhưng gần gũi đến lạ. Câu chuyện của Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh có chút này chút kia, để ai soi vào cũng thấy mình trong đó, kiểu như lá thư tình đầu đời của cu Thiều chẳng hạn… ngây ngô và khờ khạo.
Nhưng Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh hình như không còn trong trẻo, thuần khiết trọn vẹn của một thế giới tuổi thơ nữa. Cuốn sách nhỏ nhắn vẫn hồn hậu, dí dỏm, ngọt ngào nhưng lại phảng phất nỗi buồn, về một người cha bệnh tật trốn nhà vì không muốn làm khổ vợ con, về một người cha khác giả làm vua bởi đứa con tâm thầm của ông luôn nghĩ mình là công chúa,… Những bài học về luân lý, về tình người trở đi trở lại trong day dứt và tiếc nuối.
Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh lắng đọng nhẹ nhàng trong tâm tưởng để rồi ai đã lỡ đọc rồi mà muốn quên đi thì thật khó.
Bến Không Chồng – Dương Hướng
Tiểu thuyết Việt Nam Bến Không Chồng của nhà văn Dương Hướng được trao giải thưởng của Hội nhà văn năm 1991. Tiểu thuyết đặt câu chuyện của mình trong bối cảnh làng Đông- một làng quê được đặc tả với những nét văn hóa điển hình Bắc Bộ.
Không gian bao phủ trong lũy tre, mái đình, cây đa, bến nước. Thời gian bao phủ trong những ngày miền Bắc hối hả vừa lo xây dựng nông thôn vừa chi viện cho chiến trường miền Nam.
Cốt truyện xung quanh cuộc trở về của Vạn – người lính Điện Biên – ở làng Đông quê hương anh. Người lính dũng cảm trong chiến đấu trở về trong thời bình nhưng không hòa nhập được vào nhịp sống bình thường, vẫn giữ nguyên tác phong trận mạc để chỉ huy cộng đồng làng xã.
Anh không dám vượt qua rào cản tâm lý để đến với chị Nhân, nhưng rồi cuộc sống xô đẩy anh cùng hai người phụ nữ trong đời anh đến những lựa chọn quyết liệt. Những người phụ nữ ở làng Đông mỗi người đi tìm hạnh phúc theo cách của mình, nhưng thời cuộc và chiến tranh cùng biết bao sai lầm trong tư duy một thời đã ám ảnh họ mãi ở một Bến Không Chồng vừa hữu hình vừa dai dẳng trong tiềm thức.
Đất Rừng Phương Nam – Đoàn Giỏi
Câu chuyện mượn hình ảnh một cậu bé bị lưu lạc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở Nam bộ để giới thiệu Đất rừng phương Nam. Nơi đó, một vùng đất vô cùng giàu có, hào phóng và hùng vĩ với những con người trung hậu, trí dũng, một lòng một dạ theo kháng chiến.
Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi như một xã hội của miền sông nước Tây Nam bộ thu nhỏ. Bởi ở nơi đó, người đọc đã tìm thấy hình ảnh người dân của vùng đất phương Nam từ sông Tiền, sông Hậu trải dài đến Kiên Giang – Rạch Giá, rồi xuống tận rừng U Minh, sau đó dừng lại ở Năm Căn Cà Mau.
Bối cảnh trong Đất rừng phương Nam là cả một đất trời thiên nhiên ưu đãi, cánh đồng bát ngát mênh mông, sóng nước rì rầm, rừng rậm bạt ngàn trù phú, thú rừng hoang dã muôn loài… Có thể nói truyện đã mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc khó quên và thú vị.
Đất rừng phương Nam là một trong những cuốn tiểu thuyết Việt Nam hay và đặc sắc nhất mà bạn không nên bỏ lỡ.
Cho Tôi Xin Một Vé Đi Tuổi Thơ – Nguyễn Nhật Ánh
Nếu bạn là người yêu các tác phẩm của ngòi bút tài ba Nguyễn Nhất Ánh thì chắc chắn không thể bỏ qua cuốn tiểu thuyết Cho Tôi Xin Một Vé Đi Tuổi Thơ. Cuốn sách là truyện dài của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
Tác phẩm là một trong những sáng tác thành công nhất của ông và nhận được Giải thưởng Văn học ASEAN của năm 2010. Nguyễn Nhật Ánh viết ở mặt sau cuốn sách: “Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em. Tôi viết cho những ai đã từng là trẻ em”.
Trả lời phỏng vấn của báo Người lao động, ông nói “đối tượng cảm thụ mà tôi muốn nhắm tới là người lớn”, với Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ ông “cho phép mình mở rộng biên độ đề tài và hình ảnh đến tối đa vì tôi viết về trẻ em nhưng là cho những ai từng là trẻ em đọc”.
Tác phẩm gồm những câu chuyện nhỏ xoay xung quanh 4 đứa trẻ trong cùng một khu xóm là con Tủn, con Tí sún, thằng Hải cò và thằng cu Mùi. Trong đó, người kể chuyện là cu Mùi dưới hình thức kể của “thằng cu Mùi” lúc bé và nhận xét, đánh giá của “ông Mùi” khi đã gần 50 tuổi. Song song đó còn có sự xuất hiện của các phụ huynh và những câu chuyện dở khóc dở cười khiến chúng như đang sống lại tuổi thơ tươi đẹp.
Mắt Biếc – Nguyễn Nhật Ánh
Mắt biếc là một tác phẩm của tác giả Nguyễn Nhật Ánh trong loạt truyện viết về tình yêu của thanh thiếu niên của tác giả này cùng với Thằng quỷ nhỏ, Cô gái đến từ hôm qua… Đây được xem là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Nhật Ánh, từng được dịch giả Kato Sakae dịch để giới thiệu với độc giả Nhật Bản.
Mắt biếc kể về cuộc đời của nhân vật chính tên Ngạn. Ngạn sinh ra và lớn lên ở một ngôi làng tên là làng Đo Đo (cũng là nguyên quán của Nguyễn Nhật Ánh – tác giả). Lớn lên cùng với Ngạn là cô bạn hàng xóm có đôi mắt tuyệt đẹp tên là Hà Lan. Tuổi thơ của Ngạn và Hà Lan gắn bó với bao nhiêu kỉ niệm cùng đồi sim, đánh trống trường…
Tình bạn trẻ thơ dần dần biến thành tình yêu thầm lặng của Ngạn dành cho Hà Lan. Đến khi lớn hơn một chút, cả hai phải rời làng ra thành phố để tiếp tục học. Khi tấm lòng của Ngạn luôn hướng về Hà Lan và về làng, thì Hà Lan không cưỡng lại được cám dỗ của cuộc sống xa hoa nơi đô thị và ngã vào vòng tay của Dũng.
Việc Hà Lan ngã vào vòng tay Dũng – một thanh niên nhà giàu, sành điệu, giỏi võ nhưng rất thiếu đứng đắn – đã làm cho Ngạn đau khổ rất nhiều, nhưng điều Ngạn cần là hạnh phúc của Hà Lan. Mỗi khi Dũng làm Hà Lan tổn thương cô lại tìm Ngạn để nói lên bầu tâm sự, điều đó lại càng làm cho Ngạn buồn thêm.
Có lần Ngạn đã đánh nhau với Dũng vì Hà Lan và kết quả tất nhiên là Ngạn thua nhưng nó đã làm cho Ngạn bớt đi tính anh hùng, sẵn sàng đánh nhau mỗi khi Hà Lan bị bắt nạt. Và cũng từ đó những cảm xúc mỗi khi Hà Lan tìm đến Ngạn để giãi bầy niềm tâm sự giảm đi. Hà Lan mang thai, nhưng bị Dũng ruồng bỏ.
Cô đành gửi con về cho bà ngoại chăm sóc và đặt tên là Trà Long. Tuy hiểu rõ tình yêu của Ngạn dành cho mình, Hà Lan vẫn không đáp lại vì cô hiểu rõ mình muốn sống theo một lối sống hoàn toàn khác với Ngạn.
Bằng tình yêu của mình dành cho Hà Lan, Ngạn hết lòng yêu thương và chăm sóc cho Trà Long. Trà Long lớn lên trở thành cô giáo trường làng, và vô cùng yêu quý Ngạn. Trong khi ai cũng nghĩ rằng Trà Long sẽ là sự nối tiếp những gì mà Hà Lan đã bỏ dở trong đời Ngạn, thì Ngạn quyết định ra đi vì anh nhận ra rằng Trà Long chỉ là cái bóng của Hà Lan mà thôi.
Thời Xa Vắng – Lê Lựu
Thời Xa Vắng là một tiểu thuyết Việt Nam tiêu biểu trong đời viết văn của nhà văn Lê Lựu. tác phẩm ôm chứa một dung lượng lớn chặng đường lịch sử 30 năm oai hùng của dân tộc, từ buổi lập nước đến lúc giải phóng toàn bộ đất nước.
Lịch sử được khái quát bằng tiểu thuyết thông qua số phận của anh nông dân Giang Minh Sài: học giỏi, là niềm hy vọng, tự hào của cả gia đình và dòng họ. Nhưng cũng chính niềm tự hào đó cũng đã đặt lên vai cậu bé Sài một thứ áp lực vô hình, lúc nào cũng phải học phải làm theo những điều mà mọi người xung quanh cho là “tốt nhất”.
Lấy vợ cũng phải do cha mẹ chọn, ngủ với vợ cũng vì để tránh cái án kỷ luật làm ô nhục danh tiếng gia đình…. Là một người lính với vẻ ngoài thô mộc, khô khan nhưng thục chất ben trong con người Sài lại là một người đang vùng vẫy với niềm khao khát được yêu, được sống với cảm xúc thực sự của mình.Hơn nữa tác phẩm còn có nhiều tầng nhiều lớp với nhưng trăn trở rất đáng suy ngẫm của tác giả.
Trong Chân dung và đối thoại, Trần Đăng Khoa viết, ngay từ khi ra đời cuốn sách đã gây ra một tiếng vang lớn vượt quá sức tượng của tác giả. cuốn sách đã để lại một dấu ấn trong Văn học Việt Nam cuối thế kỷ 20 và trong lòng độc giả.
Cánh Đồng Bất Tận – Nguyễn Ngọc Tư
Cánh đồng bất tận bao gồm những truyện hay và mới nhất của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Đây là tác phẩm đang gây xôn xao trong đời sống văn học, bởi ở đó người ta tìm thấy sự dữ dội, khốc liệt của đời sống thôn dã qua cái nhìn của một cô gái. Bi kịch về nỗi mất mát, sự cô đơn được đẩy lên đến tận cùng, khiến người đọc có lúc cảm thấy nhói tim…
Cánh đồng bất tận và tập truyện ngắn cùng tên đã được dư luận phản hồi tích cực. Tập truyện đã trở thành một hiện tượng xuất bản của văn học Việt Nam với 108,000 bản được tiêu thụ tính đến năm 2010, nhất là sau khi bộ phim dựa trên truyện vừa cùng tên được ra mắt cùng năm.
Cùng trong năm 2005, truyện vừa Cánh đồng bất tận được đứng đầu trong một cuộc bình chọn truyện ngắn đặc sắc trên báo Văn nghệ. Vào năm 2006, tập truyện đoạt Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam dành cho tác phẩm xuất sắc. Năm 2007, tác phẩm được dịch ra tiếng Hàn và được nhà xuất bản Asia tại Seoul phát hành. Năm 2008, tập truyện được dịch qua tiếng Thuỵ Điển với tên Fält utan slut.
Mỗi câu chuyện trong Cánh đồng bất tận lại chứa đựng một sự xót xa và để lại những ấn tượng và ám ảnh đậm nét sau khi đọc xong. Những câu chuyện sâu sắc nhưng không hề khó hiểu hay trừu tượng.
Yếu tố bi-hài đan xen lẫn nhau khiến cho người đọc tức cười (vừa tức lại vừa buồn cười) và đọc xong thì cũng chỉ biết thở dài mà thôi. Nỗi buồn của người đàn ông có đứa con tên Cải bỏ nhà ra đi khiến ông phải tất tả mọi nơi đi tìm, và cuối cùng, ông chọn cách ăn trộm trâu của người ta để rồi cố tình bị bắt, được lên tivi chỉ để phát biểu một câu “Cải ơi, ba nè, về đi con!”.
Tuy vậy thì điều nổi bật và để lại dư âm trong mỗi câu chuyện đó là tình người, sự lạc quan và sự vươn lên, không bao giờ bỏ cuộc của những người dân Nam Bộ, cho dù cuộc đời có mang lại cho họ nhiều khó khăn, đau khổ đến mức nào đi nữa.
Ngồi Khóc Trên Cây – Nguyễn Nhật Ánh
Ngồi khóc trên cây là một tiểu thuyết Việt Nam hay dành cho thanh thiếu niên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, xuất bản lần đầu tại Việt Nam vào ngày 27 tháng 6 năm 2013 bởi Nhà xuất bản Trẻ, với phần tranh minh họa do Đỗ Hoàng Tường thực hiện.
Đây là một trong các truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh, ra đời sau Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ và trước Chúc một ngày tốt lành. Tác phẩm xoay quanh mối tình hồn nhiên, trong trẻo giữa chàng sinh viên trẻ Đông và một cô bé 14 tuổi được mọi người gọi bằng cái tên “Rùa”.
Câu chuyện khai thác sâu vào những suy tư, trăn trở nội tâm của tuổi mới lớn trên một nền điệu gợi về tuổi thơ sống chan hòa giữa thiên nhiên rừng núi, phảng phất phong vị miền quê và tình làng xóm. Bối cảnh của tác phẩm diễn ra chủ yếu ở một ngôi làng tại Quảng Nam, quê hương của chính tác giả.
Không giống với nhiều tác phẩm trước đó của Nguyễn Nhật Ánh, Ngồi khóc trên cây được nhà văn đưa vào nhiều nghịch cảnh éo le, bi thương nhằm thử thách các nhân vật và giúp họ trưởng thành hơn về mặt tình cảm theo thời gian.
Tác phẩm đã nằm trong tốp những quyển sách Việt Nam được nhiều người đặt mua nhất năm 2013 theo thống kê của nhiều hệ thống phân phối sách trực tuyến, đồng thời được Nhà xuất bản Trẻ đưa vào Tủ sách bán chạy nhất của họ. Ngồi khóc trên cây cũng được đánh giá như một “hiện tượng xuất bản” của Việt Nam, với lượng sách in lần đầu lên đến hơn 20.000 bản, và đã phải tái bản khi còn chưa chính thức phát hành.
Nước mắt đâu phải chỉ dành cho nỗi buồn khi người ta có thể khóc vì niềm vui và hạnh phúc. Với Nguyễn Nhật Ánh nước mắt còn là một cái gì đó thiêng liêng, đẹp đẽ và đầy mơ mộng khi ông kể về câu chuyện tình yêu trong sáng và ngây thơ giữa cô bé Rùa và anh chàng Đông trong truyện ngắn “Ngồi khóc trên cây”.
Rùa là cô bé của thiên nhiên, hồn nhiên, trong sáng nhưng lại đầy khí chất mạnh mẽ. Hoàn cảnh cơ cực từ nhỏ đã cho em một sự cứng rắn, với mái tóc cháy nắng trên khuôn mặt khả ái. Còn Đông là cậu sinh viên thành phố về thăm quê, là đứa duy nhất chơi với con Rùa, nói chuyện, lắng nghe, và đồng tình với nó.
Tâm hồn chúng đồng điệu vào nhau như những đóa hoa dại mới chớm nở đã vội hòa quyện hương thơm phảng phất đầu mùa. Nụ hôn đầu vụng dại trong khu vườn đã diễn ra một cách nhẹ nhàng, bỡ ngỡ mà cũng thật đáng yêu. Cái ngượng đến chín mặt của Đông khi cả hai môi kề môi được tác giả miêu tả một cách tỉ mỉ đã báo hiệu cho một tình yêu trong sáng, hồn nhiên đang nảy nở.
Tuổi Thơ Dữ Dội – Phùng Quán
Tuổi thơ dữ dội là một tác phẩm truyện dài tám phần của nhà văn Phùng Quán. Truyện được khởi thảo bên bờ Hồ Tây năm 1968 và hoàn thành trong lều cỏ giữa hồ Tịnh Tâm năm 1986. Cuốn truyện xoay quanh cuộc sống chiến đấu và sự hy sinh của những thiếu niên 13, 14 tuổi trong hàng ngũ Đội thiếu niên trinh sát của trung đoàn Trần Cao Vân.
Cuốn truyện miêu tả súc tích quá trình tham gia chiến đấu và hy sinh ở tuổi đời rất trẻ của hơn ba mươi thiếu niên, tập trung quanh các nhân vật tiêu biểu là Lượm, Mừng, Quỳnh sơn ca và một loạt các nhân vật khác như: Tư dát, Bồng da rắn, Vịnh sưa,…
Cuốn truyện có hệ thống nhân vật khá giống “Những ngày khói lửa” và một vài truyện ngắn khác, khiến người đọc cảm giác là có nhiều tác phẩm khác nhau trong thời kỳ này cùng viết về một nhóm nhân vật có thật.
Tuổi thơ dữ dội là cuốn sách không những chứa đựng một câu chuyện đầy xúc động mà lối viết của Phùng Quán còn rất hóm hỉnh, thông minh. Mình tin rằng Tuổi thơ dữ dội là chất liệu rất tuyệt vời để giáo dục các em nhỏ thời nay về lòng yêu nước cũng như những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, hiếm có.
Đi Qua Hoa Cúc – Nguyễn Nhật Ánh
Cuốn sách hay Đi Qua Hoa Cúc là tập truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh, mở đầu câu truyện tác giả kể lại tuổi ấu thơ hồn nhiên của nhân vật trong truyện, kết hợp với tả cảnh ở miền quê, những ngôi nhà nằm dọc hai bên đường đá sỏi dọc theo hai bên hàng dâm bụt và cả cây sứ cây bàng tỏa bóng mát, tỏa hương thơm trước sân nhà.
Một nét vẽ nên thơ thật đầm ấm ở một vùng quê xa xôi tác giả dường như làm ấm lòng cho người đọc. Thật vậy mỗi cốt truyện của Nguyễn Nhật Ánh đã phác họa lên một nét quê hương ngọt ngào, một thời ấu thơ đẹp, một tình yêu của tuổi học trò cũng hòa lẫn tình yêu khát khao của bao lứa tuổi. Cuốn truyện dài Đi Qua Hoa Cúc là một trong những tác phẩm tuyệt tác hay của tác giả làm thôi thúc người đọc thêm nhiều ấn tượng và sự lôi cuốn tràn dâng trong lòng bạn đọc.
Trước nhà bà nội tôi có một cây bàng cao thật cao. Mỗi lần về thăm nội, khi chiếc xe gobel của ba tôi ngoặt quanh cái giếng đá đầu làng, bao giờ tôi cũng nhấp nhổm ở yên sau và hồi hộp ngước mắt trông lên.
So với dãy hàng rào dâm bụt của những ngôi nhà nằm dọc hai bên con đường đá sỏi, kể cả ngọn sầu đông và cây sứ trắng toả hương thơm nức mũi trước sân nhà bà tôi lúc nào cũng vươn cao sừng sững. Khi nhìn lên, hễ thấy tán bàng xanh um kia hiện ra trong tầm mắt như một chấm đen mỗi lúc một lớn dần, tôi biết ngay đã sắp đến nhà bà. Và thế là tôi không nén nổi nụ cười sung sướng.
Và cả e thẹn nữa, chẳng hiểu vì sao. Những lúc đó, bao giờ tôi cũng úp mặt vào lưng ba tôi để giấu đi nỗi xao xuyến của mình. Cũng như vậy, trước ngõ nhà ông ngoại tôi là một hàng rào hoa giấy đỏ. Hoa không thẫm, chỉ đỏ hồng. Vì trồng lâu năm nên cây uốn lượn chằng chịt, gốc nào gốc nấy to bằng bắp chân người.
Hoa rực rỡ từng chùm, từng nhánh, phủ kín cả hai trụ cổng bằng đá ong lâu ngày lên rêu xanh mướt. Quê nội tôi thuộc một làng miền núi. Quê ngoại tôi ở miệt đồng bằng. Nhà ông tôi ở cách đường quốc lộ non một cây số về phía biển.
Nhưng vì không bị cây cối che khuất nên đứng trên đường người ta vẫn có thể trông thấy rõ mồn một vừng hoa đỏ ối dưới kia. Sau này, khi đã đi xa, mỗi lần về thăm ngoại, tôi ngồi trên xe đò băng qua cầu Cẩm Lễ, mắt nôn nao ngóng về phía biển, hễ thấy hoa đỏ vẫy tay là biết đã tới nhà.
Tôi chắc hẳn trong các bạn cũng đã từng đọc 1, 2 cuốn sách này đôi ba lần, nền văn học Việt Nam vốn đa dạng nhưng cũng thật gần gũi, thân thương biết bao. Mong rằng top 10 những cuốn tiểu thuyết Việt Nam trên sẽ mang lại cho các bạn giờ phút đọc thật thú vị. Hãy làm giàu thêm tủ sách của chính mình bằng những sự lựa chọn như trên nhé.
allaboutmiracle.com
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Netflix đang có phim The X Files: Fight The Future (1998), ai là fan của cô Gillian Anderson thì mau stream nhé
- Hướng Dẫn Đăng Ký Vps Amazon Free Đơn Giản, Chi Tiết Nhất, Đăng Ký Vps Amazon Miễn Phí 1 Năm
- Xin Nick Zalo Rác 2021 – Danh Sách Acc Zalo Miễn Phí – friend.com.vn
- Top 10 Tựa Game Tây Du Ký Ngày Xưa Hay Tây Du Ký Msdos, Tây Du Ký 2 Người Chơi
- Hướng Dẫn Cách Cài Ứng Dụng Cho Windows Phone Từ Máy Tính, Hướng Dẫn Cài Ứng Dụng Từ Thẻ Microsd Cho Các Máy