Warning: Constant WP_MEMORY_LIMIT already defined in /home/caocap/public_html/wp-config.php on line 103

Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98
Top 10 thành phố lớn nhất thế giới 2021 - Friend.com.vn

Top 10 thành phố lớn nhất thế giới 2021


Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98

Tokyo, Nhật Bản được cho là thành phố lớn nhất thế giới hiện nay tính theo dân số.

Tokyo là thành phố lớn và đông dân nhất thế giới

Các trung tâm đô thị đang sinh sôi nảy nở trên khắp thế giới khi lượng lớn dân số định cư tại các thành phố để tận dụng các cơ hội kinh tế tốt hơn, cơ sở hạ tầng hiện đại và các tiện nghi khác. Các thành phố châu Á đặc biệt ghi nhận sự tăng trưởng vượt trội và hầu hết các thành phố lớn nhất hiện đang nằm ở châu lục này như Tokyo, Thượng Hải, Bắc Kinh, Dhaka, Delhi, Mumbai và São Paulo. Thành phố châu Phi duy nhất trong danh sách là Cairo của Ai Cập.

10. Osaka, Nhật Bản – 19,17 triệu

osaka - thành phố lớn thứ 10 thế giới

Osaka nằm trên đảo chính Honshu, gần trung tâm của Nhật Bản. Thành phố Osaka, được thành lập vào năm 1889, có dân số 19,17 triệu người, là thành phố lớn thứ 10 trên thế giới. Là khu vực đô thị lớn thứ hai của Nhật Bản sau Tokyo. Nó là tung tâm kinh tế của Vùng Kansai trong nhiều thế kỷ. Osaka trước đây được gọi là Naniwa. Trước thời kỳ Nara, Naniwa đã từng là thủ đô của Nhật Bản, thành phố đầu tiên từng được biết đến.

9. Mumbai – 20,41 triệu

Munbai lớn thứ 9 với 20,41 triệu dân

Mumbai nằm trên bờ biển phía tây của Tiểu lục địa Ấn Độ và có khoảng 20,41 triệu dân. Mumbai phát triển xung quanh một pháo đài được thành lập bởi người Anh vào thế kỷ 17. Bến cảng tự nhiên tạo điều kiện cho sự phát triển của thành phố, và vào thế kỷ 18, Mumbai là nơi có ngành sản xuất phát triển mạnh.

Mumbai là nơi có số lượng tỷ phú và triệu phú nhiều nhất so với bất kỳ Thành phố nào khác của Ấn Độ. Mumbai là nơi đạt trụ sở các tổ chức tài chính quan trọng như Sở giao dịch chứng khoán Bombay và Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ. Là một trung tâm nghệ thuật, Mumbai có ngành công nghiệp Bollywood cũng như ngành công nghiệp điện ảnh Marathi.

8. Bắc Kinh – 20,46 triệu

bắc kinh lớn thứ 8 với 20,5 triệu dân

Bắc Kinh là thủ đô của Trung Quốc, và nó nằm ở đồng bằng Bắc Trung Quốc. Thành phố này có một lịch sử đầy biến động từ một trong Bốn Thủ đô cổ đại của Trung Quốc đến sự chiếm đóng của nước ngoài cũng như nội chiến trong thế kỷ 20. Bắc Kinh đã trở thành một trung tâm công nghiệp sau cuộc Cách mạng Cộng sản năm 1949. Ô tô, dệt may, hóa dầu, thiết bị hàng không vũ trụ và chất bán dẫn là một số sản phẩm được sản xuất bởi ngành công nghiệp của thành phố. Bắc Kinh là nơi có hơn 20,46 triệu cư dân. Là một trung tâm văn hóa, Bắc Kinh tự hào có bảy Di sản Thế giới được UNESCO công nhận.

7. Cairo – 20,9 triệu

thành phố lớn nhất châu phi - cairo

Thành phố Cairo nằm bên cạnh bờ sông Nile, phía bắc Ai Cập, cách kênh đào Suez 120km về phía tây. Nó là thủ đô của Ai Cập và là thành phố lớn nhất ở châu Phi với dân số 20,9 triệu người. Cairo từ lâu đã trở thành trung tâm của đời sống chính trị và văn hóa của khu vực. Cairo có ngành công nghiệp điện ảnh và âm nhạc lâu đời nhất và lớn nhất trong thế giới Ả Rập, cũng như trường đại học al-Azhar lâu đời thứ hai trên thế giới. Nhiều cơ quan truyền thông, doanh nghiệp và tổ chức quốc tế có trụ sở khu vực tại thành phố. Trải qua nhiều thời đại, và cách đây bốn nghìn năm, Ai Cập vẫn là vùng đất mà nhiều nền văn minh gặp gỡ. Các Pharaoh cùng với người Hy Lạp, Babylon và La Mã đã để lại những dấu ấn của họ tại đây.

6. Dhaka – 21 triệu

dhaka lớn thứ 6 với 21 triệu dân

Thành phố hiện được gọi là Dhaka là một trung tâm thương mại nổi tiếng từ thế kỷ 17 và là thủ đô của một số đế chế và quốc gia cổ trước khi trở thành thủ đô của Bangladesh ngày nay, độc lập vào năm 1971. Với dân số 21 triệu người, đây là thành phố lớn nhất ở Bangladesh và một trong những thành phố lớn của Nam Á. Dân số thành phố đã tăng lên rất nhiều trong nhiều thập kỷ qua nổi lên như một siêu đô thị vào thế kỷ 21. Đây là trung tâm tài chính, chính trị và văn hóa lớn của khu vực.

5. Thành phố Mexico – 21,78 triệu

thành phố mexico - thành phố nói tiếng tây ban nha lớn nhất thế giới

Thành phố Mexico là thủ đô và thành phố lớn nhất của Mexico. Là một trong những trung tâm chính trị, văn hóa, giáo dục và tài chính quan trọng nhất ở Bắc Mỹ. Nó nằm ở Thung lũng Mexico (Valle de México), một thung lũng lớn trên cao nguyên ở trung tâm Mexico. Theo định nghĩa gần đây nhất được thống nhất bởi chính phủ liên bang và tiểu bang, dân số khu vực đô thị của Thành phố Mexico là 21,78 triệu người, làm cho nó trở thành khu vực đô thị lớn nhất ở tây bán cầu và lớn thứ năm thế giới. Và là thành phố nói tiếng Tây Ban Nha lớn nhất thế giới.

4. São Paulo – 22,04 triệu

sao paulo thành phố nói tiếng bồ đào nha lớn nhất thế giới

São Paulo là thành phố và thủ phủ của bang São Paulo, nằm ở đông nam Brazil. Đây là trung tâm công nghiệp quan trọng nhất ở Mỹ Latinh. Tên của thành phố bắt nguồn từ việc nó được thành lập bởi các nhà truyền giáo Dòng Tên vào ngày 25 tháng 1 năm 1554, ngày kỷ niệm sự cải đạo của Thánh Paul. São Paulo là thành phố nói tiếng Bồ Đào Nha lớn nhất trên thế giới. Đô thị này cũng là thành phố lớn thứ 4 thế giới tính theo dân số. Nó có ảnh hưởng quốc tế mạnh mẽ về thương mại, tài chính, nghệ thuật và giải trí.

3. Thượng Hải – 27,06 triệu

thượng hải thành phố lớn nhất trung quốc với 27 triệu dân

Dân số 27,06 triệu người của Thượng Hải khiến nó trở thành thành phố đông dân hàng đầu, không chỉ ở châu Á mà cả trên thế giới. Thượng Hải nằm ở vị trí chiến lược ở đồng bằng sông Dương Tử và cảng của thành phố được xếp hạng là bận rộn nhất thế giới. Thị trấn Qinglong, được thành lập vào năm 746, trước Thượng Hải và nó phát triển như một cảng giao dịch ở thời các triều đại Trung Quốc.

Tiềm năng kinh tế của Thượng Hải khiến nó trở thành một trung tâm của cuộc xung đột trong thế kỷ 19 khi người Anh và người Pháp chiến đấu để kiểm soát thành phố. Người Nhật cũng đã xâm chiếm Thượng Hải trong Thế chiến thứ 2.

Thượng Hải là một trung tâm kinh tế và thương mại ở Trung Quốc ngày nay, và nó đã đạt được sự tăng trưởng hai con số kể từ năm 1992, ngoại trừ suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 và 2009. Ba lĩnh vực dịch vụ hàng đầu của Thượng Hải là bất động sản, dịch vụ tài chính và bán lẻ trong khi sản xuất chiếm khoảng 40% tổng sản lượng. Thượng Hải có nhiều khu công nghiệp như Khu phát triển kinh tế và công nghệ Hồng Kiều Thượng Hải. Thượng Hải thu hút người nhập cư địa phương cũng như người định cư nước ngoài từ Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc.

2. Delhi – 30,29 triệu

delhi đô thị đông dân thứ 2 thế giới

Delhi, tên chính thức là Lãnh thổ Thủ đô Quốc gia Delhi (NCT), là một thành phố và lãnh thổ liên hiệp của Ấn Độ bao gồm cả New Delhi, thủ đô của Ấn Độ. Nó nằm ở phía bắc Ấn Độ và nằm trên bờ phía tây của sông Yamuna. NCT có diện tích 1.484 km vuông. Có dân số ước tính năm 2021 là hơn 30,29 triệu người, khiến nó trở thành khu vực đô thị lớn thứ hai thế giới theo Liên hợp quốc.

Delhi là một trong những thành phố lâu đời nhất trên thế giới. Đã liên tục có người sinh sống kể từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên. Trong phần lớn lịch sử của mình, Delhi đã từng là thủ đô của nhiều vương quốc và đế chế khác nhau. Delhi là thành phố giàu thứ hai ở Ấn Độ sau Mumbai và là quê hương của 18 tỷ phú và 23.000 triệu phú.

1. Tokyo – 37,39 triệu

tokyo là thành lớn nhất trên thế giới

Với dân số 37,39 triệu người, Tokyo là thành phố đông dân nhất thế giới hiện nay. Tuy nhiên, con số này đang chững lại do tình trạng tỷ lệ sinh giảm và dân số già của Nhật Bản. Tokyo nằm trên bờ biển phía đông của Honshu, hòn đảo lớn nhất trong bốn hòn đảo tạo nên Nhật Bản. Thành phố này là thủ đô không chính thức của Nhật Bản và là một trong bốn mươi bảy quận của Nhật Bản. Thành phố ban đầu được gọi là Edo nhưng được đổi tên vào năm 1868 khi gia đình hoàng gia Nhật Bản chuyển đến từ Kyoto.

Tokyo là quê hương của năm mươi mốt trong số 500 công ty Fortune Global, và nó được xếp hạng 4 trong Chỉ số Thành phố Toàn cầu. Cư dân của Tokyo hầu hết là người Nhật Bản với cộng đồng người Hoa và người Hàn Quốc. Tokyo là nơi đặt trụ sở của các tập đoàn lớn và các tổ chức tài chính trong khi lĩnh vực sản xuất chủ yếu tập trung ở Yokohama, Chiba và Kawasaki.

Xem thêm: Top 10 quốc gia lớn nhất thế giới

Danh sách các thành phố lớn nhất trên thế giới

HạngThành phốQuốc giaDân số1TokyoNhật Bản37.393.0002DelhiẤn Độ30.291.0003Thượng HảiTrung Quốc27.058.0004São PauloBrazil22.043.0005Mexico CityMexico21.782.0006DhakaBangladesh21.006.0007CairoAi Cập20.901.0008Bắc KinhTrung Quốc20.463.0009MumbaiẤn Độ20.411.00010OsakaNhật Bản19.165.00011New York CityMỹ18.804.00012KarachiPakistan16.094.00013Trùng KhánhTrung Quốc15.872.00014IstanbulThỗ Nhĩ Kỳ15.190.00015Buenos AiresArgentina15.154.00016CalcuttaẤn Độ14.850.00017LagosNigeria14.368.00018KinshasaCHDC Congo14.342.00019ManilaPhilippines13.923.00020Thiên TânTrung Quốc13.580.000

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *