Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98
Ngày nay, việc thiết kế mạch điện trở nên thuận lời hơn bao giờ hết nhờ những phần mềm chuyên dùng. Mỗi phần mềm đều sở hữu các chức năng riêng để hỗ trợ tối đa cho người dùng trong thiết kế bản vẽ điện. Bài viết dưới đây sẽ điểm lại top 5 phần mềm thiết kế mạch điện trong công nghiệp.
Lợi ích phần mềm thiết kế mạch điện mang lại
Tính chính xác cao: việc sử dụng các phần mềm trên máy tính luôn luôn đảm bảo được độ chuẩn xác trong các khâu xử lý công việc, từ đó giúp tạo ra những bản vẽ chất lượng. Vì vậy, hiện nay các phần mềm thiết kế luôn nhận được sự tín nhiệm của người dùng Tiết kiệm thời gian: so với bản vẽ truyền thống mọi thứ được thiết kế và tính toán bằng tay rất mất thời gian, thì giờ đây phần mềm sẽ giúp các quá trình đó diễn ra nhanh chóng, thuận tiện hơn. Việc chỉnh sửa bản thiết kế diễn ra một cách dễ dàng nếu trong suốt quá trình thi công diễn ra xảy ra một số lỗi hoặc cần thay đổi, điều chỉnh các thành phần trong bản vẽ.
Những ai nên sử dụng phần mềm thiết kế mạch điện?
Các đối tượng sử dụng phần mềm thiết kế mạch điện cũng hết sức đa dạng có thể kể đến như:
- Các kỹ sư chuyên về mảng thiết kế hệ thống điện cũng như thiết kế mạch in.
- Các kỹ sư thuộc các lĩnh vực liên quan muốn học hỏi và mở rộng chuyên ngành, phát triển bản thân.
- Sinh viên thuộc các ngành điện – điện tử, điện – tự động hóa, cơ – điện tử, công nghệ thông tin,… muốn trau dồi kỹ năng chuyên môn và nâng cao trình độ về hệ thống điện.
- Những bạn học sinh có đam mê muốn tự học hỏi, trau dồi kiến thức về điện – điện tử
Top 5 phần mềm thiết kế mạch điện công nghiệp
AutoCAD Electrical
AutoCAD Electrical là phần mềm được phát triển bởi công ty Autodesk, chuyên dùng để thiết kế mạch điện trong công nghiệp. Tuy phần mềm chuyên về điện nhưng AutoCAD Electrical sở hữu hết tất cả các chức năng của phiên bản gốc AutoCAD chuyên dùng trong thiết kế cơ khí, máy móc,… gần như là phần mềm không thể thiếu đối với các kỹ sư điện – tự động hóa. AutoCAD nhận được sự tín nhiệm của người dùng trên khắp thế giới.
AutoCAD Electrical luôn nằm trong top các phần mềm thiết kế mạch điện chuyên nghiệp nhất hiện nay. Tuy nhiên, bạn phải trả phí để có thể nhận được phần mềm từ nhà sản xuất, hoặc nếu bạn là học sinh/sinh viên thì sẽ được sử dụng miễn phí trong 3 năm với điều kiện đăng ký tài khoản Autodesk thông qua email được nhà trường cung cấp.
Phần mềm sở hữu nhiều tính năng nổi bật có thể kể đến như:
- Tạo báo cáo tự động: các công cụ được tích hợp sẵn trong phần mềm sẽ tự động cập nhật các báo cáo về vật tư, sơ đồ Input/Output của PLC, các thiết bị đầu cuối,… các bản báo cáo này có thể được cập nhật một cách dễ dàng và lưu lại dưới dạng một tập tin.
- Có thể dễ dàng trao đổi với khách hàng, ghi lại các báo cáo đã được sửa đổi bởi yếu tố bên ngoài cũng như dễ dàng xuất bản vẽ theo định dạng file pdf.
- Tự động đánh số dây: đánh số thứ tự cho các dây và thành phần khác trong bản vẽ tự động dựa trên cấu hình được đã được cài đặt nhằm giảm thời gian dò tìm nếu bản vẽ được chỉnh sửa.
- Chế độ xem bao quát có thể theo dõi được tất cả các thành phần có trong bản vẽ cũng như bảng điều khiển được bố trí một cách thông minh.
- Tự động tạo các I/O PLC theo cấu hình, các địa chỉ và mô tả đi kèm, thành phần cũng như ký hiệu đầu cuối được kết nối với mỗi chân In/Out của PLC. Đi kèm theo đó là hệ thống thư viện đồ sộ, phong phú.
Eplan Electric
Eplan là phần mềm chuyên dùng để thiết kếmạch điện trong công nghiệp, phần mềm cũng thực hiện được việc bốc tách vật tư trong các dự án.
Được sử dụng một cách phổ biến và rộng rãi, Eplan sử dụng nền tảng CAE, phần mềm trở thành giải pháp hiệu quả để nâng cao hiệu suất làm việc, tiết kiệm thời gian, chí phí cho khách hàng
Các tính năng chính của Eplan Electric bao gồm:
- Người sử dụng Eplan Electric có thể dễ dàng thiết kế layout tủ điện, bảng điện. Bên cạnh đó, Eplan sở hữu phần mềm được phát triển chỉ dành riêng cho việc thiết kế Layout tủ điện hỗ trợ rất nhiều cho các công ty chuyên về thiết kế điện.
- Tối ưu hóa trong việc thiết kế bản vẽ mạch điều khiển và mạch công suất cũng như cho phép người dùng thiết kế tín hiệu In/Out, giao tiếp giữa các thiết bị với PLC trở nên tự động hơn. Các hãng PLC được Eplan hỗ trợ giao tiếp có thể kể đến như SIEMENS, ABB, Delta, Mitsu, Rockwell,…
- Tạo các báo cáo để phục vụ cho việc thi công bản vẽ được trơn tru cũng như xuất các bản vẽ nguyên lý, sơ đồ dây.
Proteus
Proteus được phát triển bởi Labcenter Electronics Ltd, là một trong những phần mềm chuyên dùng để mô phỏng mạch điện tử cũng như phần mềm thiết kế mạch điện trong công nghiệp phổ biến nhất hiện nay.
Phần mềm thích hợp dành cho các bạn học sinh – sinh viên có niềm đam mê đối với bộ môn điện – điện tử mà chưa có đủ điều kiện để thực hành trên thiết bị thật. Chưa kể, Proteus tương thích với hầu hết các hệ điều hành và có chỉ chiếm trong ổ cứng một dung lượng rất nhỏ.
Vì Proteus cung cấp cho người dùng một lượng lớn linh kiện điện tử từ đó dễ dàng tạo ra các mạch nguyên lý. Bên cạnh đó, phần mềm thích hợp dành cho các bạn học sinh – sinh viên đam mê bộ môn điện tử mà cnhờ tính năng cho test mạch trên phần mềm mà Proteus được ứng dụng rất nhiều vào trong công tác giảng dạy về điện tử, vi xử lý,…
Phần mềm gồm có 2 chương trình đó là mô phỏng mạch (ISIS) và vẽ mạch in (ARES).
Proteus có các chức năng chính như sau:
- Mô phỏng hoàn hảo các mạch điều khiển với hệ thống thư viện lên tới gần 1000 hệ thống vi mạch.
- Tạo ra mạch điện với sơ đồ nguyên lý cùng lưu đồ giải thuật từ đơn giản đến phức tạp.
- Kiểm tra được lỗi phát sinh trên sơ đồ khi mạch nguyên lý chuyển sang chế độ chạy thử.
- Tự động đánh số và tạo file báo cáo linh kiện điện tử có trong mạch.
Altium Designer
Altium Design là một trong những phần mềm thiết kế mạch điện tử và mô phỏng mạch điện mạnh mẽ nhất hiện nay, được phát triển bởi Altium Limited. Phần mềm mang nhiều công năng tốt tuy nhiên chưa được biết đến rộng rãi.
Phần mềm có các ưu điểm sau:
- Sở hữu giao diện thân thiện với người dùng, dễ dàng trong việc quản lý bản vẽ kỹ thuật, tài liệu.
- Hỗ trợ đi dây tự động dựa vào phân tích từ các thuật toán.
- Thư viện linh kiện điện tử khổng lồ, chi tiết.
- Mô phỏng mạch điện 3D.
- Tùy chỉnh được mạch in theo lớp, chuyển đổi từ chế độ Schematic sang chế độ PCB và ngược lại để người dùng thiết kế mạch in dễ dàng hơn.
Với các ưu điểm trên, có thể thấy Altium Design có khá nhiều điểm mạnh, hỗ trợ tốt cho người dùng trong thiết kế bản vẽ điện.
OrCAD
OrCAD được phát triển và cung cấp bởi tập đoàn Cadence Design Systems. Đây là phần mềm thiết kếmạch điện và mô phỏng mạch điện được đánh giá cao trong cộng đồng người dùng vì tính tiện lợi, dễ sử dụng của nó.
Phần mềm sở hữu giao diện thông minh, dễ dàng tiếp cận với mọi đối tượng. Người dùng có thể thiết kế mạch, chạy ở chế độ simulation, vẽ mạch in PCB, ngoài ra OrCAD còn sở hữu cho mình kho linh kiện khổng lồ được tích hợp trong thư viện.
Thông qua những chia sẻ từ bài viết trên, chúng tôi hy vọng bạn đọc sẽ có được cái nhìn tổng quát về top 5 phần mềm thiết kế mạch điện trong công nghiệp tốt nhất hiện nay từ đó lựa chọn ra được phần mềm thiết kế mạch điện mà bản thân cảm thấy phù hợp nhất.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Tại sao không tải được ứng dụng trên CH Play? 5 Cách sửa lỗi
- Thời gian đăng ký làm giấy tờ xe mất bao lâu? Quy định 2022
- Cách đăng ảnh lên YouTube bằng điện thoại tăng tương tác
- Bạn có biết học ngành kinh tế quốc tế ra làm gì hay không?
- Sự khác biệt giữa Mô hình tĩnh và Mô hình động (Khoa học & Tự nhiên) | Sự khác biệt giữa các đối tượng, từ và thuật ngữ tương tự