Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là hiện tượng phổ biến, đặc biệt trong giai đoạn từ 3 đến 18 tuần tuổi. Theo thống kê, có đến 30% bé sơ sinh gặp phải tình trạng sôi bụng, đầy hơi. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, chưa phát triển đầy đủ.
Sôi bụng tuy không nguy hiểm nhưng cũng khiến bé khó chịu vì vậy mẹ cần phải nắm rõ các thông tin về hiện tượng này.
1. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sôi bụng
Khi bị sôi bụng bé sẽ quấy khóc, bỏ ăn. (Ảnh minh họa)
Khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ sẽ thấy bụng của bé phát ra âm thanh ùng ục. Bé có thể có biểu hiện bỏ ăn, nôn ói sau khi ăn, quấy khóc, đặc biệt vào ban đêm.
Ngoài ra sôi bụng cũng có thể kèm theo tiêu chảy nặng hoặc nhẹ tùy vào cơ địa từng bé.
Hiện tượng sôi bụng ở trẻ sơ sinh có thể kéo dài một ngày hoặc lâu hơn tùy từng bé.
2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng
Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng là do chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé. Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân sau:
– Bé không hấp thụ được lactose:
Lactose là một loại đường có trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Khi bé bú ngoài quá sớm thì cơ thể chưa sản xuất đủ enzyme để tiêu hóa lactose. Từ đó dẫn đến tình trạng sôi bụng do lactose không được tiêu hóa hết bị tích tụ ở ruột.
– Chế độ ăn uống của mẹ:
Đối với các bé bú mẹ hoàn toàn thì chế độ ăn uống của mẹ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng sôi bụng. Nếu mẹ ăn các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng hoặc khó tiêu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa bé bú.
– Bé bú không đúng cách:
Nếu mẹ cho bé bú bình không đúng cách khiến bé nuốt nhiều không khí cũng sẽ dẫn tới tình trạng sôi bụng. Ngoài ra nếu pha sữa sai cách, không đảm bảo vệ sinh cũng sẽ gây ra hiện tượng trên.
3. Cách khắc phục trẻ sơ sinh bị sôi bụng
Khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ cần khắc phục sớm để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Sau đây là những cách chữa trị sôi bụng ở trẻ sơ sinh:
Mẹ nên chọn sữa ít lactose để dễ tiêu hóa. (Ảnh minh họa)
– Thay đổi nhãn hiệu sữa phù hợp:
Đối với bé uống sữa công thức, mẹ nên chọn các loại sữa chứa ít lactose để bé dễ tiêu hóa và hấp thụ.
– Mẹ thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh:
Đối với bé bú mẹ thì mẹ cần phải ăn uống hợp lý, hạn chế đồ cay nóng, dầu mỡ. Mẹ nên ăn nhiều hoa quả, rau củ, uống đủ nước để chất lượng sữa được đảm bảo.
– Thay đổi tư thế bú:
Mẹ nên giữ đầu bé cao một chút khi cho bé bú để hạn chế việc bé nuốt quá nhiều không khí. Đối với bé bú bình thì mẹ cần đảm bảo thiết kế núm vú phù hợp đảm bảo không cho không khí lọt vào khi bé bú.
– Cho bé bú vừa phải: Mẹ không nên cho bé bú quá no. Sau khi bú, mẹ có thể vỗ nhẹ vào lưng bé để giúp bé ợ hơi. Ngoài ra mẹ cũng nên chia cữ bú làm nhiều lần để tránh bé bị trướng bụng vì bú quá no.
Nếu trẻ sơ sinh bị sôi bụng kèm theo các biểu hiện bất thường như quấy khóc, bỏ ăn, mệt mỏi và sốt cao thì mẹ nên đưa bé đi khám để tìm chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Các cách điều trị tại nhà khi bé bị sốt Bé bị sốt không nhất thiết phải đưa đến bệnh viện mà có thể điều trị bằng các phương pháp vật lý tại nhà. Bấm xem >> Theo Lê Ánh (Dịch từ Livestrong) (Khám phá)
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- [Video] Cách bật/tắt khóa màn hình cảm ứng trên iPhone, máy Android – Thegioididong.com
- Những ai không nên dùng nấm linh chi chăm sóc sức khỏe? –
- Có nên tập gym buổi sáng không và có những bài tập nào phù hợp? | Medlatec
- Mẹo cài đặt chạm hai lần để mở khóa màn hình iPhone và Samsung
- Top 8 cửa hàng bán anten tivi tại Hà nội giá rẻ nhất 2022 – Nào Tốt Nhất