Warning: Constant WP_MEMORY_LIMIT already defined in /home/caocap/public_html/wp-config.php on line 103
Vắc xin phòng dại có tác dụng bao lâu? - Một số phản ứng sau tiêm - Friend.com.vn

Vắc xin phòng dại có tác dụng bao lâu? – Một số phản ứng sau tiêm

Chào bạn,

Vắc xin phòng dại có tác dụng bao lâu? Về nguyên tắc, khi bệnh nhân được tiêm đúng phác đồ, đúng kỹ thuật, vắc xin được bảo quản tốt, hiệu lực bảo vệ của vắc xin sẽ được khoảng 1 năm. Nếu bạn tiêm đủ 5 mũi, 1 năm sau tiêm nhắc 1 mũi nữa thì vắc xin ngừa dại sẽ bảo vệ được 5 năm.

Tiêm vắc xin ngừa dại. Ảnh minh họa - Nguồn Internet Tiêm vắc xin ngừa dại. Ảnh minh họa – Nguồn Internet

Hiện tại, chó đã chết ở ngày thứ 14 dù là nguyên nhân gì thì cũng không thể loại trừ là chó dại. Do đó bạn nên quay lại trung tâm y tế dự phòng địa phương để tiêm nhắc càng sớm càng tốt, cho tới hiện tại vắc xin vẫn đảm bảo hiệu lực bạn nhé!

Một số tác dụng phụ – phản ứng sau tiêm có thể gặp: sốt, phát ban, ngứa, nổi mề đay, đau cơ, đau khớp, tiêu chảy, buồn nôn…

Thân mến.

Mời tham khảo thêm 1 số loại vắc xin quan trọng hiện nay:

  • Không tiêm nhắc lại vắc xin phòng dại có sao không?
  • Dự phòng trước phơi nhiễm có bảo vệ bản thân khỏi virus dại không?
  • Vaccine Covid 19 – Cập Nhật Mới Thông Tin Vắc Xin Covid-19
  • Dịch COVID-19 phức tạp, có nơi nào nhận tiêm vắc xin tại nhà?
  • Vắc xin AstraZeneca có hiệu quả đối với biến thể mới của virus không
  • Nên tiêm loại vắc xin HPV nào để không gây hại cho cơ thể?
  • Danh sách các loại vắc xin có trong chương trình tiêm chủng mở rộng

Vắc xin phòng dại tế bào là tốt nhất, đây là vắc xin an toàn và hiệu lực bảo vệ cao. Nước ta từ năm 1992 đã dùng vắc xin dại tế bào Verorab, có 2 phác đồ dưới đây được WHO đồng ý và khuyến cáo sử dụng:- Phác đồ tiêm bắp như sau:+ Người chưa tiêm dự phòng: tiêm 05 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28. Trong trường hợp phơi nhiễm độ III cần phối hợp tiêm Immunoglobulin dại kết hợp.+ Người đã tiêm dự phòng trong 5 năm gần đây: tiêm 02 liều vào ngày 0 và 3.+ Người đã tiêm dự phòng không đều hay quá 5 năm: tiêm 05 mũi vào các ngày 0,3,7,14,28 và có thể tiêm thêm Immunoglobulin.- Phác đồ tiêm trong da: với liều 0.1ml vắc xin hoàn nguyên.+ Người chưa tiêm dự phòng: tuân thủ phác đồ “2-2-2-0-1-1”:*Hai mũi tiêm trong da vào 2 vị trí khác nhau vào các ngày 0, 3, 7.*Một mũi tiêm trong da tại một vị trí vào các ngày 28 (hoặc 30) và ngày 90.+ Người đã tiêm dự phòng: tiêm khẩn cấp 0.1ml vào các ngày 0 và 3.*Kỹ thuật tiêm trong da phải được thực hiện đúng, tránh tiêm dưới da.*Phải dùng bơm kim tiêm riêng để tránh lây nhiễm.- Tiêm dự phòng hay tiêm trước phơi nhiễm:+ Tiêm ngừa cơ bản: tiêm bắp 3 liều (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 7 và 28+ Tiêm nhắc lại vắc xin phòng dại: sau 1 năm. Sau đó cứ 5 năm tiêm lại một lần.- Tiêm vắc xin dự phòng trước phơi nhiễm:Phải sơ cứu và rửa sạch vết thương với thật nhiều nước và xà phòng. Sau đó rửa lại thật kỹ bằng nước sạch. Tiếp tục rửa vết thương bằng cồn iod. Đưa bệnh nhân tới trung tâm điều trị bệnh dại.- Chống chỉ định ở những trường hợp sau: đang điều trị dài ngày bằng các thuốc ức chế miễn dịch (bao gồm cả corticoid), và thuốc Chloroquin; người bị khiếm khuyết miễn dịch; trẻ em hoặc người có vết cắn nặng phần đầu, cổ, hay đến khám trễ sau khi bị vết thương.- Thận trọng:+Người dị ứng với neomycin. Không tiêm cùng vị trí hay chung bơm tiêm vắc xin và immunoglobulin.+Không được tiêm vắc xin vào trong lòng mạch.+Phụ nữ có thai và cho con bú: nếu tiêm dự phòng trước phơi nhiễm thì nên trì hoãn lịch tiêm. Nếu tiêm dự phòng sau phơi nhiễm thì đối tượng này không thuộc chống chỉ định vì bệnh dại có tiến triển nguy hiểm.- Tác dụng không mong muốn:+Phản ứng tại chỗ tiêm: sưng, đau, đỏ da.+Phản ứng toàn thân: mệt mỏi, đau đầu, có thể sốt, run rẩy, ngất. Có thể đau nhức xương khớp, đau cơ. Rối loạn dạ dày, ruột.+Hiếm gặp sốc phản vệ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *