Warning: Constant WP_MEMORY_LIMIT already defined in /home/caocap/public_html/wp-config.php on line 103

Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98
VirtualBox và VMware: Phần mềm máy ảo nào tốt hơn? - friend.com.vn - Friend.com.vn

VirtualBox và VMware: Phần mềm máy ảo nào tốt hơn? – friend.com.vn


Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98

Sử dụng phần mềm máy ảo để chạy các hệ điều hành khác nhau trên một máy tính đã trở nên rất phổ biến trong thế giới công nghệ ngày nay. Có thể hầu hết các bạn đã biết, ảo hóa có nghĩa là tạo ra một phiên bản ảo của sự vật, chẳng hạn như tài nguyên mạng hoặc thiết bị lưu trữ.

  • Cài đặt nhiều hệ điều hành trên máy ảo

Vì vậy, ảo hóa hệ điều hành cho phép phần cứng máy tính chạy nhiều image hệ điều hành cùng một lúc ví dụ như để kiểm tra phần mềm hoặc ứng dụng trong các môi trường khác nhau trên một máy tính thay vì trên các máy tính khác nhau. Điều này có thể giúp bạn tiết kiệm khá nhiều tiền bằng cách chạy nhiều máy chủ trên một máy tính. Vì vậy, chúng ta hãy xem các phần mềm máy ảo hệ điều hành hàng đầu cho các máy tính Windows nhé.

VirtualBox (Miễn phí)

VirtualBox
VirtualBox

VirtualBox đã đi qua tay nhiều người nhưng bây giờ nó thuộc sở hữu của Oracle. Đây là phần mềm mã nguồn mở, miễn phí và có nhiều tính năng để sao lưu.

Theo trang web của nó, VirtualBox là “một trình ảo hóa đầy đủ cho mục đích chung dành cho phần cứng x86, được thiết kế để sử dụng cho máy chủ, máy tính để bàn và nhúng”. Và mục đích của nó chủ yếu dành cho máy tính Windows, nhưng nó cũng có thể được sử dụng trên máy Mac, Linux.

Phần mềm này là một Type 2 hypervisor, vì vậy nó là một phần mềm máy chủ ảo hóa chạy trên một hệ điều hành đã được thiết lập như là một ứng dụng. Type 1 hypervisor là phần mềm lưu trữ chạy trực tiếp trên phần cứng của máy chủ “bare metal”, có nghĩa là nó chạy trên máy tính mà không có hệ điều hành.

Một số ví dụ về Type 1 hypervisor bao gồm Hyper-V, Xen, và OpenVZ. Ngoài ra, các Type 1 hypervisor “chạy trên các môi trường lưu trữ trên đám mây, các môi trường ảo hóa máy chủ, và ảo hóa hạ tầng máy tính (virtual desktop infrastructure – VDI). “Tuy nhiên, các Type 2 hypervisor chạy một máy khách ảo duy nhất trên các hệ thống máy tính.

Người dùng VirtualBox thích hình thức ảo hóa Type 2 hypervisor chủ yếu bởi vì nó không yêu cầu khởi động lại hệ thống để chạy hệ điều hành khác trên máy tính.

Chương trình này tích hợp với con trỏ và bạn có thể tạo “snapshot”. Những snapshot này cho phép khởi động máy tính từ bất kỳ điểm nào đã lưu trong lịch sử. Ngoài ra bạn còn có thể chia sẻ clipboard giữa hệ điều hành ảo và máy chủ lưu trữ. Tuy nhiên chế độ “seamless” không được tốt lắm vì nó mang toàn bộ thanh công cụ của hệ điều hành khách.

VMWare (VMWare Player miễn phí, VMWare Workstation Pro)

VMWare Player và VMWare Workstation Pro
VMWare Player và VMWare Workstation Pro

Phiên bản miễn phí của VMWare là đối thủ cạnh tranh hàng đầu của VirtualBox. Nó cung cấp một môi trường an toàn và tách biệt cho tất cả các nhu cầu phần mềm ảo hóa như đánh giá các hệ điều hành mới hoặc chạy thử các bản vá. Trong khi VirtualBox có thể làm việc trên các máy tính Windows, Mac và Linux, VMWare chỉ hoạt động trên Windows và Linux.

Với phần mềm này, người dùng có thể “tái tạo các môi trường máy chủ, máy tính để bàn và máy tính bảng trên một máy ảo, để chạy các ứng dụng đồng thời trên các hệ điều hành mà không cần khởi động lại”.

Về cơ bản, phiên bản Player là dành cho những ai có nhu cầu tạo và chạy các máy ảo với quy mô nhỏ. Ngoài ra, phiên bản này là Type 2 hypervisor giống như VirtualBox. Với phiên bản miễn phí này bạn có thể tạo các máy ảo mới một cách đơn giản, có thể truy cập lên tới hơn 200 hệ điều hành khách, triển khai hàng loạt, chia sẻ tệp tin host/guest, đồ họa 3D với hỗ trợ DX10 và OpenGL 3.3, khả năng chạy các máy ảo mã hóa, và nhiều tính năng khác nữa.

Với phiên bản trả phí Pro, người dùng sẽ có thêm một số tính năng như kết nối với vSphere, ESXi và các máy chủ Workstation khác để quản lý các máy ảo và máy chủ. Ngoài ra, nó còn có tính năng mã hóa và đặt mật khẩu bảo vệ máy ảo, cũng như tách biệt các máy tính để bàn với các thiết bị BYO bằng cách vô hiệu hoá sao chép và dán, kéo và thả, chia sẻ thư mục và truy cập vào thiết bị USB.

Với phiên bản miễn phí, bạn có thể chạy máy ảo mã hóa, nhưng với phiên bản Pro, bạn có thể tạo và quản lý các máy ảo được mã hóa, chạy nhiều máy ảo cùng một lúc, chia sẻ máy ảo làm máy chủ, snapshot và một số tính năng khác.

Bạn có thể tải miễn phí VMware Workstation Player cho Windows 64-bit trên trang web của nhà sản xuất. Phiên bản này dành cho mục đích phi thương mại, cá nhân và gia đình. Tuy nhiên, các tổ chức thương mại phải trả tiền cho các license cần thiết để sử dụng Workstation Player.

Nếu muốn mua bản Pro Workstation Player, bạn sẽ phải trả 149,99 đô la (hoặc 79.99 đô la để nâng cấp phiên bản đã có). Nếu muốn dùng Workstation Pro, bạn sẽ phải trả 249,99 đô la (hoặc 149,99 đô la để nâng cấp).

Nếu cần phần mềm ảo hóa cho một công ty hoặc tổ chức lớn, Workstation Pro là sự lựa chọn đúng đắn. Nó đã nhận được đánh giá tuyệt vời từ hàng ngàn người dùng và nói chung là phần mềm rất đáng tin cậy.

Quyết định khó khăn hơn khi xem xét Player và VirtualBox. VirtualBox thực sự có rất nhiều hỗ trợ vì nó là mã nguồn mở và miễn phí. Với VMWare player, bạn phải đợi cho công ty phát hành bản cập nhật để khắc phục lỗi, nhưng phần mềm này đã chứng minh rằng nó đáng tin cậy với các bản sửa lỗi nhanh và chạy trơn tru hơn.

Thực tế, số lượng người sử dụng hai phần mềm này là như nhau, và phần nhiều trong số đó là do sở thích. VMWare Player có tính năng kéo và thả tốt hơn giữa máy chủ và máy ảo, tuy nhiên VirtualBox cung cấp số lượng snapshot không giới hạn (tính năng này chỉ có trong phiên bản VMWare Workstation Pro).

Nếu không cần máy ảo cho mục đích doanh nghiệp và thích phần mềm mã nguồn mở, hãy sử dụng VirtualBox. Phần mềm máy ảo này cài đặt dễ dàng, tốn ít tài nguyên hơn, và là sự lựa chọn đầu tiên của nhiều người. Thay vào đó, nếu thích một giao diện mượt mà hơn và nhiều chức năng kéo và thả giữa các máy chủ, bạn nên chọn VMWare.

So sánh VirtualBox và VMware

Tiêu chí so sánhVirtualBoxVMwareẢo hóa phần mềmCóKhôngẢo hóa phần cứngCóCóHệ điều hành máy chủLinux, Windows, Solaris, macOS, FreeBSDLinux, Windows + macOS (yêu cầu VMware Fusion)Hệ điều hành kháchLinux, Windows, Solaris, macOS, FreeBSDLinux, Windows, Solaris, FreeBSD + macOS (với VMware Fusion)Giao diện người dùngGraphical User Interface (GLI) và Command Line Interface (CLI)Graphical User Interface (GLI) và Command Line Interface (CLI)SnapshotCóSnapshot chỉ được hỗ trợ trên các sản phẩm ảo hóa trả phí, không phải trên VMware Workstation PlayerĐịnh dạng ổ đĩa ảoVDI, VMDK, VHD, HDDVMDKLoại cấp phát ổ đĩa ảo

  • Preallocated: Ổ đĩa cố định
  • Dynamically allocated: Ổ đĩa được cấp phát động.
  • Preallocated: Ổ đĩa Thin Provisioned
  • Dynamically allocated: Các ổ đĩa Thin Provisioned

Mô hình mạng ảoKhông được đính kèm, NAT, mạng NAT, bridged adapter, mạng nội bộ, adapter chỉ dành cho máy chủ lưu trữ, chung (UDP, VDE)NAT, bridged adapter, adapter chỉ dành cho máy chủ lưu trữ + Trình chỉnh sửa mạng ảo (trên VMware workstation và Fusion Pro)Hỗ trợ thiết bị USBHỗ trợ USB 2.0/3.0 yêu cầu gói mở rộng (miễn phí)Hỗ trợ thiết bị USB có sẵnĐồ họa 3D

  • Lên đến OpenGL 3.0 và Direct3D 9
  • Bộ nhớ video tối đa 128 MB
  • Tăng tốc 3D được kích hoạt theo cách thủ công
  • Lên đến OpenGL 3.3, DirectX 10
  • Bộ nhớ video tối đa 2GB
  • Tăng tốc 3D được bật theo mặc định

Tích hợpVMDK, Microsoft VHD, HDD, QED, Vagrant, DockerYêu cầu tiện ích chuyển đổi bổ sung cho nhiều loại VM hơn. VMware VSphere và Cloud Air (trên VMware Workstation)VirtualBox Guest Additions và VMware ToolsĐược cài đặt bằng file friend.com.vnài đặt bằng file .iso được sử dụng cho máy ảo đã cho (linux.iso, friend.com.vn, v.v…)API cho nhà phát triểnAPI và SDKNhiều API và SDK khác nhauGiá và giấy phépMiễn phí, theo Giấy phép Công cộng GNUVMware Workstation Player miễn phí, trong khi các sản phẩm VMware yêu cầu giấy phép trả phí

Nói chung, cả hai phần mềm máy ảo này đều tuyệt vời. Hãy xem các tính năng được liệt kê trong bài viết này và quyết định tính năng cần nhất đối với bạn.

Xem thêm:

  • 5 ứng dụng máy ảo tốt nhất
  • Chạy nhiều hệ điều hành bên trong Windows
  • Thiết lập và cài đặt Windows 8 trên VirtualBox
  • Cách nhập và xuất file OVA trong Virtualbox

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *