Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98
WCI Coin là gì và có nên đầu tư vào đồng tiền điện tử này hay không? Có thể nói đây là một trong những đồng coin có ít thông tin đáng tin nhất hiện nay. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về WCI Coin cũng như gợi ý một số cách kiểm chứng đồng coin đáng tin hiện nay.
1. WCI Coin là gì?
WCI Coin, hay đầy đủ World Cryptocurrency Investment, là một dạng tiền điện tử phân cấp được tạo ra bằng mã nguồn mở. Nó không được quản lý bởi ngân hàng chính thức nào, và hoạt động trực tuyến trên giao thức mạng ngang hàng giống như đồng tiền hàng đầu thế giới hiện nay – Bitcoin.
Tên miền friend.com.vn của đồng WCI Coin này được đăng ký vào 31/1/2017 và đến nay không còn tồn tại nữa. Nếu bạn truy cập vào website của WCI thời điểm đấy, bạn sẽ thấy thông tin rất thô sơ và thậm chí còn không cung cấp bất kỳ thông tin gì về đội ngũ phát triển cũng như đội ngũ quản trị, điều hành dự án.
Thông tin duy nhất về những người đồng sáng lập đồng WCI Coin này là một video, trong đó có một người tự xưng là Edward Hartley nói bản thân là một trong những người founder của dự án, và cũng không cho biết thông tin gì thêm của những người còn lại. Và điều đáng nói là trước đó, người tên Edward Harley đã từng giới thiệu một đồng tiền khác là OneCoin.
2. Gói đầu tư WCI Coin
Không có quá nhiều thông tin về đồng coin này, vì nó hoạt động theo mô hình đa cấp người này giới thiệu người kia nên gần như không cần chi tiền truyền thông. Dự án WCI đưa ra các gói đầu tư như sau:
- Gói Bronze: Không có ROI (return of investment) mỗi ngày
- Gói Silver: Bạn ký gửi 500 đô la và thu về khoản 2 – 6 đô la hàng ngày trong suốt 225 ngày liên tục.
- Gói Gold WCI Coin: bạn ký gửi 1000 đô la và thu về 5 – 12 đô la mỗi ngày ngày trong suốt 300 ngày liên tục.
- Gói Platinum: Bạn ký gửi 5000 đô là và thu lợi nhuận 29 – 64 đô la hàng ngày trong suốt 375 ngày – hơn 1 năm.
- Gói VIP: Bạn ký gửi 10.000 đô la và thu về 70 – 150 đô la hàng ngày trong suốt 450 ngày liên tục.
Ngoài ra, vì mô hình hoạt động của WCI Coin theo dạng đa cấp nên bạn sẽ nhận được tiền hoa hồng khi giới thiệu bạn bè tham gia đầu tư vào đồng coin này. Trong đó:
- Đại lý Bronze thu về 10% hoa hồng nếu người được mời tham gia bất kỳ gói đầu tư nào.
- Đại lý Silver thu về 15% hoa hồng nếu người được mời tham gia bất kỳ gói đầu tư nào.
- Đại lý Gold WCI Coin thu về 15% nếu người được mời tham gia gói đầu tư Silver và 20% đối với các gói còn lại.
- Đại lý Platinum thu về 15% hoa hồng nếu người được mời tham gia gói đầu tư Silver, 20% hoa hồng nếu là gói Gold và 22% nếu là gói đầu tư Platinum và VIP.
- Đại lý VIP WCI Coin thu về 15% hoa hồng nếu người được mời tham gia gói đầu tư Silver, 20% nếu là gói Gold, 22% nếu là Platinum và 25% nếu cùng là gói VIP.
3. WCI Coin có lừa đảo?
Thị trường tiền điện tử đang sôi sục với rất nhiều các đồng tiền mới ra mắt hầu như mỗi tháng. Có khoảng 8.711 loại tiền điện tử trong thị trường tiền điện tử và trị giá 2,61 nghìn tỷ đô la tính đến ngày 3 tháng 12 năm 2021. Chính tâm lý háo hức này của các nhà đầu tư đã khiến cho các đồng tiền điện tử ra đời nhiều đến vậy, và cũng chính vì thế mà việc kiểm tra tính xác thực của các đồng coin này ngày càng khó khăn và các nhà đầu tư thường mắc các trò lừa đảo.
WCI Coin có thể nói là một trong số những đồng coin thiếu tính xác thực như vậy. Như đã nói, bạn không có bất kỳ thông tin gì rõ ràng về đội ngũ cũng như sản phẩm của đồng coin này trên website. Và theo nguyên tắc hoạt động thì WCI Coin không có giá trị, nếu bạn muốn kiếm tiền, bạn phải giới thiệu thêm người vào hệ thống, họ sẽ lấy tiền của người sau trả cho người trước mà không sinh ra thêm bất kỳ giá trị nào. Đây chính là một mô hình đa cấp ponzi tiêu biểu để thu hút nhiều người cả tin muốn làm giàu nhanh chóng. Chúng ta không kết luận về WCI có lừa đảo không vì thực tế là cho đến nay, trang web của WCI Coin đã sập và chúng ta cũng không còn thấy ai dùng đồng coin này nữa, cũng không có thông tin nào về việc lừa đảo liên quan đến đồng coin này.
4. Bài học nhận diện tiền điện tử
Dưới đây là một số cách kiểm tra cơ bản mà thông qua đó các nhà đầu tư có thể xác định các đồng coin “nguy hiểm” có khả năng lừa đảo khi đầu tư:
Tìm kiếm trang web và whitepaper của dự án: Đây là cách tốt nhất để đảm bảo rằng đồng tiền điện tử bạn đang đầu tư là hợp pháp. Mỗi coin khi phát hành đều phải xuất bản một báo cáo chính thức là whitepaper giải thích tất cả các nguyên tắc cơ bản và công nghệ liên quan đến việc thiết kế blockchain của nó. Tên đồng coin, địa chỉ người tạo, mã nguồn hợp đồng,… là một số các chi tiết quan trọng mà dự án coin phải công bố minh bạch. Nếu thiếu những thứ này thì bạn cần phải cẩn thận khi chọn nó nhé. Giống như WCI Coin, bạn không thể thấy thông tin đội ngũ quản lý dự án trên website, nên đây là một trường hợp thiếu minh bạch.
Cẩn thận với những hứa hẹn về lợi nhuận cao trong thời gian ngắn: Mọi nhà đầu tư nên nhớ rằng bất kỳ khoản đầu tư nào cũng cần thời gian để tăng giá trị. Hơn nữa, các loại tiền điện tử rất dễ bay hơi nên bạn phải kiểm tra giá trị nội tại của nó, như đồng WCI Coin là không có. Những kẻ lừa đảo có thể sử dụng những hứa hẹn về lợi nhuận siêu thực trong thời gian ngắn để làm lợi thế của chúng và đưa bạn vào bẫy.
Theo dõi các URL: Hầu hết các trường hợp gian lận tiền điện tư liên quan đến các trang web không an toàn. Nếu bạn thấy icon ổ khóa không xuất hiện trong thanh địa chỉ bên cạnh trang web, thì việc truy cập trang web đó là không an toàn. Ngoài ra, hãy kiểm tra xem URL có sử dụng “https” chứ không phải “http” hay không, vì URL http là không được bảo mật. Website WCI Coin đã không còn nên chúng ta không thể kiểm tra yếu tố này.
Ngoài ra hãy kiểm tra kỹ domain để xác định các ký tự trong đường link là đúng. Ví dụ: URL của trang web lừa đảo Phoney có thể sử dụng chữ cái “O” và số “0” thay thế cho nhau vì rất khó nhận ra sự khác biệt.
Ngoài ra, bạn cần kiểm tra trên các trang web uy tín về tiền điện tử như CoinMarketCap để xác minh rằng đồng tiền điện tử đó là hợp pháp. Ngoài ra, hãy kiểm tra xem nó có đang được giao dịch trên các sàn giao dịch phổ biến như Binance, Coinbase hay không trước khi quyết định bỏ tiền ra đầu tư, và WCI Coin không có trên các sàn này.
5. Kết
Nỗi sợ bỏ lỡ (FOMO) trong thị trường tiền điện tử là một cái bẫy đối với các nhà đầu tư cả tin – những người đầu cơ vào các loại coin không có giá trị cơ bản nào mà hứa hẹn đem lại nhiều lợi nhuận. Sau cùng, họ sẽ bị bỏ lại với những đồng tiền vô giá trị và không có quyền kiện lại, nhất là ở một quốc gia vẫn còn chưa hợp pháp hóa chính thức giao dịch tiền điện tử như nước ta. Vì vậy, bạn cần phải biết cách nhận diện để tránh các đồng tiền lừa đảo người dùng và nên tránh xa các đồng coin thiếu thông tin xác thực như WCI Coin.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Skrill Là Gì? Hướng Dẫn Rút Tiền Từ Skrill Về Việt Nam Mới Nhất 2021 – FX Việt
- [Hỏi Đáp] – Web tâm sự đêm khuya có an toàn cho hội cú đêm?
- Có nên mua iPhone SE 2020 ở thời điểm hiện tại? – friend.com.vn
- Cách sửa lỗi gõ tiếng Việt trên Word, Excel – Không gõ được chữ có dấu
- Casio FX-570VN Plus – Giá Tháng 11, 2021