Warning: Constant WP_MEMORY_LIMIT already defined in /home/caocap/public_html/wp-config.php on line 103

Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98
Cỏ lúa mì là gì? Tác dụng, cách dùng bột và nước ép cỏ lúa mì - Friend.com.vn

Cỏ lúa mì là gì? Tác dụng, cách dùng bột và nước ép cỏ lúa mì


Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98

Cỏ lúa mì là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng vẫn chưa được nhiều người biết đến. Hôm nay, Bách hóa XANH sẽ cùng các bạn tìm hiểu xem cỏ lúa mì là gì, tác dụng cũng như cách sử dụng loại thảo dược này nhé!

Cỏ lúa mì là một loại thảo dược có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và thường được sử dụng ở dạng nước ép tươi hoặc dạng bột. Do mới du nhập vào Việt Nam những năm gần đây, nên cỏ lúa mì vẫn chưa được nhiều người biết đến. Hôm nay, hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu về cỏ lúa mì nhé!

1Cỏ lúa mì là gì?

Cỏ lúa mì (tên khoa học: Wheatgrass) hay còn được gọi là Tiểu Mạch Thảo, Cỏ mạch, là phần thân và rễ của cây lúa mì non từ 8 – 12 ngày tuổi. Loại cây này được trồng chủ yếu ở các vùng ôn đới trên khắp châu Âu và Hoa Kỳ.

Cỏ lúa mì là cây lúa mì non từ 8 - 12 ngày tuổiCỏ lúa mì là cây lúa mì non từ 8 – 12 ngày tuổi

Khi sử dụng, người ta cắt lá cỏ lúa mì để ép lấy nước hoặc sấy thành bột.

Trong 100g cỏ lúa mì có chứa:

  • Vitamin B2 – 0,156 mg
  • Vitamin C – 2,5 mg
  • Natri – 15 mg
  • Phốt pho – 201 mg
  • Sắt – 2,15 mg
  • Chất xơ – 1g
  • Chất béo – 1,25g
  • Năng lượng – 200 kilocalo
  • Vitamin B6 – 0,266 mg
  • Vitamin B1 – 0,224 mg
  • Kẽm – 1,66 mg
  • Kali – 170 mg
  • Magie – 81 mg
  • Canxi – 30 mg
  • Tinh bột – 43g
  • Protein – 7,5g
  • Nước – 48g

2Tác dụng của cỏ lúa mì

Theo nghiên cứu của Viện y tế Hippocrates Health Institute – Hoa Kỳ chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu và tư vấn về sức khỏe dinh dưỡng kết luận: “Cỏ lúa mì là loại thực phẩm thiên nhiên tốt nhất cho sức khỏe con người”. Cỏ lúa mì có tác dụng:

Ngăn ngừa và điều trị ung thư

Các enzym và các amino acid khác trong Cỏ lúa mì giúp tiêu hóa tốt, giảm huyết áp, phá vỡ các tế bào ung thư, hỗ trợ gan và cải thiện hệ thống miễn dịch.

Cỏ lúa mì giúp ngăn ngừa ung thưCỏ lúa mì giúp ngăn ngừa ung thư

Ngoài ra, Cỏ lúa mì cũng là một loại thực phẩm rất tốt cho các bệnh nhân ung thư vì nó giúp cung cấp một môi trường kiềm hóa giúp ức chế tế bào ung thư hiệu quả.

Điều trị thiếu máu

Với những bệnh nhân thiếu máu, cỏ lúa mì là một thực phẩm không thể thiếu. Vì chất diệp lục dồi dào có trong cỏ lúa mì có tác dụng xây dựng lại các mạch máu, tạo ra hồng cầu cho cơ thể.

Cỏ lúa mì rất tốt cho bệnh nhân thiếu máuCỏ lúa mì rất tốt cho bệnh nhân thiếu máu

Cỏ lúa mì còn chứa sắt, niacin (B3), cyanocobalamin (B12), axit folic, đồng, kali và protein giúp sản xuất hồng cầu khỏe mạnh, rất tốt cho người thiếu máu hoặc gặp các chứng rối loạn máu khác.

Ngăn ngừa và điều trị tiểu đường

Với những người bị bệnh tiểu đường, sử dụng cỏ lúa mì trước khi ăn sẽ giúp kiểm soát lượng đường và cholesterol hấp thụ vào cơ thể nhờ lượng chất xơ dồi dào.

Cỏ lúa mì ngăn ngừa và điều trị tiểu đườngCỏ lúa mì ngăn ngừa và điều trị tiểu đường

Hàm lượng Magie cao trong cỏ lúa mì còn có tác dụng cải thiện độ nhạy insulin và có khả năng tránh được các biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2: bệnh tim mạch, bệnh lý võng mạc và bệnh thận.

Thanh lọc cơ thể, giải độc gan

Cỏ lúa mì có khả năng tái tạo hồng cầu nhanh chóng, giúp cải thiện chức năng của gan, tim mạch một cách tự nhiên.

Bên cạnh đó, loại thực phẩm này còn có thể giải độc gan, thanh lọc độc tố trong máu.

Cỏ lúa mì giúp giải độc ganCỏ lúa mì giúp giải độc gan

Trị táo bón

Là một loại thực phẩm giàu chất xơ, cỏ lúa mì có tác dụng điều trị táo báo hiệu quả.

Nhiều Enzyme có trong cỏ lúa mì còn giúp hỗ trợ tiêu hóa, giúp đào thải các chất thải một cách nhanh chóng.

Chất xơ trong cỏ lúa mì trị táo bónChất xơ trong cỏ lúa mì trị táo bón

Phục hồi vết thương

Chất diệp lục có trong cỏ lúa mì cũng được coi là một chất kháng khuẩn, giúp chữa lành vết thương một cách tự nhiên.

Dùng cỏ lúa mì có thể khắc phục được tình trạng da xấu, lở loét, và những vết bỏng.

Cỏ lúa mì chữa lành vết thương một cách tự nhiênCỏ lúa mì chữa lành vết thương một cách tự nhiên

Hỗ trợ miễn dịch, tăng cường thể lực

Cỏ lúa mì chứa hơn 100 enzyme, 17 loại amino acid và trên 10 loại khoáng chất, có tác dụng tăng cường sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, chống viêm,…

Cỏ lúa mì hỗ trợ hệ miễn dịchCỏ lúa mì hỗ trợ hệ miễn dịch

Do đó, uống nước ép cỏ lúa mì thường xuyên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp tăng cường thể lực.

Giảm béo, giảm cân

Cỏ lúa mì có thể giúp điều trị bệnh béo phì.

Nếu muốn giảm cân, bạn nên bổ sung cỏ lúa mì vào thực đơn hằng ngày. Bởi đây là một loại thực phẩm ít calo và không chứa chất béo. Chất xơ có trong cỏ lúa mì giúp chúng ta cảm thấy no lâu hơn.

Nước ép từ cỏ lúa mì cung cấp cho bạn nhiều chất dinh dưỡng và năng lượng nhưng không làm bạn tăng cân.

Cỏ lúa mì rất tốt cho việc giảm cânCỏ lúa mì rất tốt cho việc giảm cân

Chứa hơn 90 loại enzym, cỏ lúa mì giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và đốt cháy chất béo rất tốt.

Khử mùi hôi cơ thể

Nhờ khả năng kháng khuẩn của diệp lục, cỏ lúa mì có tác dụng khử mùi hôi cơ thể rất tốt.

Diệp lục trong cỏ lúa mì giúp kháng khuẩnDiệp lục trong cỏ lúa mì giúp kháng khuẩn

Để có hơi thở thơm tho, bạn hãy súc miệng bằng 1 lượng nhỏ nước ép cỏ lúa mì hoặc nhai Cỏ lúa mì tươi. Bạn cũng có thể chải lưỡi bằng bàn chải được ngâm trong nước ép cỏ lúa mì.

Làm đẹp da, chống lão hóa

Cỏ lúa mì có tác dụng chữa mụn trứng cá, làm mờ vết sẹo, giúp da sáng khỏe từ bên trong.

Ngoài ra, cỏ lúa mì còn hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da như dị ứng, gở lẻ, ngộ độc da, bệnh chàm (eczema) và các vết côn trùng cắn.

Dùng cỏ lúa mì để có một làn da đẹpDùng cỏ lúa mì để có một làn da đẹp

3Cách dùng bột và nước ép cỏ lúa mì

Khi mới bắt đầu làm quen với cỏ lúa mì, bạn chỉ nên dùng 30ml nước nguyên chất pha loãng cùng với 100ml nước để uống.

Đối với bột cỏ lúa mì, bạn hãy pha nửa muỗng cà phê với 200ml nước ấm, uống 2 lần/ngày. Sau khi đã quen, bạn có thể tăng lên 1 muỗng cà phê bột lúa mì cho mỗi lần uống.

Tuy là một loại thực phẩm tốt cho cơ thể, nhưng nếu dùng quá nhiều cỏ lúa mì có thể dẫn đến tiêu chảy, nôn mửa.

Phụ nữ có thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng loại cây này.

Cỏ lúa mì có thể ép nước uống hoặc dùng dạng bộtCỏ lúa mì có thể ép nước uống hoặc dùng dạng bột

Nên uống trước hoặc sau khi ăn ít nhất nửa tiếng để có kết quả tốt nhất. Còn nếu muốn giảm cân thì nên uống trước khi ăn.

Nước ép cỏ lúa mì có vị ngọt đậm, không đắng và mùi cỏ đặc trưng. Hương vị này có thể sẽ khó uống với nhiều người, nên bạn có thể pha nước ép hoặc bột cỏ lúa mì với nước dừa, khóm, củ dền, cà rốt, táo, nho, bạc hà,… để ngon hơn.

4Cách trồng cỏ lúa mì tại nhà

Bạn có thể tự trồng cỏ lúa mì tại nhà bằng cách mua hạt giống trên các trang thương mại điện tử, các cửa hàng bán hạt giống và gieo trồng như rau mầm. Sau khoảng 8 – 10 ngày là có thể thu hoạch.

Bạn có thể trồng cỏ lúa mì tại nhàBạn có thể trồng cỏ lúa mì tại nhà

Cỏ lúa mì là một loại thực phẩm, thảo dược chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Vì thế bạn có thể bổ sung cỏ lúa mì vào thực đơn hằng ngày để bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cần thiết. Bách hóa XANH hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về loại thực phẩm này nhé!

Có thể bạn quan tâm:

  • 10 công dụng tuyệt vời của trà bạc hà
  • Gừng, cam thảo và bạc hà: Bài thuốc chữa nghiện thuốc lá hiệu quả!
  • Cách pha trà Oregano tốt cho sức khỏe

Bách hóa XANH

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *