Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98
Dịch vụ sao lưu dữ liệu trực tuyến tốt nhất 2020 (tổng hợp)
Dịch vụ sao lưu dữ liệu trực tuyến tốt nhất 2020 (tổng hợp)
Bài viết này mình sẽ tổng hợp danh sách các dịch vụ sao lưu dữ liệu trực tuyến tốt nhất với những ưu – nhược điểm rõ ràng
Nếu bạn đang lo lắng mất quyền truy cập vào dữ liệu của mình, thì giải pháp an toàn là sao lưu các file này ở một nơi khác. Tuy nhiên, giữa hàng ngàn các công cụ sao lưu, làm sao để biết được đâu là dịch vụ phù hợp với bạn nhất? Đó chính là mục tiêu của bài viết này: tổng hợp danh sách các dịch vụ sao lưu dữ liệu trực tuyến tốt nhất theo từng nhu cầu của người dùng với những ưu – nhược điểm rõ ràng.
Mục lục nội dung:
Sao lưu dữ liệu trực tuyến là gì?
Các dịch vụ Sao lưu trực tuyến cung cấp giải pháp bảo vệ dữ liệu trên thiết bị của người dùng bằng cách upload dữ liệu lên đám mây. Thoạt nhìn, Sao lưu trực tuyến tương tự như Lưu trữ trực tuyến hay Lưu trữ đám mây (Dropbox, Google Drive,…) nhưng vẫn có điểm khác biệt đáng kể mà mình sẽ giúp bạn phân biệt sau đây.
- Các dịch vụ lưu trữ đám mây như Dropbox và OneDrive là nơi rất tốt để lưu trữ ảnh, video, file văn bản từ điện thoại, máy tính. Bạn có thể truy cập vào dữ liệu này từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet và dễ dàng chia sẻ file/thư mục với bạn bè và gia đình.
- Các dịch vụ lưu trữ trực tuyến đều cung cấp tính năng đồng bộ: Liên tục sao lưu các thay đổi trên file dữ liệu của bạn lên đám mây (bộ nhớ trực tuyến, máy chủ lưu dữ liệu).
Sao lưu dữ liệu trực tuyến vs. lưu trữ dữ liệu trực tuyến
Nhưng lưu trữ đám mây (lưu trữ dữ liệu trực tuyến) không giống như sao lưu dữ liệu trực tuyến.
Có thể hình dung sao lưu trực tuyến như là tạo một bản sao của chính thiết bị bạn đang làm việc. Khi có sự cố, bạn có thể dễ dàng phục hồi lại toàn bộ hệ thống một cách nhanh chóng. Ranh giới giữa hai khái niệm Lưu trữ trực tuyến và Sao lưu trực tuyến đang dần mờ nhạt, khi các dịch vụ ngày càng tích hợp thêm nhiều tính năng.
Nói một cách đơn giản, bạn nên dùng lưu trữ trực tuyến cho một nhóm dữ liệu và nên dùng sao lưu trực tuyến cho cả hệ thống (bao gồm toàn bộ cấu trúc dữ liệu). Dropbox, Google Drive, iCloud, OneDrive và những dịch vụ tương tự là các dịch vụ Lưu trữ trực tuyến có tính năng đồng bộ.
- Các dịch vụ lưu trữ trực tuyến này sẽ tạo bản sao cho một tập hợp file dữ liệu cụ thể trên thiết bị của bạn và sau khi đồng bộ lên mây bạn có thể chia sẻ một số file/thư mục với bạn bè, đồng nghiệp.
- Sẽ tốn kém khi bạn sử dụng dịch vụ Lưu trữ trực tuyến để sao lưu tất cả các tệp của bạn. Đây là phần việc của sao lưu trực tuyến.
- Quan trọng hơn, nếu dữ liệu của bạn bị mất – chẳng hạn như máy tính của bạn bị hỏng hoặc bị đánh cắp – và trước đó bạn chưa kịp chuyển file dữ liệu của mình vào thư mục đồng bộ để tải lên bộ nhớ đám mây thì bạn sẽ mất các file này.
- Khi chức năng đồng bộ được bật, nếu tệp trên máy tính bị xóa hoặc bị nhiễm virus, dữ liệu trên mây cũng bị xóa hoặc cũng có thể bị lây nhiễm virus.
Khi nào nên sử dụng sao lưu dữ liệu trực tuyến
- Sao lưu đám mây – còn được gọi là sao lưu trực tuyến – được thiết kế đặc biệt để tạo các bản sao (hệ thống) file dữ liệu của bạn và đảm bảo sao lưu liên tục, đồng thời cung cấp phương pháp khôi phục lại các file dữ liệu của bạn một cách dễ dàng.
- Các dịch vụ sao lưu cung cấp tính năng: phiên bản sao lưu (file versioning), nên trường hợp bị mất dữ liệu – ví dụ, máy tính của bạn bị nhiễm virus – bạn có thể khôi phục lại phiên bản sạch của dữ liệu tại một thời điểm trước khi bị lây nhiễm.
So sánh Lưu trữ trực tuyến so với Sao lưu trực tuyến
- Lưu trữ đám mây được thiết kế để bổ sung dung lượng cho ổ cứng của bạn, giúp truy cập và chỉnh sửa file từ xa và trên các thiết bị khác nhau. Sao lưu đám mây được thiết kế theo cách mà bạn có thể khôi phục lại các file trong trường hợp mất mát, hỏng hóc dữ liệu.
- Với lưu trữ đám mây, bạn phải chọn lựa thủ công các file mà bạn muốn lưu, trong khi các dịch vụ sao lưu đám mây hoạt động tự động để lưu và đồng bộ các file được lưu trên máy tính của bạn.
- Các nhà cung cấp sao lưu đám mây rất nghiêm túc trong việc giữ an toàn cho dữ liệu của bạn: Các file thường được mã hóa ngay từ khi tải lên, cho đến khi lưu giữ hoàn toàn trên máy chủ. Nhưng với hầu hết các dịch vụ lưu trữ đám mây, các tập tin (file) chỉ có thể được mã hóa ở phía máy chủ, khiến quá trình truyền dữ liệu kém an toàn hơn.
Các dịch vụ Sao lưu trực tuyến tốt nhất 2020
Có 8 tiêu chí cơ bản khi đánh giá các công cụ Sao lưu trực tuyến: tính năng, giá cả, giao diện sử dụng cho đến tốc độ, mức độ bảo mật, quyền riêng tư và dịch vụ chăm sóc khách hàng. Theo đó, 10 công cụ Sao lưu trực tuyến tốt nhất năm 2020 như sau:
1. IDrive
IDrive là một dịch vụ sao lưu trực tuyến rất tốt, cung cấp nhiều tính năng với giá cả hợp lý, có tính bảo mật cao và đảm bảo quyền riêng tư. Bạn có thể dùng IDrive trên khá nhiều loại thiết bị bao gồm máy chủ, NAS, thiết bị di động, ổ đĩa ngoài và PC.
Dung lượng dữ liệu sao lưu cho phép tùy vào gói dịch vụ: 5GB cho gói miễn phí và 2TB đến 5TB cho các gói trả phí. IDrive lại không giới hạn số lượng thiết bị truy cập.
Mức độ bảo mật và quyền riêng tư mà IDrive hỗ trợ rất tuyệt vời. Công cụ này sử dụng mã hóa AES-256 bit để bảo vệ dữ liệu trên máy chủ và mã hoá SSL/TLS để đảm bảo an toàn trước các cuộc tấn công trung gian trong quá trình chuyển tiếp dữ liệu.
Người dùng có thể quản lý khóa mã hóa cá nhân nếu có nhu cầu. IDrive là một dịch vụ sử dụng mã hóa zero-knowledge – do đó, không một ai ngoài bạn, kể cả chính IDrive có thể giải mã các file của bạn.
Về các tính năng sao lưu, IDrive hỗ trợ sao lưu theo lịch, sao lưu liên tục và tăng dần và sao lưu kết hợp, tùy theo nhu cầu của người dùng. Nếu người dùng xóa hoặc thay đổi file, IDrive vẫn lưu giữ lại file này trên máy chủ tối đa 30 ngày.
Tuy nhiên, có một hạn chế khá đáng kể với IDrive là tốc độ upload và download file khá chậm dù có hỗ trợ đa luồng (multithreading), nên ở lần sao lưu đầu tiên có thể mất nhiều ngày hoặc thậm chí hàng tuần.
Giao diện web & ứng dụng di động IDrive
Bên cạnh phần mềm cho PC, IDrive cũng cung cấp một ứng dụng cho hai hệ điều hành Android và iOS cũng như bảng điều khiển trên website. Ứng dụng có các tính năng khá cơ bản như upload ảnh, video, danh bạ và lịch. Phiên bản website có nhiều tính năng hơn và có giao diện giống với phần mềm chuyên dụng.
Mặc dù có một vài hạn chế về tốc độ, IDrive vẫn là một dịch vụ rất tốt để sao lưu dữ liệu, do kết hợp nhiều tính năng với mức độ bảo mật và quyền riêng tư cao. Thêm vào đó, IDrive cũng cung cấp cho người dùng mức giá rất hợp lý, giúp công cụ này chiếm vị trí hàng đầu trong danh sách các công cụ Sao lưu trực tuyến 2020.
Ưu điểm
- Tính năng phong phú.
- Mức độ bảo mật cao và quyền riêng tư tốt.
- Không giới hạn thiết bị sao lưu.
- Phiên bản miễn phí khá tốt.
Nhược điểm
- Tốc độ chậm.
- Không hỗ trợ sao lưu không giới hạn dung lượng.
2. Backblaze
Ngược lại với IDrive, Backblaze có giao diện ứng dụng cực kỳ tối giản và dễ sử dụng. Tất cả mọi thứ được chứa trong hai bảng cơ bản, một bảng hiển thị trạng thái của dữ liệu sao lưu và một bảng điều chỉnh cài đặt sao lưu.
Backblaze là một dịch vụ cực kỳ thích hợp nếu như người dùng có nhiều dữ liệu muốn sao lưu, bởi công không giới hạn dung lượng sao lưu.
Chi phí sử dụng Backblaze cũng rất hợp lý. Với $6/tháng, người dùng có quyền truy sử dụng tất cả các tính năng và sở hữu không gian lưu trữ không giới hạn cho một PC. Đồng thời, người dùng cũng được giảm giá cho lần thanh toán tiếp theo nếu cam kết thanh toán trước một hoặc hai năm.
Khóa mã hóa của Backblaze
Bên cạnh sự thiếu linh hoạt về tính năng, điểm yếu lớn nhất của Backblaze là không có khóa mã hóa riêng. Để khôi phục dữ liệu, người dùng phải cấp quyền truy cập dữ liệu của mình cho Backblaze.
Ngược lại, tính bảo mật của Backblaze lại rất tốt. Với cơ chế mã hóa mạnh, sử dụng xác thực hai yếu tố và trung tâm dữ liệu cứng, người dùng có thể hoàn toàn yên tâm khi biết rằng dữ liệu của mình an toàn và được bảo mật tuyệt đối trên các máy chủ của Backblaze.
Cuối cùng, nếu bạn chỉ cần một công cụ sao lưu đơn giản và không quá quan tâm đến khóa mã hóa riêng (Private encryption) thì Backblaze là một sự lựa chọn tuyệt vời.
Ưu điểm
- Dễ sử dụng.
- Sao lưu không giới hạn với chi phí hợp lý.
- Tốc độ nhanh.
- Tính năng chia sẻ.
Nhược điểm
- Mã hóa riêng tư chưa tối ưu.
- Quá trình sao lưu không linh hoạt.
- Không hỗ trợ sao lưu di động hoặc ổ đĩa ảo.
3. Acronis True Image
Đối với những người thích sự sử dụng phần mềm sao lưu đa chức năng, Acronis True Image là một lựa chọn đúng đắn. Giống như IDrive, công cụ này hỗ trợ sao lưu NAS, máy chủ, sao lưu di động và sao lưu kết hợp (cả sao lưu trực tuyến và sao lưu ngoại tuyến) cũng như tạo một bản sao hoàn chỉnh của hệ thống trên ổ đĩa ảo.
Với Acronis, người dùng có thể thay đổi hoặc khôi phục một file đã bị xóa. Tuy không hỗ trợ sao lưu đa luồng, nhưng tốc độ sử dụng dịch vụ vẫn rất nhanh kể cả với thao tác upload hay download.
Chọn địa điểm lưu trữ trực tuyến
Một ưu điểm lớn của Acronis True Image là công cụ này khá linh hoạt khi cho phép người dùng lựa chọn vị trí địa lý của máy chủ lưu trữ. Hầu hết các dịch vụ sao lưu giới hạn vị trí máy chủ ở Hoa Kỳ hoặc một vài quốc gia cố định khác. Tuy nhiên, Acronis cho phép người dùng lựa chọn giữa tám quốc gia khác nhau bao gồm cả những quốc gia có bảo vệ quyền riêng tư nghiêm ngặt như Thụy Sĩ.
Hạn chế lớn nhất của Acronis True Image là thiết kế giao diện hơi rối mắt và khó sử dụng trong lần đầu tiên, thậm chí khó chịu cho người dùng khi muốn tìm hiểu và sử dụng nhanh một tính năng nào đó.
Các gói đăng ký của Acronis cũng khá rườm rà, gây khó khăn cho người dùng vì không biết mình có đang trả tiền để sử dụng tính năng đúng với nhu cầu đang cần hay không.
Nói chung, nếu bạn đang tìm kiếm một công cụ sao lưu đa dạng về tính năng không giới hạn dung lượng lưu trữ, thì Acronis là một trong những giải pháp hoàn hảo, đặc biệt là khi bạn không thích trả phí hàng tháng.
Ưu điểm
- Vị trí máy chủ linh hoạt.
- Các tính năng sao lưu phong phú.
- Không giới hạn dung lượng sao lưu.
Nhược điểm
- Giao diện khó sử dụng.
- Tốc độ chậm.
- Các gói chi phí phân chia phức tạp.
4. Carbonite
Carbonite là một dịch vụ sao lưu có nhiều điểm tương đồng với Backblaze: giao diện và quy trình sao lưu đơn giản và không giới hạn dung lượng không gian lưu trữ.
Nhưng tính năng của Carbonite thì ít hơn Backblaze: không hỗ trợ sao lưu kết hợp, không hỗ trợ truy cập file từ điện thoại hoặc máy tính bảng. Carbonite có hỗ trợ sao lưu ổ đĩa ngoài, sao lưu máy chủ và thiết bị NAS nhưng người dùng phải trả phí khá đắt.
Tuy nhiên, Carbonite vượt trội hơn so với Backblaze về chính sách bảo mật và quyền riêng tư: cung cấp khóa mã hoá riêng, sử dụng mã hóa AES 256 bit, SSL trong quá trình sao lưu và hỗ trợ xác thực hai lớp để đảm bảo an toàn cho dữ liệu.
Tính năng tạo ổ cứng ảo của Carbonite
Carbonite hỗ trợ thiết lập một ổ cứng ảo trên máy tính của bạn, tại đây, bạn có thể tìm thấy tất cả các tệp bạn đã tải lên và có thể sử dụng mọi tính năng của phần mềm, bao gồm thêm và xóa các tệp.
Với Carbonite, mỗi file bị xóa chỉ có thể được phục hồi trong vòng 30 ngày và các file đã thay đổi chỉ được giới hạn ở tối đa 12 phiên bản cũ.
Điểm yếu của Carbonite là tốc độ download rất chậm: cách duy nhất để tải xuống file của bạn là thông qua trình duyệt.
Ưu điểm
- Sao lưu không giới hạn với mức giá hợp lý.
- Dễ sử dụng
- Chính sách bảo mật và quyền riêng tư tốt.
Nhược điểm
- Tốc độ download rất chậm.
- Không có nhiều tính năng.
5. CloudBerry Backup (MSP360)
CloudBerry Backup – hiện được đổi tên thành MSP360 là một công cụ sao lưu không giới hạn dung lượng, được trang bị các tính năng linh hoạt với rất nhiều cài đặt để điều chỉnh khi thiết lập bản sao lưu.
Người dùng có thể sao lưu dữ liệu cho hầu hết các thiết bị từ NAS, máy chủ và PC nhưng không bao gồm điện thoại di động và máy tính bảng.
Người dùng có thể sử dụng CloudBerry để sao lưu ổ cứng trong và ổ cứng ngoài thông tính năng tạo ổ đĩa ảo. Bên cạnh đó, công cụ còn cung cấp rất nhiều tuỳ chỉnh trong quá trình sao lưu như thông báo, nén file, mã hóa, tùy chọn hành động tự động để chạy trước hoặc sau khi quá trình sao lưu kết thúc.
Mặc dù CloudBerry cung cấp gói sử dụng miễn phí nhưng các tính năng khá hạn chế với giới hạn dung lượng sao lưu dưới 200GB. Gói sao lưu phổ biến là gói Desktop PRO có phí thanh toán lần đầu là 49,99 USD và phí duy trì 10 USD/năm.
Lưu trữ trực tuyến trên CloudBerry
Thay vì trực tiếp quản lý các trung tâm dữ liệu của mình, CloudBerry lại lưu trữ dữ trực tuyến trên máy chủ của một nhà cung cấp thứ ba mà người dùng sẽ phải đăng ký – và có khả năng thanh toán riêng cho dịch vụ lưu trữ này. Vấn đề này làm cho CloudBerry phức tạp và khiến người dùng không an tâm.
Bên cạnh đó, CloudBerry có chính sách bảo mật và quyền riêng tư tốt, hỗ trợ mã hóa riêng (private encryption). Tuy nhiên, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ thứ 3 vì CloudBerry không thực sự lưu trữ dữ liệu của người dùng.
Nói chung, CloudBerry là một dịch vụ sao lưu khá tốt cho người dùng cao cấp quen thuộc với các nhà cung cấp IaaS (Microsoft Azure, Google Cloud.. Tuy nhiên, công cụ này quá phức tạp đối với người dùng bình thường đang cần tìm kiếm một giải pháp sao lưu cơ bản.
Ưu điểm
- Sao lưu linh hoạt.
- Tính năng đa dạng.
Nhược điểm
- Sử dụng dịch vụ lưu trữ của bên thứ ba.
- Gói chi phí và dịch vụ lưu trữ phức tạp.
6. Zoolz Home Cloud Backup
Zoolz là một trong những giải pháp sao lưu đơn giản, dễ sử dụng, không có nhiều tính năng nâng cao. Ưu điểm của công cụ này là chính sách bảo mật tốt, riêng tư và tốc độ sao lưu nhanh. Tuy nhiên, Zoolz cũng đi kèm với một số hạn chế về tính năng và các nền tảng được hỗ trợ.
Bạn có thể sử dụng Zoolz để sao lưu dữ liệu trên PC, máy chủ và thiết bị NAS. Tuy nhiên, Zoolz không có ứng dụng cho iOS hoặc Android nên người dùng không thể sao lưu thiết bị di động của mình cũng như không thể quản lý các file khi đang di chuyển. Bên cạnh đó, dịch vụ cũng không hỗ trợ ổ đĩa ảo.
Phân loại các gói dịch vụ của Zoolz khá phức tạp với nhiều mức giá cho các loại thiết bị khác nhau. Tuy nhiên, chi phí sử dụng lại khá hợp lý và gần như tương đương với iDrive.
Về mặt bảo mật và quyền riêng tư, Zoolz đã làm rất tốt qua việc sử dụng mã hoá AES 256-bit và hỗ trợ mã hoá zero. Hạn chế duy nhất của Zoolz là thiếu xác thực hai lớp – khiến mức độ bảo mật giảm đi.
Ưu điểm
- Tốc độ nhanh.
- Chính sách bảo mật và quyền riêng tư tốt.
- Dễ sử dụng.
Nhược điểm
- Phân loại các gói đăng ký phức tạp.
- Không có ứng dụng cho di động và không hô trợ ổ đĩa ảo.
7. SpiderOak ONE
SpiderOak ONE là một dịch vụ nằm ở giữa ranh giới giữa Sao lưu trực tuyến và Lưu trữ trưc tuyến, do SpiderOak ONE cung cấp chức năng chia sẻ và đồng bộ hóa rộng rãi. Đây sẽ là một lựa chọn tuyệt vời cho những bạn có nhu cầu vừa sao lưu vừa chia sẻ.
Một trong những thế mạnh của SpiderOak ONE là công cụ sao lưu này cho phép người dùng truy cập vào các phiên bản trước của phần dữ liệu đã bị thay đổi mà chưa cần thực hiện thao tác khôi phục. Bạn có thể giữ các file đã bị xóa trong bao lâu tùy ý.
Dù không hỗ trợ bất kỳ nền tảng di động nào, nhưng SpiderOak ONE tương thích tốt với cả ba hệ điều hành máy tính: Windows, macOS và Linux.
SpiderOak ONE không có sao lưu kết hợp (hybrid) và ổ đĩa ảo, cũng không hỗ trợ đa luồng. Điều này dẫn đến tốc độ upload file khá chậm.
Vấn đề lớn nhất với SpiderOak ONE là chi phí sử dụng khá cao. Gói cơ bản có giá $6/tháng chỉ cung cấp 150GB dung lượng lưu trữ, rất ít so với Backblaze và Carbonite (gói cùng mức giá không giới hạn dung lượng sao lưu).
Hạn chế tiếp theo là dịch vụ khách hàng chưa tốt: chỉ hỗ trợ khách hàng qua email. Vì thế, người dùng không thể liên hệ nhanh chóng với SpiderOak ONE khi gặp sự cố.
Ưu điểm
- Cập nhật và lưu trữ không giới hạn.
- Chia sẻ và đồng bộ hóa tập tin.
- Tốc độ download nhanh.
- Chính sách bảo mật và quyền riêng tư tốt.
- Không giới hạn thiết bị đăng nhập.
Nhược điểm
- Chi phí cao.
- Không hỗ trợ sao lưu di động và ổ đĩa ảo.
- Tốc độ upload chậm.
Nên chọn dịch vụ sao lưu dữ liệu trực tuyến tốt nhất nào?
Với những tiêu chí về tính năng, tốc độ, chi phí và chính sách bảo mật cũng như quyền riêng tư trong sao lưu, IDrive xứng đáng đứng đầu danh sách 10 công cụ Sao lưu đám mây tốt nhất năm 2020, dù vẫn có những hạn chế nhất định về tốc độ upload, download. Bên cạnh đó, với những ưu điểm và hạn chế riêng, các dịch vụ khác như Backblaze và Carbonite có thể sẽ phù hợp với những người dùng có nhu cầu tương ứng.
Nguồn tham khảo:
- https://www.tomsguide.com/best-picks/best-cloud-storage-2020
- https://www.techradar.com/best/best-cloud-backup
- https://www.lifewire.com/online-backup-services-reviewed-2624712
- Và từ trải nghiệm.
- Các dịch vụ lưu trữ mình có hỗ trợ đăng ký với giá ưu đãi: pCloud, Zoolz, Koofr…Bạn có thể liên hệ với mình qua Fanpage hoặc các kênh liên hệ khác: https://caocap.net/lien-he/
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- [Tài Liệu] Tự học HTML5 và CSS3 Tiếng Việt PDF cơ bản dễ học nhất – TÀI LIỆU LẬP TRÌNH – friend.com.vn
- Chia Sẻ Kinh Nghiệm Triệt Lông Vùng Kín: 4 Lưu Ý Quan Trọng
- Cách chuyển hệ điều hành Android sang iOS cực đơn giản, nhanh chóng – friend.com.vn
- Youtuber Khoa Pug là ai? Khoa Pug làm nghề gì mà giàu vậy?
- Dầu gội đen tóc: Dầu gội thảo dược nhuộm đen tóc có tốt không?