Warning: Constant WP_MEMORY_LIMIT already defined in /home/caocap/public_html/wp-config.php on line 103

Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98
Giải đáp: Nhập Trạch Có Cần Xem Tuổi Hay Không? - Friend.com.vn

Giải đáp: Nhập Trạch Có Cần Xem Tuổi Hay Không?


Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98

Theo quan niệm từ xưa, nhập trạch là việc vô cùng quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến tài vận và may mắn của gia chủ. Tuy nhiên ngày nay việc này có còn quan trọng và nhập trạch có cần xem tuổi không? Những thắc mắc này sẽ được Nội Thất HTTL giải đáp qua bài viết ngay sau đây, bạn hãy cùng theo dõi để biết chi tiết nha.

Ý nghĩa nhập trạch theo quan niệm dân gian

Theo quan niệm dân gian, nhập trạch là một nghi lễ quan trọng để dọn vào nhà mới. Bởi dân gian tin rằng, mỗi nơi đều có những vị thần, quan cai quản. Việc làm lễ nhập trạch có ý nghĩa thông báo đến các vị thần, quan cai quản khu đất về việc gia đình sẽ chuyển tới sinh sống. Qua đó, gia chủ cũng cầu mong được phù hộ cho cuộc sống nơi ở mới được thuận lợi và bình an.

Nhập trạch là một nghi lễ quan trọng để dọn vào nhà mới
Nhập trạch là một nghi lễ quan trọng để dọn vào nhà mới

Nhập trạch có cần xem tuổi không?

Ngày nay, nhiều người quan niệm nhập trạch không cần xem tuổi và làm lễ để tránh cầu kỳ và mất thời gian. Tuy nhiên, chắc hẳn bạn cũng biết rằng: “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Việc tuân thủ theo quan niệm người xưa sẽ giúp bạn tránh những vấn đề không hay có thể xảy ra.

Vậy nên với thắc mắc nhập trạch có cần xem tuổi không? Câu trả lời là có bạn nhé. Theo đó, gia chủ nên chọn ngày tốt so với tuổi để làm lễ nhập trạch. Ngày nhập trạch tránh những ngày xấu, phạm bách kỵ như: Sát chủ, Thọ tử, Dương công kỵ, Tam nương, Nguyệt kỵ… Đồng thời, gia chủ nên chọn ngày của Trực và Cát Sao để phù hợp hơn cho từng công việc cụ thể.

Nhập trạch có cần xem tuổi không?
Nhập trạch có cần xem tuổi không?

Đặc biệt, ngày nhập trạch cần tuyệt đối tránh vào những ngày xung với vận mệnh, thiên can, địa chi với tuổi gia chủ. Ví dụ: Gia chủ tuổi Quý Tỵ nên tránh nhập trạch vào các ngày Quý Tỵ, Quý Hợi, Kỷ Hợi, Kỷ Tỵ, Đinh Tỵ, Đinh Hợi. Theo đó, can Quý, Kỷ và Đinh xung khắc nên cần tránh chọn ngày nhập trạch. Đồng thời, gia chủ cần tránh chọn ngày trùng với thiên can địa chi với tuổi của mình.

Vậy với trường hợp chuyển đến nhà thuê hoặc nhà không xác định ở lâu dài thì nhập trạch có cần xem tuổi không? Câu trả lời là không cho những trường hợp này. Tuy nhiên, gia chủ cũng cần xem giờ tốt, ngày tốt để tiến hành chuyển nhà và làm lễ nhập trạch đơn giản để cầu mong bình an, sức khỏe.

Một số cách xem ngày tốt nhập trạch theo quan niệm phong thủy

Những ngày cần tránh nhập trạch

Qua những thông tin đã đề cập, hẳn bạn đã biết câu trả lời cho thắc mắc nhập trạch có cần xem tuổi hay không. Theo đó, đây là một lễ nghi khá quan trọng và cần phải lưu ý trong việc chọn ngày. Điểm đầu tiên bạn cần biết là kiêng nhập trạch vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch. Vì hai tháng này có tiết thanh minh và lễ vu lan báo hiếu. Đây là những tiết có liên quan đến người chết nên cần tránh nhập trạch để tránh gặp phải vận khí xấu.

Những ngày cần tránh nhập trạch
Những ngày cần tránh nhập trạch

Ngoài ra, ngày nhập trạch cần tránh những ngày xấu như: Thọ tử, Dương công kỵ, Tam nương… Trong đó, ngày Tam nương gồm các ngày 3, 7, 13, 18, 22, 27 âm lịch hàng tháng. Ngày Thọ tử là các ngày 5, 14, 23 âm lịch hàng tháng và ngày dương công kỵ rơi vào những ngày âm lịch như sau: 13/1, 11/2, 9/3, 7/4, 5/5, 3/6, 8/7, 29/7, 27/8, 25/9, 23/10, 21/11, 19/12.

Chọn ngày nhập trạch thuộc hành Thủy, hành Kim

Cũng theo quan niệm phong thủy, nhập trạch nên chọn ngày thuộc hành thủy, hành kim và tránh ngày thuộc hành Hỏa. Để xác định ngày thuộc hành gì, bạn có thể xem bảng Lục thập hoa giáp và đối chiếu với ngày can chi trên lịch hàng tháng để tìm ngày thuộc hành Thủy, hành Kim.

Sở dĩ người xưa quan niệm nhập trạch theo ngày hành Thủy, hành Kim là bởi Thủy có thể quản tài lộc, kim mang ý nghĩa kim tiền. Ngày hành Hỏa cần tránh vì lo sợ nhà mới có thể gặp phải hỏa hoạn.

Chọn ngày nhập trạch thuộc hành Thủy, hành Kim
Chọn ngày nhập trạch thuộc hành Thủy, hành Kim

Chọn ngày nhập trạch theo hướng nhà

Trong một số trường hợp, gia chủ sẽ chọn ngày nhập trạch theo hướng nhà. Dưới đây là bảng quy tắc chọn ngày nhập trạch mà bạn có thể tham khảo.

Hướng nhà Thuộc hành Hành kỵ Ngày kỵ Nhà hướng Đông Mộc Kỵ ngày Kim quá vượng Đó là các ngày Tỵ, Dậu, Sửu Nhà hướng đông nam Mộc Kỵ ngày Kim quá vượng Đó là các ngày Tỵ, Dậu, Sửu Nhà hướng Tây Kim Kỵ ngày Mộc quá vượng Đó là các ngày Hợi, Mão, Mùi Nhà hướng tây bắc Kim Kỵ ngày Mộc quá vượng Đó là các ngày Hợi, Mão, Mùi Nhà hướng Nam Hỏa Kỵ ngày Thủy quá vượng Đó là các ngày Thân, Tý, Thìn Nhà hướng Bắc Thủy Kỵ ngày Hỏa quá vượng Đó là các ngày Dần, Ngọ, Tuất Nhà hướng đông bắc Thổ Kỵ ngày Mộc quá vượng Đó là các ngày Hợi, Mão, Mùi Nhà hướng tây nam Thổ Kỵ ngày Mộc quá vượng Đó là các ngày Hợi, Mão, Mùi

Cách chọn ngày nhập trạch theo cát hung với gia chủ dựa trên chòm sao Bắc Đẩu

Ngoài những cách chọn ngày nhập trạch như trên, gia chủ có thể căn cứ vào ngày cát hung dựa trên chòm sao Bắc Đẩu để biết được những ngày đại kỵ, cát hung cần tránh. Nguyên tắc này cụ thể như sau:

Năm sinh gia chủ Ngày, giờ đại kỵ Ngày giờ có thiên can đại hung Thân, Tí, Thìn Mùi Các ngày, giờ có can: Giáp, Ất, Canh, Tân Dần, Ngọ, Tuất Sửu Các ngày, giờ có can: Giáp, Ất, Canh, Tân Hợi, Mão, Mùi Tuất Các ngày, giờ có can: Bính, Đinh, Nhâm, Quý Tí, Dậu, Sửu Thìn Các ngày, giờ có can: Bính

Như bạn đã thấy không những cần quan tâm việc nhập trạch có cần xem tuổi hay không mà bạn còn cần lựa chọn được ngày phù hợp và tránh những ngày xung khắc đại kỵ. Tuy nhiên, nếu áp dụng tất cả các cách xác định ngày nhập trạch như trên sẽ rất khó để tìm được ngày phù hợp nhất. Bởi lẽ, ngày có hoàng đạo tốt trong tháng có thể không phù hợp với thiên can địa chi của gia chủ và ngược lại.

Chọn ngày nhập trạch
Chọn ngày nhập trạch

Chính vì thế, để lựa chọn được ngày nhập trạch phù hợp, trước tiên, bạn cần tránh những ngày xấu cố định trong năm như: tháng 3, tháng 7 âm lịch, ngày Dương công kỵ, Sát chủ, Tam nương. Sau đó, bạn nên chọn một trong những phương pháp đã đề cập để tìm được ngày giờ đẹp làm lễ nhập trạch.

Một số điều quan trọng cần lưu ý khi làm lễ nhập trạch

Chọn ngày, giờ tốt để nhập trạch

Nhập trạch có cần xem tuổi không cũng là một trong những điều quan trọng bạn cần lưu ý. Theo đó, gia chủ cần xem tuổi và chọn ngày giờ tốt để nhập trạch. Điều này sẽ giúp công việc và sự nghiệp của gia đình được hanh thông, suôn sẻ.

Đích thân gia chủ thực hiện nghi thức nhập trạch

Thể thức dọn về nhà mới phải do đích thân gia chủ thực hiện, nên chuyển đồ đạc vào trước và dọn đồ cúng vào sau. Chủ nhân của ngôi nhà là người đứng ra làm lễ nhập trạch, cầm bài vị cúng gia thần, tổ tiên. Các thành viên khác trong nhà theo sau và trên tay cầm theo tiền của để đường công danh, tài lộc trong căn nhà mới luôn dồi dào.

Đích thân gia chủ thực hiện nghi thức nhập trạch
Đích thân gia chủ thực hiện nghi thức nhập trạch

Tuần tự chuyển vào nhà mới

Nếu gia đình có đủ vợ chồng, con cái thì việc dọn vào nhà mới sẽ được thực hiện theo tuần tự như sau: Người vợ của gia chủ là người đầu tiên tiến vào nhà, trên tay cầm 1 cái gương tròn, mặt gương soi vào nhà. Tiếp theo, gia chủ tự tay bê bát hương tổ tiên vào nhà và lần lượt các thành viên khác mang bếp, chăn đệm, đồ đạc vào sau.

Thời điểm tốt nhất để chuyển nhà, nhập trạch

Việc chuyển nhà nên thực hiện vào buổi sáng là tốt nhất hoặc có thể chọn buổi trưa hoặc lúc mặt trời sắp lặn. Tuyệt đối tránh chuyển về nhà mới khi trời đã sập tối. Bởi điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu cho gia chủ.

Tuyệt đối tránh chuyển về nhà mới khi trời đã sập tối
Tuyệt đối tránh chuyển về nhà mới khi trời đã sập tối

Những người nên kiêng dọn nhà, làm lễ nhập trạch

Nếu trong gia đình có người tuổi Hổ thì kiêng không nên đến và tham gia lễ nhập trạch. Vì quan niệm dân gian cho rằng “rước hổ vào nhà” là điềm không tốt. Ngoài ra, người có thai không được phép dọn nhà và tham gia lễ nhập trạch để tránh phạm tội “Thần thai”. Tuy nhiên, nếu không thể tránh được nguyên tắc này thì người mang thai phải sử dụng một cái chổi mới mua (chưa sử dụng) để quét hết đồ đạc trong nhà trước khi chuyển đi.

Một số lưu ý khác

  • Trong trường hợp gia chủ chưa ở chính thức sau ngày nhập trạch thì cần phải ngủ lại qua 1 đêm ở nhà mới.
  • Nếu gia đình trước đó thường xuyên gặp phải nhiều khó khăn, trắc trở, gia chủ cần mua sẵn chổi mới, giường, thảm, rèm mới để có khởi sự tốt đẹp hơn.
  • Trong trường hợp nơi ở mới được tận dụng kinh doanh, gia chủ cần dọn bàn thờ Thần Tài và ông Địa một cách chăm chút và chu đáo để tỏ lòng thành kính.

Thủ tục và nghi lễ nhập trạch lấy ngày bạn cần biết

Trong trường hợp gia chủ chưa chính thức dọn về nhà mới và ở ngay thì có thể thực hiện nghi lễ nhập trạch để lấy ngày tốt. Nghi lễ này nên theo những nội dung và thủ tục như sau:

Bước 1: Nghi lễ vào nhà

Gia chủ cần mang một bếp than củi vào nhà và để ở lối ra vào cửa chính. Các cửa trong nhà cần mở hết và bật toàn bộ đèn để làm sáng không gian. Tiếp theo, gia chủ cần bưng bát hương Thổ Công trên tay và bước qua bếp than củi với chân trái bước trước. Những thành viên còn lại trong gia đình sẽ đi theo sau và cũng thực hiện tương tự. Sau đó, các đồ dùng gia đình như chiếu, bếp, chổi quét nhà… sẽ được chuyển vào sau.

Gia chủ cần mang một bếp than củi vào nhà và để ở lối ra vào cửa chính
Gia chủ cần mang một bếp than củi vào nhà và để ở lối ra vào cửa chính

Bước 2: Dâng lễ gia tiên và Thổ Công

Thủ tục nhập trạch lấy ngày tốt cần sắm sửa đồ lễ để dâng lên gia tiên và Thổ Công. Cụ thể, gia chủ cần chuẩn bị 3 phần đồ lễ gồm: Hoa tươi, trái cây và cơm. Mâm lễ được bày lên cần chọn hướng đẹp và phù hợp với gia chủ.

Chính gia chủ sẽ thắp hương khấn lễ. Văn khấn cần đọc hai bài, một bài cho Thần linh và một bài văn khấn cho gia tiên. Sau cùng, gia chủ sẽ châm bếp đun nước sôi từ 5 đến 10 phút rồi mới tắt bếp. Việc này có ý nghĩa khai bếp, pha trà dâng cho Thổ công và Gia tiên theo quan niệm dân gian từ xưa.

Gia chủ sẽ châm bếp đun nước sôi từ 5 đến 10 phút rồi mới tắt bếp
Gia chủ sẽ châm bếp đun nước sôi từ 5 đến 10 phút rồi mới tắt bếp

Bước 3: Gia chủ cần ngủ 1 đêm ở nhà mới

Sau khi hoàn tất các thủ tục nhập trạch như trên, gia chủ cần ngủ lại 1 đêm ở nhà mới để lấy ngày. Như thế, thần linh, thổ công đã chứng giám cho sự có mặt của gia chủ ở ngôi nhà mới. Còn về việc chuyển đồ đạc vào nhà và ở chính thức, gia chủ có thể thực hiện vào bất cứ ngày nào sau đó.

Bài viết trên đây đã chia sẻ đến bạn lời giải đáp cho thắc mắc nhập trạch có cần xem tuổi không cũng như những thông tin quan trọng về lễ nghi này. Hy vọng đây là những điều thực sự hữu ích và cần thiết mà bạn đang tìm kiếm! Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo trên website để cập nhật cho mình nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!

Nguồn: friend.com.vn/

Giải đáp: Nhập Trạch Có Cần Xem Tuổi Hay Không?


Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98

Theo quan niệm từ xưa, nhập trạch là việc vô cùng quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến tài vận và may mắn của gia chủ. Tuy nhiên ngày nay việc này có còn quan trọng và nhập trạch có cần xem tuổi không? Những thắc mắc này sẽ được Nội Thất HTTL giải đáp qua bài viết ngay sau đây, bạn hãy cùng theo dõi để biết chi tiết nha.

Ý nghĩa nhập trạch theo quan niệm dân gian

Theo quan niệm dân gian, nhập trạch là một nghi lễ quan trọng để dọn vào nhà mới. Bởi dân gian tin rằng, mỗi nơi đều có những vị thần, quan cai quản. Việc làm lễ nhập trạch có ý nghĩa thông báo đến các vị thần, quan cai quản khu đất về việc gia đình sẽ chuyển tới sinh sống. Qua đó, gia chủ cũng cầu mong được phù hộ cho cuộc sống nơi ở mới được thuận lợi và bình an.

Nhập trạch là một nghi lễ quan trọng để dọn vào nhà mới
Nhập trạch là một nghi lễ quan trọng để dọn vào nhà mới

Nhập trạch có cần xem tuổi không?

Ngày nay, nhiều người quan niệm nhập trạch không cần xem tuổi và làm lễ để tránh cầu kỳ và mất thời gian. Tuy nhiên, chắc hẳn bạn cũng biết rằng: “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Việc tuân thủ theo quan niệm người xưa sẽ giúp bạn tránh những vấn đề không hay có thể xảy ra.

Vậy nên với thắc mắc nhập trạch có cần xem tuổi không? Câu trả lời là có bạn nhé. Theo đó, gia chủ nên chọn ngày tốt so với tuổi để làm lễ nhập trạch. Ngày nhập trạch tránh những ngày xấu, phạm bách kỵ như: Sát chủ, Thọ tử, Dương công kỵ, Tam nương, Nguyệt kỵ… Đồng thời, gia chủ nên chọn ngày của Trực và Cát Sao để phù hợp hơn cho từng công việc cụ thể.

Nhập trạch có cần xem tuổi không?
Nhập trạch có cần xem tuổi không?

Đặc biệt, ngày nhập trạch cần tuyệt đối tránh vào những ngày xung với vận mệnh, thiên can, địa chi với tuổi gia chủ. Ví dụ: Gia chủ tuổi Quý Tỵ nên tránh nhập trạch vào các ngày Quý Tỵ, Quý Hợi, Kỷ Hợi, Kỷ Tỵ, Đinh Tỵ, Đinh Hợi. Theo đó, can Quý, Kỷ và Đinh xung khắc nên cần tránh chọn ngày nhập trạch. Đồng thời, gia chủ cần tránh chọn ngày trùng với thiên can địa chi với tuổi của mình.

Vậy với trường hợp chuyển đến nhà thuê hoặc nhà không xác định ở lâu dài thì nhập trạch có cần xem tuổi không? Câu trả lời là không cho những trường hợp này. Tuy nhiên, gia chủ cũng cần xem giờ tốt, ngày tốt để tiến hành chuyển nhà và làm lễ nhập trạch đơn giản để cầu mong bình an, sức khỏe.

Một số cách xem ngày tốt nhập trạch theo quan niệm phong thủy

Những ngày cần tránh nhập trạch

Qua những thông tin đã đề cập, hẳn bạn đã biết câu trả lời cho thắc mắc nhập trạch có cần xem tuổi hay không. Theo đó, đây là một lễ nghi khá quan trọng và cần phải lưu ý trong việc chọn ngày. Điểm đầu tiên bạn cần biết là kiêng nhập trạch vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch. Vì hai tháng này có tiết thanh minh và lễ vu lan báo hiếu. Đây là những tiết có liên quan đến người chết nên cần tránh nhập trạch để tránh gặp phải vận khí xấu.

Những ngày cần tránh nhập trạch
Những ngày cần tránh nhập trạch

Ngoài ra, ngày nhập trạch cần tránh những ngày xấu như: Thọ tử, Dương công kỵ, Tam nương… Trong đó, ngày Tam nương gồm các ngày 3, 7, 13, 18, 22, 27 âm lịch hàng tháng. Ngày Thọ tử là các ngày 5, 14, 23 âm lịch hàng tháng và ngày dương công kỵ rơi vào những ngày âm lịch như sau: 13/1, 11/2, 9/3, 7/4, 5/5, 3/6, 8/7, 29/7, 27/8, 25/9, 23/10, 21/11, 19/12.

Chọn ngày nhập trạch thuộc hành Thủy, hành Kim

Cũng theo quan niệm phong thủy, nhập trạch nên chọn ngày thuộc hành thủy, hành kim và tránh ngày thuộc hành Hỏa. Để xác định ngày thuộc hành gì, bạn có thể xem bảng Lục thập hoa giáp và đối chiếu với ngày can chi trên lịch hàng tháng để tìm ngày thuộc hành Thủy, hành Kim.

Sở dĩ người xưa quan niệm nhập trạch theo ngày hành Thủy, hành Kim là bởi Thủy có thể quản tài lộc, kim mang ý nghĩa kim tiền. Ngày hành Hỏa cần tránh vì lo sợ nhà mới có thể gặp phải hỏa hoạn.

Chọn ngày nhập trạch thuộc hành Thủy, hành Kim
Chọn ngày nhập trạch thuộc hành Thủy, hành Kim

Chọn ngày nhập trạch theo hướng nhà

Trong một số trường hợp, gia chủ sẽ chọn ngày nhập trạch theo hướng nhà. Dưới đây là bảng quy tắc chọn ngày nhập trạch mà bạn có thể tham khảo.

Hướng nhà Thuộc hành Hành kỵ Ngày kỵ Nhà hướng Đông Mộc Kỵ ngày Kim quá vượng Đó là các ngày Tỵ, Dậu, Sửu Nhà hướng đông nam Mộc Kỵ ngày Kim quá vượng Đó là các ngày Tỵ, Dậu, Sửu Nhà hướng Tây Kim Kỵ ngày Mộc quá vượng Đó là các ngày Hợi, Mão, Mùi Nhà hướng tây bắc Kim Kỵ ngày Mộc quá vượng Đó là các ngày Hợi, Mão, Mùi Nhà hướng Nam Hỏa Kỵ ngày Thủy quá vượng Đó là các ngày Thân, Tý, Thìn Nhà hướng Bắc Thủy Kỵ ngày Hỏa quá vượng Đó là các ngày Dần, Ngọ, Tuất Nhà hướng đông bắc Thổ Kỵ ngày Mộc quá vượng Đó là các ngày Hợi, Mão, Mùi Nhà hướng tây nam Thổ Kỵ ngày Mộc quá vượng Đó là các ngày Hợi, Mão, Mùi

Cách chọn ngày nhập trạch theo cát hung với gia chủ dựa trên chòm sao Bắc Đẩu

Ngoài những cách chọn ngày nhập trạch như trên, gia chủ có thể căn cứ vào ngày cát hung dựa trên chòm sao Bắc Đẩu để biết được những ngày đại kỵ, cát hung cần tránh. Nguyên tắc này cụ thể như sau:

Năm sinh gia chủ Ngày, giờ đại kỵ Ngày giờ có thiên can đại hung Thân, Tí, Thìn Mùi Các ngày, giờ có can: Giáp, Ất, Canh, Tân Dần, Ngọ, Tuất Sửu Các ngày, giờ có can: Giáp, Ất, Canh, Tân Hợi, Mão, Mùi Tuất Các ngày, giờ có can: Bính, Đinh, Nhâm, Quý Tí, Dậu, Sửu Thìn Các ngày, giờ có can: Bính

Như bạn đã thấy không những cần quan tâm việc nhập trạch có cần xem tuổi hay không mà bạn còn cần lựa chọn được ngày phù hợp và tránh những ngày xung khắc đại kỵ. Tuy nhiên, nếu áp dụng tất cả các cách xác định ngày nhập trạch như trên sẽ rất khó để tìm được ngày phù hợp nhất. Bởi lẽ, ngày có hoàng đạo tốt trong tháng có thể không phù hợp với thiên can địa chi của gia chủ và ngược lại.

Chọn ngày nhập trạch
Chọn ngày nhập trạch

Chính vì thế, để lựa chọn được ngày nhập trạch phù hợp, trước tiên, bạn cần tránh những ngày xấu cố định trong năm như: tháng 3, tháng 7 âm lịch, ngày Dương công kỵ, Sát chủ, Tam nương. Sau đó, bạn nên chọn một trong những phương pháp đã đề cập để tìm được ngày giờ đẹp làm lễ nhập trạch.

Một số điều quan trọng cần lưu ý khi làm lễ nhập trạch

Chọn ngày, giờ tốt để nhập trạch

Nhập trạch có cần xem tuổi không cũng là một trong những điều quan trọng bạn cần lưu ý. Theo đó, gia chủ cần xem tuổi và chọn ngày giờ tốt để nhập trạch. Điều này sẽ giúp công việc và sự nghiệp của gia đình được hanh thông, suôn sẻ.

Đích thân gia chủ thực hiện nghi thức nhập trạch

Thể thức dọn về nhà mới phải do đích thân gia chủ thực hiện, nên chuyển đồ đạc vào trước và dọn đồ cúng vào sau. Chủ nhân của ngôi nhà là người đứng ra làm lễ nhập trạch, cầm bài vị cúng gia thần, tổ tiên. Các thành viên khác trong nhà theo sau và trên tay cầm theo tiền của để đường công danh, tài lộc trong căn nhà mới luôn dồi dào.

Đích thân gia chủ thực hiện nghi thức nhập trạch
Đích thân gia chủ thực hiện nghi thức nhập trạch

Tuần tự chuyển vào nhà mới

Nếu gia đình có đủ vợ chồng, con cái thì việc dọn vào nhà mới sẽ được thực hiện theo tuần tự như sau: Người vợ của gia chủ là người đầu tiên tiến vào nhà, trên tay cầm 1 cái gương tròn, mặt gương soi vào nhà. Tiếp theo, gia chủ tự tay bê bát hương tổ tiên vào nhà và lần lượt các thành viên khác mang bếp, chăn đệm, đồ đạc vào sau.

Thời điểm tốt nhất để chuyển nhà, nhập trạch

Việc chuyển nhà nên thực hiện vào buổi sáng là tốt nhất hoặc có thể chọn buổi trưa hoặc lúc mặt trời sắp lặn. Tuyệt đối tránh chuyển về nhà mới khi trời đã sập tối. Bởi điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu cho gia chủ.

Tuyệt đối tránh chuyển về nhà mới khi trời đã sập tối
Tuyệt đối tránh chuyển về nhà mới khi trời đã sập tối

Những người nên kiêng dọn nhà, làm lễ nhập trạch

Nếu trong gia đình có người tuổi Hổ thì kiêng không nên đến và tham gia lễ nhập trạch. Vì quan niệm dân gian cho rằng “rước hổ vào nhà” là điềm không tốt. Ngoài ra, người có thai không được phép dọn nhà và tham gia lễ nhập trạch để tránh phạm tội “Thần thai”. Tuy nhiên, nếu không thể tránh được nguyên tắc này thì người mang thai phải sử dụng một cái chổi mới mua (chưa sử dụng) để quét hết đồ đạc trong nhà trước khi chuyển đi.

Một số lưu ý khác

  • Trong trường hợp gia chủ chưa ở chính thức sau ngày nhập trạch thì cần phải ngủ lại qua 1 đêm ở nhà mới.
  • Nếu gia đình trước đó thường xuyên gặp phải nhiều khó khăn, trắc trở, gia chủ cần mua sẵn chổi mới, giường, thảm, rèm mới để có khởi sự tốt đẹp hơn.
  • Trong trường hợp nơi ở mới được tận dụng kinh doanh, gia chủ cần dọn bàn thờ Thần Tài và ông Địa một cách chăm chút và chu đáo để tỏ lòng thành kính.

Thủ tục và nghi lễ nhập trạch lấy ngày bạn cần biết

Trong trường hợp gia chủ chưa chính thức dọn về nhà mới và ở ngay thì có thể thực hiện nghi lễ nhập trạch để lấy ngày tốt. Nghi lễ này nên theo những nội dung và thủ tục như sau:

Bước 1: Nghi lễ vào nhà

Gia chủ cần mang một bếp than củi vào nhà và để ở lối ra vào cửa chính. Các cửa trong nhà cần mở hết và bật toàn bộ đèn để làm sáng không gian. Tiếp theo, gia chủ cần bưng bát hương Thổ Công trên tay và bước qua bếp than củi với chân trái bước trước. Những thành viên còn lại trong gia đình sẽ đi theo sau và cũng thực hiện tương tự. Sau đó, các đồ dùng gia đình như chiếu, bếp, chổi quét nhà… sẽ được chuyển vào sau.

Gia chủ cần mang một bếp than củi vào nhà và để ở lối ra vào cửa chính
Gia chủ cần mang một bếp than củi vào nhà và để ở lối ra vào cửa chính

Bước 2: Dâng lễ gia tiên và Thổ Công

Thủ tục nhập trạch lấy ngày tốt cần sắm sửa đồ lễ để dâng lên gia tiên và Thổ Công. Cụ thể, gia chủ cần chuẩn bị 3 phần đồ lễ gồm: Hoa tươi, trái cây và cơm. Mâm lễ được bày lên cần chọn hướng đẹp và phù hợp với gia chủ.

Chính gia chủ sẽ thắp hương khấn lễ. Văn khấn cần đọc hai bài, một bài cho Thần linh và một bài văn khấn cho gia tiên. Sau cùng, gia chủ sẽ châm bếp đun nước sôi từ 5 đến 10 phút rồi mới tắt bếp. Việc này có ý nghĩa khai bếp, pha trà dâng cho Thổ công và Gia tiên theo quan niệm dân gian từ xưa.

Gia chủ sẽ châm bếp đun nước sôi từ 5 đến 10 phút rồi mới tắt bếp
Gia chủ sẽ châm bếp đun nước sôi từ 5 đến 10 phút rồi mới tắt bếp

Bước 3: Gia chủ cần ngủ 1 đêm ở nhà mới

Sau khi hoàn tất các thủ tục nhập trạch như trên, gia chủ cần ngủ lại 1 đêm ở nhà mới để lấy ngày. Như thế, thần linh, thổ công đã chứng giám cho sự có mặt của gia chủ ở ngôi nhà mới. Còn về việc chuyển đồ đạc vào nhà và ở chính thức, gia chủ có thể thực hiện vào bất cứ ngày nào sau đó.

Bài viết trên đây đã chia sẻ đến bạn lời giải đáp cho thắc mắc nhập trạch có cần xem tuổi không cũng như những thông tin quan trọng về lễ nghi này. Hy vọng đây là những điều thực sự hữu ích và cần thiết mà bạn đang tìm kiếm! Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo trên website để cập nhật cho mình nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!

Nguồn: friend.com.vn/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *