Token đòn bẩy là một trong những sản phẩm bị hiểu nhầm nhiều nhất trong lĩnh vực tiền mã hóa. Những token này về bản chất là các đồng tiền sử dụng phái sinh và đòn bẩy để phóng đại biến động của loại tài sản cơ sở. Thông thường, token đòn bẩy sẽ gia tăng biến động hàng ngày của một chỉ số hoặc một tài sản theo một tỷ lệ nhất định. Ví dụ, token 3x Long BTC sẽ gấp ba biến động hàng ngày của BTC.
Không ít nhà đầu tư đã gặp bối rối khi biến động của token không tương xứng với tài sản cơ sở của nó. Bài viết này sẽ đi sâu vào nguyên nhân vì sao biến động của token đòn bẩy có thể đi lệch với tài sản cơ sở theo thời gian và lý do không nên xem chúng là khoản đầu tư dài hạn.
Token đòn bẩy sẽ biến động như thế nào khi chúng được nắm giữ lâu hơn một ngày?
Token đòn bẩy được phát triển để phóng đại biến động hàng ngày của tài sản cơ sở – thứ cần chú ý chính ở đây là HÀNG NGÀY. Yếu tố đòn bẩy của token sẽ được đặt lại sau mỗi ngày. Chính vì vậy, biến động của token và tài sản cơ sở sẽ bị lệch đi theo thời gian.
Dù việc so sánh biến động hàng ngày và tổng biến động nghe thì có vẻ không khác biệt gì mấy, thế nhưng cơ chế tính toán đằng sau chúng lại tương phản hoàn toàn. Ví dụ, một khoản đầu tư không sử dụng đòn bẩy nếu bị thiệt hại 10% vào ngày hôm nay thì sẽ không thể hòa vốn nếu như tăng lại 10% vào ngày mai. Khoản đầu tư 100 USD nếu thiệt hại 10% vào hôm nay thì chỉ còn giá trị 90 USD. Nhưng nếu giá tăng 10% vào ngày thứ hai, tức tăng 10% từ 90 USD, thì giá trị khoản đầu tư vẫn chỉ là 99 USD. Rõ ràng thực tế toán học sẽ không giống như những gì bạn hình dung.
Do đó, nếu bị thua lỗ, một danh mục đầu tư cần phải đạt được mức tăng cao hơn so với mức giảm để có thể hoàn vốn. Bảng minh họa dưới đây sẽ cho bạn thấy tỷ suất lợi nhuận cần đạt được để hòa vốn tại các mức thiệt hại khác nhau.
Như có thể thấy, thiệt hại của khoản đầu tư càng lớn, mức lợi nhuận cần phải thu về để quay lại trạng thái hòa vốn sẽ càng cao hơn. Với token đòn bẩy, sự bào mòn này xảy ra thường xuyên hơn. Chưa hết, nếu khoản đầu tư đó có sử dụng đòn bẩy, sự bào mòn giá trị sẽ càng bị phóng đại.
Hãy lấy một ví dụ để xem vì sao token đòn bẩy không phải lúc nào cũng hoạt động theo cách bạn nghĩ.
Giả sử chúng ta có một token 3x Long BTC, với giá Bitcoin bắt đầu ở 100 USD và giá trị tài sản ròng (NAV) của token cũng đang là 100 USD.
Giả sử giá Bitcoin giảm 10% trong Ngày 1. Điều này sẽ khiến giá BTC kết thúc ngày ở mức 90 USD, trong khi token sẽ là 70 USD. Đến đây thì chắc ai cũng hiểu rồi đúng không nào?
Sang đến Ngày 2, giá Bitcoin phục hồi 15%, tức lên lại 103.50 USD. Điều này đồng nghĩa với việc giá Bitcoin sẽ cao hơn 3.5% so với giá trị ban đầu.
Bạn sẽ nghĩ rằng token 3x sẽ tăng lên mức 110.50 USD, cao hơn 10.5% so với giá trị ban đầu – con số này có được bằng cách lấy mức thay đổi sau hai ngày là 3.5% nhân với 3.
Tuy nhiên, thực tế thì giá token chỉ đạt có 101.50 USD mà thôi, tức cao hơn 1.5% so với giá trị ban đầu. Nguyên nhân là vì token đòn bẩy chỉ phóng đại mức tăng hàng ngày của tài sản cơ sở lên gấp ba lần thành 45% (3 x 15%). Điều này khiến NAV phục hồi từ 70 USD lên 101.50 USD.
Giờ thì giả sử đến Ngày 3, giá Bitcoin lại giảm 5% về 98.33 USD. Nếu tính tổng thì giá đã giảm 1.7% so với mức ban đầu.
Bạn có thể đi đến một trong hai kết luận sau:
1) Vì mức biến động ròng của 3 ngày là 0%, thế nên token đòn bẩy sẽ trở lại mức giá trị gốc là 100 USD; hoặc
2) Token đòn bẩy sẽ có mức giá trị là 94.40 USD, tính được sau khi suy ra biến động của token sẽ là gấp ba lần con số 1.7%.
Tuy nhiên, cả hai giả thuyết trên đều sau. Thực ra thì token đòn bẩy sẽ giảm về 86.28 USD, tức là 3x mức giảm -5%. Tổng lại, token đòn bẩy đã giảm 13.7% sau 3 ngày.
Nếu cách tính toán này làm bạn khó hiểu, thì biểu đồ bên dưới sẽ minh họa rõ hơn sự thay đổi về giá trị của token và giá tài sản cơ sở theo thời gian.
Tác động của cơ chế tái cân bằng hàng ngày
Nhiều nhà đầu tư quên mất việc token đòn bẩy sẽ được tái cân bằng mỗi ngày. Việc tái cân bằng thường xuyên sẽ giúp tăng hoặc giảm mức độ tiếp xúc và duy trì tỷ lệ tài sản ban đầu của quỹ token. Khi quỹ token giảm mức tiếp xúc, nó sẽ bán các vị thế của mình trên thị trường phái sinh để cắt lỗ, khiến lượng tài sản của quỹ giảm xuống. Theo thời gian, sự bào mòn giá trị này sẽ ảnh hưởng đến khoản đầu tư ban đầu của nhà đầu tư.
Vì đòn bẩy được đặt lại mỗi ngày, biến động sẽ là kẻ thù lớn nhất của bạn. Điều này nghe có vẻ mâu thuẫn với quan niệm thông thường.
Biến động sẽ có lợi cho nhà đầu tư trong phần lớn trường hợp. Nhưng với token đòn bẩy, điều này là sai hoàn toàn. Biến động có thể nghiền nát bạn. Lý do là vì hiệu ứng cộng dồn của các biến động hàng ngày có thể dẫn đến kết cục toán học vượt ngoài ý muốn.
Tài sản cơ sở/chỉ số giá càng biến động dữ dội, giá trị token sẽ càng suy giảm theo thời gian, kể cả khi biến động tổng của tài sản cơ sở gần như không đổi vào cuối năm. Nếu tài sản cơ sở tăng và giảm trong thời gian dài, và bạn mua và nắm giữ một token đòn bẩy trong suốt quãng thời gian đó, khoản đầu tư của bạn sẽ mất đáng kể giá trị.
Hiệu ứng cộng dồn sẽ biến động theo cả hai chiều – cả tăng lẫn giảm. Ở một số ví dụ, bạn có thể thấy rằng cả token bull và bear của cùng một tài sản sẽ đều biến động không có lợi trong cùng một quãng thời gian. Một số nhà đầu tư có thể sẽ cảm thấy điều này vô lý, vì họ không hiểu vì sao token lại biến động như vậy.
Hãy cùng so sánh sự thay đổi của 3 loại tài sản trong vòng 3 tháng, từ ngày 06/07 đến 06/10/2020: BTC/USDT (màu xanh), token 3x BULL (màu cam) and, token 3x BEAR (màu xám).
Như có thể thấy, biến động của Bitcoin trong quãng thời gian trên là không thay đổi nhiều, và đây là kịch bản tệ nhất cho token đòn bẩy. Tổng biến động của BTC từ ngày 06/07 đến 06/10 là 13.4%. Token 3x BULL đã có kết quả không tốt khi tăng chỉ 2.1%. Trong khi đó, token 3x BEAR thì mất đến 50% giá trị.
Ví dụ thực tiễn này cho thấy rõ vì sao token đòn bẩy không phải là một khoản đầu tư dài hạn. Nó minh họa cho các các lần tái cân bằng hàng ngày và đòn bẩy có thể dẫn đến những kết quả khác nhau. Hệ quả là token đòn bẩy có thể sẽ không theo sát giá trị với tài sản cơ sở trong một số trường hợp nhất định.
3 nguyên tắc khi giao dịch token đòn bẩy
Nguyên tắc 1: Chỉ sử dụng token đòn bẩy cho các giao dịch ngắn hạn. Nếu bạn nắm giữ token đòn bẩy quá lâu, bạn sẽ phải chống lại tác động tiêu cực từ các lần tái cân bằng hàng ngày của token, ảnh hưởng đến lợi nhuận của bạn.
Nguyên tắc 2: Chỉ tập trung vào những thị trường có xu hướng rõ ràng. Token đòn bẩy hoạt động hiệu quả nhất khi thị trường có xu hướng và động lực. Hãy đảm bảo những yếu tố này đang ủng hộ bạn để gia tăng khả năng kiếm lời.
Nguyên tắc 3: Sử dụng token đòn bẩy để bổ sung cho danh mục đầu tư gốc của bạn. Token đòn bẩy không phải là phương án thay thế cho giao dịch spot. Chúng chỉ nên được xem là lựa chọn để tăng số tiền đầu tư và khả năng kiếm lời trong ngắn hạn.
Token đòn bẩy sẽ không thể làm khó được người sử dụng nếu họ thực sự nghiên cứu cơ chế hoạt động của nó. Bạn cần phải hiểu được token đòn bẩy để có thể áp dụng nó hiệu quả nhất. Token đòn bẩy là một công cụ giao dịch ngắn hạn mạnh mẽ nhưng bạn cần cẩn trọng khi nắm giữ chúng trong một quãng thời gian dài.
Bài viết liên quan:
Hướng dẫn toàn tập về Token Đòn bẩy của Binance
Gia tăng lợi nhuận bằng Tái cân bằng chiến lược
4 “cạm bẫy” trong Giao dịch Token đòn bẩy và Cách để phòng tránh chúng
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Có download bài để nghe offline
- Nên mua AirPods 2 hay AirPods Pro? – friend.com.vn
- 5 công cụ tìm kiếm tên bài hát qua giai điệu cực hay bạn đã biết chưa?
- Tổng hợp đáp án đuổi hình bắt chữ mới nhất – Phần 3
- Top 5 phần mềm đọc và sửa file *.exe được dùng nhiều nhất