Warning: Constant WP_MEMORY_LIMIT already defined in /home/caocap/public_html/wp-config.php on line 103

Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98
Tại sao không nên tin vào bói toán, tử vi? | So awkward, Rose - Friend.com.vn

Tại sao không nên tin vào bói toán, tử vi? | So awkward, Rose


Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/caocap/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98

Dưới góc độ khoa học và tư duy lý tính, tử vi và bói toán chỉ nhằm tác động vào trạng thái tâm lý gọi chung là sự xác nhận chủ quan (subjective validation). Không nên tin vào bói toán, tử vi là bởi vì sự ngộ nhận, đánh lừa nằm ở bộ não của chính chúng ta.

Chúng ta vẫn thường nghĩ rằng ta sẽ bãi bỏ hay nghi ngờ những nhận định chung chung, không có luận điểm rõ ràng. Nhưng thực tế thì nhiều người trong số chúng ta lại đi tin vào tử vi, bói toán. Nói chẳng xa đâu, bạn có hay đọc những bài viết dự đoán về một tuần sắp tới của cung hoàng đạo? hay là bạn tin vào thần số học? bài ta-rốt chẳng hạn? Hay cao cấp hơn là bói chỉ tay, tướng số với một thầy xem tử vi được nức lòng tín đồ?

Tại sao không nên tin vào bói toán, tử vi? | So awkward, Rose

Về hiệu ứng tâm lý khiến ta không nên tin vào bói toán, tử vi

Rose sẽ trích dẫn một đoạn trong tử vi mà mình xem trên trang TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG PHONG THỦY VIỆT NAM, lấy thông tin cá nhân của chính Rose:

“Là hình tượng Gà được thả vào trong vườn báo hiệu một năm thành công và no đủ. Có tài lộc hoạnh phát, được người khác cho biếu tặng tiền bạc tài sản. Làm ăn tấn tới, kinh doanh buôn bán đắt hàng, xin việc mới hoặc xuất hành đi xa đều có lợi. Sức khỏe tốt, tránh sông nước, cầu phà. Cho vay nợ khó đòi,nên làm phúc giúp đỡ cho người khác. Nên chân thành, chung thủy kẻo mắc mưu kẻ xấu, gặp khẩu thiệt nho nhỏ. Có bạn khác giới đang muốn lợi dụng. Mạng Kim gặp năm Mộc là Khắc xuất: Trung bình: Chủ về công danh sự nghiệp đều tự thân vận động, chứ không được sự giúp đỡ từ người thân và bạn bè”.

Khi tiếp nhận được thông tin như trên và tự ngồi suy ngẫm, Rose thấy… đúng. Đúng theo kiểu là nhìn về quá khứ tới hiện tại thì thấy đúng một phần, đối chiếu với hiện tại cũng thấy đúng luôn! Giá như mà bỏ đi cái từ nên trước từ chân thành và chung thủy, bởi cái từ nên đó là thừa. Có một số điều có vẻ như là dự đoán về tương lai nên chưa thể nhận định được, nhưng rõ ràng là trong lòng cũng cảm thấy khắp khởi, mừng vui một chút vì mệnh số được báo tốt thế kia cơ mà. Làm ăn tấn tới, kinh doanh buôn bán đắt hàng, xin việc đều thuận lợi…

Nếu bạn thuộc tuổi Dậu, mạng Kim, thì bạn cũng sẽ cảm thấy lời tiên đoán tử vi trên cũng vận vào mình, chắc chắn đấy. Bởi vì sao? Vì đoạn trên có thể dùng để miêu tả bất kỳ một ai.

Tại sao không nên tin vào bói toán, tử vi? | So awkward, Rose

Một thí nghiệm vào năm 1948 của Bertram R. Forer đã đưa ra một nhận định về tâm lý con người – mà sau này lấy tên ông là người khám phá ra nói và gọi là hiệu ứng Forer. Hiệu ứng Forer là xu hướng tin vào những phát biểu chung chung có thể áp dụng cho bất kỳ ai. Hiện tượng tâm lý này được dùng trong giới khoa học để giải thích lý do tại sao chúng ta thường hay tin vào những điều ngụy khoa học, chẳng hạn như bói toán, thần số học, bài tarốt…

Mỗi người trong chúng ta, tuy khác biệt từ nhận thức, tư duy, văn hóa cảm thụ, đến ngoại hình, điều kiện ngoại cảnh, tính cách… nhưng không thể nào có thể phủ nhận rằng chúng ta là như nhau, theo mức độ di truyền học, bởi chúng ta đều có cùng bộ gen của loài người. Chính bởi thế mà chúng ta giống nhau nhiều hơn mức mà chúng ta nghĩ, bỏ qua những yếu tố ngoại cảnh khác. Chúng ta có bản năng và hành vi giống nhau, được sắp đặt và tác động bởi ngoại cảnh xã hội. Nếu nghĩ về nó ta sẽ nhận ra nguyện vọng trong cuộc sống của chúng ta là cơ bản như nhau: được yêu thương, tôn trọng, thừa nhận và hạnh phúc, hài lòng với cuộc sống của mình.

Sự xác nhận chủ quan (Subjective Validation)

Khi chúng ta cho rằng một nhận định chung chung đang miêu tả ta một cách trực tiếp, hay nói dễ hiểu là ta cảm thấy những lời bói toán đó là chuẩn xác, thì thực tế đây chỉ là trạng thái tâm lý xác nhận chủ quan (subjective validation). Hãy tiếp tục nhìn nhận tiếp một đoạn trích về thần số học (bói toán dựa vào ngày sinh) dưới đây:

“Chuyện gia đình của bạn trong tháng Ba sẽ có một vài trăn trở. Bạn sẽ được yêu cầu phải hy sinh thời gian và năng lượng để giúp đỡ cha mẹ hay con cái của mình. Giai đoạn này là lúc họ cần sự săn sóc và quan tâm từ phía bạn hơn bao giờ hết. Hãy lưu tâm và dành nhiều thời gian hơn cho gia đình.

Về mặt tình cảm, bạn sẽ cảm thấy chuyện tình cảm đang leo lên một nấc thang mới, thậm chí là tổ chức lễ cưới trong tháng này. Nhưng đối với một số người, sự chia cách và thậm chí li dị lại xảy ra. Bởi theo như lá số tử vi của tháng này, cảm quan về mặt tình cảm của bạn là nên thành thật với chính cảm xúc của cá nhân mình. Việc đối diện với cảm xúc thật hay chất vấn đối phương là điều sẽ không thể tránh khỏi trong một mối quan hệ đang bị trục trặc. Sự tổn thương sẽ giúp cho bạn định rõ được mình cần gì trong một mối quan hệ.

Tình hình công việc vẫn không có nhiều biến động. Bạn sẽ được thử thách với nhiều trách nhiệm, áp lực hơn nữa. Nếu bạn làm tròn vai hay đạt hơn mức yêu cầu, phần thưởng lớn sẽ tìm đến bạn trong khoảng giai đoạn cuối tháng Năm hay tháng Sáu.”

Tại sao không nên tin vào bói toán, tử vi? | So awkward, Rose

Ngẫm về nó, bạn sẽ thấy rằng tất cả những điều được mô tả ở trên đều sẽ là điều mà ta phải trải nghiệm. Những từ ngữ giúp giảm bớt lại sự chắc chắn như “thậm chí”, “nếu-sẽ”, “khoảng”… là một trong những thủ pháp được sử dụng nhiều nhất trong các bộ môn ngụy khoa học. Ngoài ra còn có cách nói theo kiểu nước đôi nhằm suy giảm mức độ tín nhiệm sâu sắc của người nghe, khiến tiềm thức của họ dễ dàng chấp nhận hơn bởi vì có hai phương trình rằng nếu cái này không xảy ra thì cái còn lại chắc chắn sẽ xảy ra.

Nếu nhặt một chút thông tin ở trong đoạn trích về thần số học, mỗi người chỉ cần liên đới nó với những sinh hoạt thường nhật của mình, vốn dĩ có rất nhiều biến số xảy ra mỗi ngày, nhưng ta sẽ chỉ tập trung xoáy vào những sự kiện được liệt kê trong đoạn trích và a-ha! Đúng rồi! Đoạn trích này nhất định là ám thị về mình. Bản thân người nghe đã tự cá nhân hóa mọi điều được nghe, giống như cái cách mà họ tự cá nhân hóa chuông báo thức, hình nền điện thoại, hình profile của trang Facebook, hay list nhạc của họ trong Apple Music vậy. Đó chính là bản năng của mỗi người chúng ta, cố gắng để cá nhân hóa mọi thứ trong cuộc sống để khiến ta trở thành một cá thể độc nhất.

Nếu ta tin rằng ngày sinh và giờ sinh của chúng ta mang một ý nghĩa đặc biệt theo ý muốn của vũ trụ này, chứ không phải vì 9 tháng 10 ngày (ít hoặc nhiều hơn) trước đó ba mẹ bạn đã giao hợp và không sử dụng biện pháp tránh thai, thì hiển nhiên bạn sẽ tin rằng thần số học, cung hoàng đạo, quỹ đạo di chuyển của mặt trăng, mặt trời có khả năng tác động tới bạn; cũng như tư chất và tính cách con người vốn dĩ của bạn cũng đã được định sẵn bởi vì bạn thuộc tuổi Dậu, tuổi Tý, tuổi Thìn… chứ không phải hoàn toàn là vì bối cảnh xã hội, tính cách và đường lối nuôi dạy của cha mẹ bạn, và sự ảnh hưởng của đám trẻ xung quanh mà bạn trưởng thành cùng.

Tại sao không nên tin vào bói toán, tử vi? | So awkward, Rose

Chính cách suy nghĩ như thế đã tạo tiền đề cho sự xác nhận chủ quan được kích hoạt. Trí não bạn tự quyết định vào việc bạn muốn tin vào điều gì, ngay cả khi tính xác thực của vấn đề là bằng không. Những người hành nghề dựa vào bộ môn ngụy khoa học sẽ lợi dụng những thiên hướng, bản năng tự nhiên này của con người để trục lợi từ nó. Thầy tử vi, thầy bói, thầy tarốt… không gì hơn là những kẻ dạn dày kinh nghiệm trong việc điều hướng cho sự xác nhận chủ quan của người nghe xuất hiện.

Thật ra, cũng oan cho các ông/ bà là thầy tử vi, bói toán… thực tế thì họ cũng chính là người chịu sự ảnh hưởng của sự xác nhận chủ quan. Sự xác nhận chủ quan là một con dao hai lưỡi, khi họ thành công ở việc đưa ra những lời bói toán thuyết phục được người nghe, hành vi này được lặp đi lặp lại, và rồi họ sẽ tin rằng mình thật sự có khả năng làm điều đó. Nhưng điều khác biệt, chúng ta không thể thừa nhận đó là năng lực của họ được, bởi những gì họ làm đều không mang tính xác thực, không giúp tạo ra giá trị, không thể đáp giải bằng tư duy nhất quán hay logic.

Tại sao không nên tin vào bói toán, tử vi? | So awkward, Rose

Một trong những blogger nổi danh của Mỹ là David Mcraney – người sáng lập nên trang blog và tác giả của cuốn sách “Bạn không thông minh lắm đâu”, cũng đã đưa một dẫn chứng cụ thể về trạng thái tâm lý xác nhận chủ quan này. Dẫn chứng được đưa ra là trường hợp của nhà tâm lý học Ray Hyman – người đã phát minh ra một kỹ thuật gọi là đọc nguội (cold reading). Ray Hyman là một người dành ra cả cuộc đời để nghiên cứu về nghệ thuật lừa đảo. Trước khi thực nghiệm khoa học, ông là một ảo thuật gia, sau đó trở thành một người chuyên xem chỉ tay bói toán khi nhận ra rằng việc xem chỉ tay sẽ giúp ông kiếm nhiều tiền hơn là trình diễn ảo thuật.

Ray Hyman hành nghề rất lâu, và luôn thuyết phục được người nghe tin vào những gì mình nói. Dĩ nhiên, với “chiến tích” của mình, ông bắt đầu chịu sự ảnh hưởng của sự xác nhận chủ quan và thực sự tin rằng mình là một thầy bói toán có khả năng ngoại cảm siêu cấp. Khi học đại học, một nhà tâm thần học khác là Stanley Jaks đã thách đố Ray Hyman rằng khi xem chỉ tay cho khách hàng của ông, hãy nói ngược lại những gì mà ông xem được và tự đánh giá hành vi của khách hàng. Kết quả là tất cả khách hàng của ông vẫn tin vào những nhận định của Hyman nói (có thể là vì danh tiếng lẫy lừng của ông vào lúc này). Nhiều người trong số họ còn tụng ngợi nhiều hơn.

Đến lúc này, Ray Hyman nhận ra rằng điều ông nói ra sẽ không quan trọng bằng cách mà ông nói. Nếu màn biểu diễn của ông thuyết phục thì người nghe sẽ tin, bởi đó là nhiệm vụ của họ, khi họ tự đánh lừa nhận thức của mình và để sự xác nhận chủ quan tự phân tích và tiếp nhận thông tin theo tính cá nhân hóa, theo đúng như hiệu ứng tâm lý Forer vậy.

Tại sao không nên tin vào bói toán, tử vi?

Bởi vì rõ ràng những người hành nghề ngụy khoa học đã tìm ra được cách thức để khai thác sự xác nhận chủ quan của người nghe. Và đó chính là kỹ thuật đọc nguội (cold reading) mà Ray Hyman đã nghiên cứu ra.

Kỹ thuật đọc nguội có thể được lý giải như sau: người nói sẽ mở đầu bằng những điều rất chung chung, khiến cho người nghe tự cá nhân thông tin được tiếp nhận. Người nói lúc này cần phải quan sát thật kỹ những biểu cảm, phản ứng hay sự thừa nhận từ người nghe. Đó chính là cách mà người nói thu hẹp và khoanh vùng vào những chủ đề trọng tâm mà nhận thức của người nghe đang muốn quan tâm. Bản năng của người nghe khi phải nghe quá nhiều sẽ bỏ qua những tiểu tiết, mà tập trung cá nhân hóa những điều đánh trúng vào nhận thức của họ.

Người nói cần phải biết tiết chế việc quá đi sâu vào một chi tiết nhất định, để phần việc đó cho người nghe, và tiếp tục tinh ý nhìn ra những phản hồi từ người nghe như biểu cảm, hành vi. Nếu may mắn, người nghe sẽ mồi tiếp những thông tin có ích cho người nói để rồi người nói sẽ chốt hạ những điều chính yếu và đưa ra những nhận định của cá nhân về vấn đề này. Nhận định cá nhân có thể là lời khuyên răn, dự báo hay đồng thuận với cách xử lý của người nghe, tùy thuộc vào sự xác nhận chủ quan của người nghe đang ở mức độ nào.

Tại sao không nên tin vào bói toán, tử vi? | So awkward, Rose
Bạn đọc nên đọc báo Tuổi trẻ cười nhiều hơn để không nên tin vào bói toán, tử vi như Rose.

Tựu chung, thầy xem bói toán, tử vi không thực sự đánh lừa bất kỳ ai, mà chính là tâm trí của người nghe mới tự đánh lừa chính họ. Bởi bản năng con người sẽ không muốn bị ảnh hưởng bởi tất cả những điều tiêu cực, hỗn độn trong cuộc sống để chú tâm vào những thứ tích cực, trọng yếu. Nhưng thực tế thì cuộc sống này vận hành, diễn tiến với sự hỗn độn chiếm phần lớn, nhất là khi chúng ta không có một tư duy sống đúng đắn, hay chí ít là phù hợp với cá nhân mình. Và hãy thực tế nhìn nhận rằng tất cả chúng ta đều mong cầu những thứ gần giống nhau cả thôi.

Qua bài viết này thì bạn đã hiểu tại sao không nên tin vào xem bói toán, tử vi rồi phải không?

Bài viết có tham khảo tư liệu xuất bản của David Mcraney.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *